Ngộ độc thực phẩm nên làm gì: thực hiện 5 sau điều sẽ đỡ 90%

Hoài Thu - PasGo Team- 10/06/2023

Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý và điều trị hiệu quả. Các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt cao và choáng váng thường được xem là những biểu hiện điển hình của ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và sơ cấp cứu kịp thời rất dễ gây ra tình trạng tử vong. Vậy, khi bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm kiếm những câu trả lời hữu ích nhất cho mình!


Mục lục

1. Ngộ độc thực phẩm - Điều cần biết

Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra với bất kỳ ai, vì thế tình hiểu thêm về nó sẽ giúp bạn phòng ngừa và xử lý kịp thời.

1.1. Ngộ độc thức ăn là gì?

Ngộ độc thực phẩm, hay còn gọi là trúng thực, xảy ra khi một người tiếp xúc với độc tố từ thức ăn hoặc đồ uống bị nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn. Nguyên nhân có thể là do thức ăn bị ôi thiu, biến chất hoặc chứa chất bảo quản/phụ gia vượt mức cho phép.

Ngộ độc thức ăn là gì?

Ngộ độc thực phẩm có thể ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ

Trong trường hợp bị ngộ độc chỉ ở mức nhẹ, thì sau vài ngày tình trạng này thường giảm đi. Tuy nhiên, khi tình trạng nặng hơn, nó có thể ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của bệnh nhân, và trong một số trường hợp còn có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa và xử trí kịp thời.

1.2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Những nguyên nhân thường thấy dẫn đến ngộ độc thức ăn là:

  • Sán lá gan: Loại sán này thường xuất hiện trong các món ốc, gỏi cá sống và món ăn chưa được chế biến kỹ.
  • Vi khuẩn Salmonella: Đây là tác nhân gây bệnh thương hàn. Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn này thường có các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, sốt, choáng váng và tiêu chảy.
  • Vi khuẩn Clostridium botulinum: Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong thịt và cá ươn. Chúng có khả năng gây hại cho hành tủy và hệ thần kinh trung ương, có thể dẫn đến tử vong nếu bị nhiễm phải. Ví dụ như vụ ngộ độc botulinum chả lụa cực kỳ nguy hiểm gần đây.
  • Độc tố do tụ cầu Staphylococcus tiết ra: Thường xuất hiện trong thịt gia cầm sống và sữa, độc tố này có thể gây đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn và mạch đập nhanh.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Sử dụng thức ăn hỏng, nhiễm khuẩn sẽ gây tình trạng ngộ độc thực phẩm

  • Vi nấm Aflatoxin: Sản sinh độc tố trong các loại hạt như đậu nành, đậu phộng, hạt điều, hướng dương, hạt ngô và các loại bột hữu cơ được làm từ những loại hạt bị nấm mốc.
  • Virus Norwalk và viêm gan A: Thường xuất hiện trong rau sống, đồ nguội, hến, sò và ốc ở trong vùng nước bị ô nhiễm.
  • Tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất bảo vệ thực phẩm cao.
  • Thực phẩm chứa nhiều kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen và selenium.
  • Sử dụng các chất bảo quản, chất phụ gia vượt quá liều lượng hoặc bị cấm trong sản xuất thực phẩm.

>> Xem thêm: Chuyên gia lý giải vì sao đi ăn buffet hải sản bị ngộ độc hải sản

2. Những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thức ăn, hay còn gọi là trúng thực, có thể xảy ra ngay sau vài phút hoặc vài giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm, hoặc có thể từ 1-2 ngày sau khi hệ tiêu hóa tiêu thụ thực phẩm.

2.1. Biểu hiệu ngộ độc thực phẩm thường thấy

Có một số tín hiệu cho thấy người bệnh có thể nghi ngờ đến ngộ độc thực phẩm, bao gồm:

  • Có các biểu hiện khác thường sau khi ăn uống một loại thực phẩm cụ thể.
  • Những người cùng tiêu thụ cùng một loại thực phẩm có các triệu chứng tương tự, trong khi những người không ăn loại thực phẩm đó không có bất kỳ triệu chứng gì.
  • Gặp phải các triệu chứng đặc trưng của ngộ độc thực phẩm như đau bụng cực kỳ, nôn mửa và tiêu chảy.
  • Thực phẩm vừa được tiêu thụ có mùi vị lạ, mục nát, hoặc thậm chí có thể có giun sán.

2.2. Triệu chứng ngộ độc dựa vào nguyên nhân

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ngộ độc, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau:

Nôn là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Nôn, đau bụng, tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến khi bị ngộ độc thức ăn

  • Ngộ độc do vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, virus hoặc độc tố từ vi sinh vật là một trong những nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp này, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; cảm giác khát nước, khô môi; hoặc nhiễm trùng gây sốt và mồ hôi liên tục.
  • Ngộ độc do chất hóa học trong thực phẩm: Người bệnh có thể trải qua những triệu chứng phức tạp không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn ở các cơ quan khác như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim bất thường, suy nhược,...
  • Ngộ độc do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: Một số thực phẩm tự nhiên như sắn, măng, có nóc, cóc,... chứa sẵn độc tố và khi không được chế biến đúng cách có thể gây ra các triệu chứng bất thường.
  • Đó là những nguyên nhân và triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm.

>> Xem thêm: Tiết canh vịt có sán không? Bầu có được ăn tiết canh không?

3. Ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

Một số trường hợp bị ngộ độc thức ăn nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, nếu bản thân, người thân bị ngộ độc thì bạn hãy sơ cứu theo những cách sau:

3.1. Gây nôn cho người bị ngộ độc

Có người ngộ độc thực phẩm nên làm gì ngay? Nếu được thì bạn cần kích thích bệnh nhân nôn để loại bỏ thức ăn khỏi dạ dày. Bởi nếu thức ăn trong dạ dày càng lâu thì độc tốt sẽ được hấp thu càng nhiều. 

Có thể áp dụng phương pháp sau để kích thích nôn: Có thể sử dụng ngón tay trỏ để áp lực lên góc lưỡi của bệnh nhân, hoặc cho bệnh nhân uống nước muối pha loãng với nước ấm để kích thích bệnh nhân nôn ra và giảm thiểu sự hấp thu chất độc vào cơ thể.

Ngộ độc thực phẩm nên làm gì: Gây nôn

Gây nôn giúp bệnh nhân nôn hết các thực phẩm chứa độc ra ngoài

Khi kích thích nôn cho bệnh nhân, cần lưu ý các điều sau:

  • Đảm bảo bệnh nhân nằm nghiêng và đầu cao hơn để tránh chất độc vào phổi, điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ ngạt thở và sự nguy hiểm cho bệnh nhân.
  • Giữ lại các mẫu chất nôn hoặc mẫu thức ăn bệnh nhân đã ăn để tiến hành xét nghiệm và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

3.2. Bị ngộ độc thực phẩm nên bù nước

Điều tiếp theo cần làm khi có người bị trúng thực đó là bù nước. Triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy và nôn mửa, gây mất nước cho cơ thể bệnh nhân. Trong trường hợp này, oresol là một phương pháp phù hợp để bù nước cho người bệnh.

Khi sử dụng oresol, cần tuân thủ đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ. Không nên pha quá nhiều hoặc quá ít nước, và không nên đun sôi dung dịch sau khi đã pha. Đồng thời, không nên để dung dịch oresol đã pha quá 24 tiếng. Và cho bệnh nhân uống từng ngụm nhỏ, không uống lượng quá lớn bị mất cân bằng điện giải.

Trong trường hợp có nhiều bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm cùng lúc, cần pha từng liều riêng biệt và không được uống chung. Điều này giúp tránh tình trạng lây lan và làm nghiêm trọng hơn tình trạng ngộ độc.

Bằng cách bù nước và dùng oresol đúng cách, ta có thể giảm thiểu tác động của ngộ độc thực phẩm lên cơ thể và đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng cho người bệnh.

>> Xem thêm: Ngộ độc thức ăn nên uống gì: Khỏi 90% với 10 loại nước sau 1 lần uống

3.3. Cho người bệnh nghỉ ngơi và theo dõi

Khi người bị ngộ độc thực phẩm gặp tình trạng nôn mửa và tiêu chảy liên tục, có thể dẫn đến mất nước. Trong trường hợp này, người bệnh cần được nghỉ ngơi và tiếp tục uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Ngộ độc thực phẩm nên làm gì: Để người bệnh nghỉ ngơi

Nên để người bệnh nghỉ ngơi dưỡng sức

Để hỗ trợ người bệnh, hãy đặt họ nằm ngửa với đầu hạ thấp. Cần theo dõi tình trạng hô hấp của người bệnh. Nếu thấy họ khó thở hoặc có cảm giác nghẹt thở, hãy sử dụng tay sạch để kéo lưỡi người bệnh ra ngoài, tránh việc lưỡi tụt vào trong, từ đó giúp người bệnh dễ thở hơn.

Ngoài ra, cần theo dõi nhịp tim của người bệnh. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, người bệnh có thể có các dấu hiệu như loạn nhịp tim, khó thở hoặc tụt huyết áp.

3.4. Nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất

Ngộ độc thực phẩm nên làm gì nếu bạn không tự tin sơ cứu cho người bệnh? Nếu bạn cảm thấy không an tâm thì hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Và với những bệnh nhân đã được sơ cứu cũng nên thăm khám lại để chắc chắn hơn về tình hình bệnh của bản thân.

Dựa vào kết quả đánh giá lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm cấy phân và các phương pháp khác để tìm kiếm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh. Điều này giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và đưa ra phương pháp xử trí phù hợp.

3.5. Những lưu ý khi sơ cứu người ngộ độc thức ăn

Khi phát hiện tình trạng ngộ độc thực phẩm (dựa trên các dấu hiệu nhận biết như đã đề cập), người sơ/cấp cứu nên lưu lại mẫu thức ăn người bệnh nôn ra. Từ đó, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân một cách chính xác và đưa ra phương án giải quyết thích hợp.

Người bị ngộ độc thức ăn nên lựa chọn các thực phẩm mềm

Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn các thực phẩm mềm, chia làm nhiều bữa

>> Xem thêm: Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Bổ sung ngay 10 loại thực phẩm sau

Sau khi tình trạng ngộ độc thức ăn giảm đi, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Hồi phục ăn uống từ từ, bắt đầu bằng các thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như bánh mì, cơm, thịt gà, chuối,.... Có chế độ ăn riêng cho người vị ngộ đôc thực phẩm.
  • Ngừng ăn nếu cơn buồn nôn tái phát. Tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa, rau sống, caffeine, rượu, nicotine, thực phẩm có nhiều chất béo hoặc cay trong vài ngày.
  • Cân nhắc sử dụng acetaminophen để giảm khó chịu, tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh gan, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Tránh sử dụng thuốc chống tiêu chảy vì nó có thể làm chậm quá trình loại bỏ vi khuẩn khỏi hệ tiêu hóa.

Như chúng ta thấy ngộ độc thực phẩm không thường gặp nhưng nó lại gây ra ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ. Ngoài việc trang bị kiến thức về cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm, bạn cũng nên nắm rõ những dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, đặc biệt là trong mùa Hè nóng ẩm khi vi khuẩn dễ phát triển và gây bệnh.

CÓ THỂ BẠN SẼ QUAN TÂM:

>> Thịt bò Gogi có sán - Liệu đi ăn sushi có bị sán không?

>> Cà muối - Những sai lầm gây ngộ độc thực phẩm khi ăn cà muối

>> Top các nhà hàng ngon, chất lượng, nhiều ưu đãi 

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0