Loãng xương ở người cao tuổi và những vấn đề cần đặc biệt quan tâm

Ngày cập nhật:20/12/2022

Loãng xương ở người cao tuổi đang là một thực trạng đáng báo động. Tuy nhiên, ta không kiểm soát được khi nào chúng xảy ra. Bởi vì loãng xương diễn ra rất thầm lặng, nhưng lại kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Để phòng tránh được loãng xương và các biến chứng của nó, trước tiên chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh loãng xương.


Mục lục

1. Loãng xương ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Loãng xương ảnh hưởng đến cả hai giới nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ. Người ta thống kê được khoảng một phần tư phụ nữ và một phần tám nam giới trên 50 tuổi bị mắc chứng loãng xương. Xương là tổ chức liên tục thay đổi với hai quá trình chính là tái tạo và tiêu hủy. Nhưng theo tuổi tác, quá trình tạo xương trở nên kém hiệu quả và mật độ khoáng của xương bị mất đi. 

Loãng xương ở người cao tuổi dễ dẫn đền gãy xương

Loãng xương ở người cao tuổi dễ dẫn đền gãy xương

Loãng xương ở người cao tuổi khiến xương trở nên rất mỏng và yếu theo thời gian. Điều đó làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Thậm chí, ngay cả những cử động đơn giản như cúi xuống để nhặt đồ, hắt hơi mạnh hoặc mang vác đồ vật cũng có thể dẫn đến gãy xương.

Điều nguy hiểm là, nhiều người bệnh chỉ thực sự nhận ra mình bị loãng xương khi gãy xương. Các vị trí dễ bị gãy xương do loãng xương bao gồm: cổ tay, cột sống và xương hông. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong tăng lên đáng kể khi bị gãy xương hông và tỷ lệ phục hồi chức năng sau chấn thương là nhỏ hơn 50%. Tỷ lệ người bị tàn tật hoặc tàn tật vĩnh viễn là khoảng 25%. Đây thực sự là một con số đáng báo động cho vấn đề loãng xương ở người cao tuổi.

2. Yếu tố nguy cơ gây loãng xương ở người cao tuổi

Như đã giải thích ở trên, tuổi cao là một yếu tố nguy cơ chính khiến xương của bạn trở nên xốp hơn. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều yếu tố tác động khác gây ra chứng loãng xương ở người cao tuổi. Chúng bao gồm:
Tiền sử gia đình bị loãng xương

  • Chế độ ăn 
  • Ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Cắt bỏ buồng trứng hoặc mãn kinh sớm (trước 45 tuổi) mà không dùng hormone thay thế
  • Mãn kinh
  • Thiếu Vitamin D
  • Hút thuốc
  • Uống quá nhiều caffein (uống nhiều hơn 4 cốc cà phê, trà hoặc coca cola mỗi ngày) hoặc uống quá nhiều rượu (uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày)
  • Sử dụng các loại thuốc cortisol kéo dài như: cortisone, prednisone,... hoặc thuốc chống co giật

Mãn kinh chính là lý do giải thích vì sao phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ loãng xương cao. Ở thời kỳ này, nồng độ estrogen, chất giúp cho xương của phụ nữ khỏe mạnh, sẽ giảm đáng kể. Điều này khiến cho phụ nữ bị mất xương nhiều hơn khi bước qua tuổi 50. 

3. Điều trị loãng xương ở người cao tuổi như thế nào?

Nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ kể trên, hãy trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra mật độ xương và được tư vấn về điều trị. Việc điều trị có thể bao gồm dùng thuốc, điều trị đau và các can thiệp chuyên sâu nếu có gãy xương. Nhưng, bên cạnh các can thiệp y khoa thì bạn hoàn toàn có thể bảo vệ xương của mình bằng các thay đổi lối sống.

3.1. Điều trị loãng xương ở người cao tuổi: Ăn uống lành mạnh

Để giảm thiểu nguy cơ và hạn chế biến chứng của loãng xương thì ăn uống lành mạnh chính là chìa khóa then chốt. Bởi tất cả những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng tới xương khớp của bạn. Sau đây là một số lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho tình trạng loãng xương ở người cao tuổi:

  • Bổ sung thực phẩm giàu Canxi: Người trên 50 tuổi cần 1200mg canxi mỗi ngày. Khi cơ thể già đi, khả năng hấp thu canxi không còn tốt như trước và quá trình hủy xương lại diễn ra nhanh hơn. Do đó, nguồn canxi từ thực phẩm là rất quan trọng. 
    Các thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa và các thực phẩm từ sữa, cá hồi, cá mòi, đậu phụ, trứng, dầu hướng dương, dầu mè, bông cải xanh, quả sung, cam,...

Bổ sung thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn của người cao tuổi

Bổ sung thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn của người cao tuổi

  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D: Thật khó để cơ thể hấp thu hết lượng canxi từ thực phẩm nếu không có mặt của Vitamin D. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người trên 50 tuổi nên bổ sung 800 IU Vitamin D hằng ngày. 
    Hai cốc sữa (tương đương với 500ml) mỗi ngày cùng với các thực phẩm giàu vitamin D khác là đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: các loại cá béo (cá hồi, cá thu), trứng, sữa, rau có màu xanh đậm, nấm,...
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin K: Đối với vấn đề loãng xương ở người cao tuổi thì việc bổ sung Vitamin K là rất cần thiết. Bởi chúng có khả năng ngăn chặn quá trình hủy xương và thúc đẩy quá trình tạo xương. Tức là đi ngược lại với tuổi tác của bạn.
    Vitamin K được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau quả. Điển hình như quả kiwi, , bông cải xanh, nho và rau diếp. Một số loại dầu thực vật như dầu cải, dầu đậu tương, dầu oliu,... cũng là nguồn cung cấp Vitamin K tuyệt vời. 

3.2. Điều trị loãng xương ở người cao tuổi: Tăng cường vận động

Xương khớp sẽ trở nên chắc khỏe hơn khi bạn vận động thể dục mỗi ngày. Bạn có thể bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, khiêu vũ, tập dưỡng sinh,... Các bài tập này giúp tăng cường trao đổi chất và kích thích tái tạo xương. 

Tăng cường vận động để hạn chế tình trạng loãng xương ở người cao tuổi

Tăng cường vận động để hạn chế tình trạng loãng xương ở người cao tuổi

Ngoài ra, có một số bài tập cải thiện sự cân bằng và phối hợp như yoga, bơi lội, thái cực quyền,... Chúng hỗ trợ cho việc giảm té ngã và ngăn ngừa nguy cơ gãy xương. Do vậy, bạn hãy thử tiếp xúc với các bài tập này cho đến khi tìm ra phương pháp phù hợp nhất với mình nhé. 

>> Xem thêm: 5 Thuốc trị táo bón cho người già được chuyên gia tin dùng

3.3. Điều trị loãng xương ở người cao tuổi: Tránh hút thuốc

Các báo cáo đã cho thấy, những người hút thuốc có tốc độ mất xương nhanh hơn và nguy cơ gãy xương cao hơn những người không hút thuốc. 
Đặc biệt, phụ nữ hút thuốc có xu hướng bước vào thời kỳ mãn kinh nhanh hơn. Tức là họ có nguy cơ bị loãng xương ngay cả khi còn trẻ so với những người không hút thuốc.

3.4. Điều trị loãng xương ở người cao tuổi: Ngăn ngừa té ngã

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương hoặc có nhiều yếu tố rủi ro, thì việc ngăn ngừa té ngã là rất quan trọng. Bởi vì hậu quả của té ngã trên nền người bệnh loãng xương có thể là tàn tật vĩnh viễn. Các biện pháp bao gồm:

  • Tập các bài tập thể dục giữ thăng bằng
  • Mang giày thể thao hoặc giày gót thấp thay vì giày cao gót
  • Tránh những nơi không bằng phẳng
  • Đi đứng chậm rãi, hạn chế chạy hoặc đuổi theo ai đó
  • Hãy cẩn thận khi điều khiển phương tiện
  • Dọn dẹp gọn gàng ngôi nhà của bạn

Té ngã có thể gây ra gãy xương ở người cao tuổi

Té ngã có thể gây ra gãy xương ở người cao tuổi

Tất cả những điều này cần thiết để giảm nguy cơ tai nạn cho người bị loãng xương. Bên cạnh đó, người bị loãng xương cũng cần cẩn trọng khi mang vác vật nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Bởi xương đang mềm và yếu, chỉ cần bạn cúi người nhặt đồ cũng có thể gây ra chứng cong vẹo cột sống. 

3.5. Điều trị loãng xương ở người cao tuổi: Sử dụng thực phẩm chức năng

Nếu bữa ăn không thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương, thì thực phẩm chức năng là một lựa chọn tốt. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bổ sung Canxi, Vitamin D và Vitamin K tốt cho người bị loãng xương. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng chúng. 

Tóm lại, chứng loãng xương ở người cao tuổi cần được quan tâm nhiều hơn. Hãy chủ động phòng chống loãng xương bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh và bổ sung các thực phẩm tốt cho xương nhé.

----------------------------

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>> Sốt xuất huyết mấy ngày hết? Cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết

>> 8 Cách chữa táo bón khẩn cấp cho người lớn

>> Trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày phải làm sao?

>> 7 bí kíp đánh bay táo bón lâu ngày trong vòng 1 nốt nhạc

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0