21/09/2023
Đặt tên cho nhà hàng cũng giống như bạn đặt tên cho những đứa con, vì đó không chỉ là một cái tên để gọi mà còn là thương hiệu để mọi người nhớ tới và hình dung về nhà hàng của bạn.
Nguyên tắc cơ bản nhất là tên nhà hàng cần dễ đọc, dễ nhớ, dễ tìm kiếm online, phản ánh được địa điểm, chủ đề món ăn và lịch sử của nhà hàng. Dưới đây là tổng hợp của PasGo về một số bí quyết chung để giúp bạn dễ dàng “nảy ra” được một vài ý tưởng hay ho cho cái tên nhà hàng của mình mà không lo đụng hàng với bất kỳ ai. Hãy tham khảo nhé!
Trước khi bạn nghĩ tới việc đặt một cái tên thật ấn tượng và ý nghĩa thì hãy nghĩ đến “dễ nhớ - dễ đọc – dễ viết”. Một cái tên dễ nhớ, dễ đọc là cách nhanh nhất để thực khách “nhìn” thấy nhà hàng của bạn, nhớ về nó và nhớ thêm lần nữa để nói về nó với người khác.
Đừng bỏ qua “một cái tên dễ viết” vì việc này sẽ thêm một điểm cộng để cái tên nhà hàng của bạn được người dùng gõ và chia sẻ với nhau qua các kênh chia sẻ online (tin nhắn, google, zalo, facebook,…). Hãy lưu ý tới bộ gõ tiếng Việt có dấu tại Việt Nam.
Với kinh nghiệm hợp tác và triển khai truyền thông cho hơn 2000 Nhà hàng lớn nhỏ, PasGo đã từng chứng kiến nhiều nhà hàng bị giảm khách hàng và doanh thu đáng kể chỉ vì cái tên quá khó nhớ, khó đọc, khó viết cho người dùng (mà chúng tôi không tiện nêu tên). Nên đây là bí quyết đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ và lưu ý mạnh mẽ tới các bạn.
Kichi Kichi là một cái tên dễ đọc, dễ nhớ, dễ viết
Một cái tên thôi mà, có làm được điều này không? Có thể đấy, nếu bạn chịu khó nghĩ thêm một chút bởi bạn chính là người hiểu nhà hàng của bạn nhất. Để đặt được một cái tên hay, hãy cố gắng gắn nó với những điều mà bạn đang tâm đắc nhất với nhà hàng của mình.
Thế nào là một cái tên “ý nghĩa”? Đó có lẽ thường là những cái tên mang trong đó những câu chuyện, những trải nghiệm mà khi được kể ra, thực khách sẽ cảm thấy có sự đồng cảm sâu sắc.
Ví dụ, nhà hàng lẩu nấm Ashima, với ý nghĩa là tên của một cô gái trong truyền thuyết cổ trên vùng cao nguyên có độ cao trên 1800m. Đây là nơi mà người sáng lập ra nhà hàng đã đặt chân đến và thưởng thức món lẩu nấm lần đầu tiên. Nơi đây cũng chính là vùng đất nổi tiếng thế giới với nhiều loại nấm quý hiếm, bổ dưỡng rất tốt cho sức khoẻ và sắc đẹp. Chính vì thế mà người sáng lập ra nhà hàng Lẩu Nấm đã lựa chọn làm biểu trưng cho logo thương hiệu.
Hay nhà hàng Pao Quán (chuyên món đặc sản Tây Bắc) – là cái tên được lấy cảm hứng từ bộ phim Việt Nam nổi tiếng “Chuyện của Pao”.
Đây rõ ràng là một chiến lược đặt tên khôn ngoan và đầy thức thời, lại không cần phải nghĩ quá nhiều cầu kỳ phức tạp. Bạn chỉ cần hiểu khách hàng mục tiêu của bạn là ai và đặt một cái tên cho quán ăn của mình, đơn giản vậy thôi!
Ví dụ: Tại Hà Nội thì mở quán Lẩu nướng không khói Sài Gòn; tại Sài Gòn lại có quán Chả cá Hà Nội phố,…
Hay các tên quán như: Cơm quê mẹ nấu – khơi gợi tình cảm của những người con xa quê; Cơm trưa nhà làm – hướng tới đối tượng dân văn phòng ăn trưa,…
Có thể là quy mô về không gian sức chứa, quy mô về sự đa dạng loại hình ẩm thực món ăn, quy mô về tài chính (mức độ sang trọng, cao cấp), hoặc quy mô về số cơ sở chuỗi,… Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bạn chọn cho nhà hàng của mình một cái tên thật hay nhé.
Ví dụ:
“Thế giới” là một trong những từ ngữ bạn có thể dùng để đặt tên theo quy mô
Dùng từ ngữ theo quốc gia để đặt tên nhà hàng ngày càng phổ biến. Cách đặt tên này khá phù hợp nếu khách hàng mục tiêu của bạn bao gồm cả khách nước ngoài. Cách đặt tên này thể hiện rõ luôn đó là món ăn thuộc quốc gia nào trên bảng hiệu, thông thường là món Âu (tiếng Anh), món Thái, món Trung Hoa, món Hàn, món Nhật,… Thực khách sẽ dễ dàng nhận ra và chọn lựa dựa theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, trừ khi món ăn và địa điểm bạn đang kinh doanh quá đặc thù quốc tịch khách hàng, còn chúng tôi vẫn khuyến nghị bạn nên đặt tên nhà hàng theo phiên âm tiếng Việt hoặc tiếng Anh vì tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được nhiều người biết đến, dễ dịch, dễ nhận dạng, dễ viết.
Ví dụ: Nhà hàng Moo Beef Steak, Hotpot Story, San Fu Lou, Bonjour Resto’
…
Tạo liên tưởng – có nghĩa là bạn không nói “toạc móng heo” những gì bạn đang có cho khách hàng biết, mà cần qua một bước trung gian để khách hàng “nghĩ thêm” về nhà hàng của bạn. Để đặt được tên theo cách này, bạn cần chắc chắn rằng mình là người hiểu rõ về nhà hàng của mình nhất, để từ đó tìm ra một cái tên ngắn gọn, súc tích mà ý nghĩa.
Ví dụ: Nhà hàng Wrap & Roll gợi liên tưởng tới các món gói và cuốn. Chuỗi Phở 24 gợi liên tưởng về các bát phở được chế biến từ 24 loại nguyên liệu khác nhau,…
Nếu bạn đã có sẵn một “thương hiệu”, không có lý do gì bạn lại không mở thêm một nhà hàng mang thương hiệu của riêng mình.
Ví dụ: Chuỗi Nhà hàng Hoàng Yến Buffet và Hoàng Yến Cuisine (gắn liền với thương hiệu Hoàng Yến Group); Cơm quê Mười Khó (gắn liền với bộ phim Mười Khó của danh hài Trường Giang),…
Hoàng Yến là một cái tên thương hiệu rất nổi tiếng và được yêu thích tại Sài Gòn
Rất nhiều ông lớn trong kinh doanh ẩm thực đã sử dụng cách đặt tên này cho thương hiệu của mình. Thông thường, tên gọi này thường đi kèm với lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ như KFC, Kichi Kichi,… Dùng từ viết tắt để đặt tên nhà hàng khá dễ dàng. Những tên gọi đó phải có ý nghĩa nâng tầm thương hiệu và có vần điệu dễ nghe, dễ hình dung.
Đôi khi sẽ rất có ích nếu bạn hài hước một chút. Các khách hàng thường đánh giá cao điều này, và công việc kinh doanh nhà hàng của bạn nhờ đó mà được quảng cáo miễn phí. Tuy nhiên, đừng lạm dụng cách đặt tên này mà hài hước quá đà nhé, đôi khi lại phản tác dụng, bởi xã hội luôn có những người “thích nghiêm túc” hơn.
Ví dụ: Nhà hàng ILDIVO (im lặng và đi vô)
Cách đặt tên này thì dễ rồi. Bạn định giá bán đặc trưng của quán là bao nhiêu thì hãy gắn luôn cái giá đó với tên của quán. Nhưng lưu ý, cách đặt tên này có nhiều rủi ro trong tương lai nhé, vì “giá” là một con số rất thường xuyên thay đổi, bạn nên cân nhắc kỹ.
Ví dụ: Buffet nướng 99k, buffet ốc 49K,…
Đặt tên theo giá là cách đặt tên dễ nhất nhưng cũng rủi ro nhất
Không quá phổ biến, nhưng cũng có một số người chọn đặt tên nhà hàng theo các con số. Bản thân các con số cũng là một cách gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng. Đặc biệt, thường thì đằng sau các con số đó đều là các “câu chuyện” có ý nghĩa.
Ví dụ: Nhà hàng 1946 (phục vụ các món ăn Việt kiểu vùng quê xưa, với bát đũa, bàn ghế và thực đơn và cách tính giá cũng theo kiểu “đồng bạc Đông Dương”)
Hay nhà hàng Phở 1983, Nhà hàng FA 1975, Quán 1954,…
Đối với những ai quan tâm đến phong thuỷ thì đây cũng là một cách để bạn cân nhắc đặt tên cho quán, với hi vọng mua may bán đắt. Tuy nhiên, lưu ý là khác với phong thuỷ tử vi tướng số, phong thuỷ theo cho bảng chữ cái dưới đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo và mức độ tin cậy không quá cao bạn nhé
+ Các chữ cái: C, Q, R, S, X thuộc hành Kim
+ Các chữ G, K thuộc hành Mộc
+ Các chữ Đ, B, P, H, M thuộc hành Thủy
+ Các chữ D, L, N, T, V thuộc hành Hỏa
+ Các chữ A, Y, E, U, O, I thuộc hành Thổ
Những từ bắt đầu bằng chữ cái nào thì sẽ thuộc hành đó, và phải đặt tên theo mối quan hệ tương sinh Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ. Tránh tương khắc: Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ.
Khi đặt tên cho nhà hàng, quán ăn, không ít Chủ nhà hàng thường cố “đưa càng nhiều thông tin càng tốt”, bởi tâm lý sợ khách hàng không hiểu. Hãy đọc lại 14 bí quyết đặt tên hay cho nhà hàng mà chúng tôi đã tổng hợp ở trên, và xem tiếp những điều cần tránh dưới đây để các bạn có góc nhìn tham khảo tổng quan hơn nhé.
Đặt tên quán ăn không hề đơn giản, hãy nghĩ thật kỹ trước khi lựa chọn bạn nhé
Trên đây là tổng hợp các cách hay để đặt tên cho nhà hàng, quán ăn. Hi vọng bài viết sẽ giúp có thêm vài ý tưởng riêng cho quán. Lưu ý trong các bí quyết trên, bạn có thể kết hợp 2 hay nhiều bí quyết để đưa ra một cái tên của riêng quán bạn. Ví dụ: một cái tên nước ngoài vừa dễ đọc, thân thiện lại vừa tò mò chẳng hạn,…