Hoài Thu - Pasgo Team- 08/02/2023
Trẻ hay vặn mình khi ngủ là biểu hiện sinh lý hết sinh bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể lại là dấu hiệu của bệnh lý như thiếu canxi. Vậy làm sao để nhận biết được nguyên nhân và có phải lúc nào trẻ vặn mình nhiều thì cũng cần bổ sung canxi không? Tất cả những băn khoăn này sẽ được giải đáp đầy đủ và chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Theo nhiều nghiên cứu cho biết, trẻ hay vặn mình khi ngủ là một phản xạ sinh lý hết sức bình thường của cơ thể. Biểu hiện này có ở hầu hết các trẻ sơ sinh từ vài tuần tuổi tới 2 tháng. Chúng thường hết khi con được 3 - 4 tháng tuổi. Nguyên nhân được biết đến là do trẻ chưa quen với cuộc sống ở bên ngoài tử cung của mẹ. Khi này, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân trong cơ thể con vẫn chưa phát triển. Cho nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế hơn. Vì vậy mà trẻ thường có những biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên và vặn mình.
Trẻ vặn mình khi ngủ là hiện tượng bình thường
Ngoài ra, trẻ vặn mình khi ngủ còn có thể do nhiều lý do khác như đệm cứng, môi trường ngủ không thoải mái, gối đầu quá cao… Tuy nhiên nếu con có kèm theo các biểu hiện như hay giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… thì bạn cần phải lưu ý. Bởi 1 trong số những biểu hiện đó là do trẻ đang bị thiếu canxi.
Có nhiều nguyên nhân có thể làm trẻ hay vặn mình khi ngủ. Chúng chủ yếu được chia thành 2 nhóm: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Do đó cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân nào là nguyên nhân thực sự gây ra vấn đề này ở con. Từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp, tránh để những nguyên nhân bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.
Khi trẻ còn trong độ tuổi vài tháng tuổi trở lại, lúc này vỏ não của con vẫn chưa phát triển đầy đủ. Đây được xem là yếu tố sinh lý hết sức bình thường và không cần điều trị gì. Ở giai đoạn này, con thường có những phản xạ như giật mình, quơ tay chân…Thêm vào đó, lúc này em bé của bạn gần như không thể vận động được bằng các động tác như lật, bò... Cho nên trẻ mới vận động cơ thể bằng cách vặn mình.
Có một số yếu tố khách quan có thể làm trẻ hay vặn mình khi ngủ như:
Trẻ buồn đi đại tiện hoặc đói khi ngủ sẽ vặn mình
Các nguyên nhân kể trên đều do yếu tố sinh lý. Cho nên bạn chỉ cần điều chỉnh theo từng nguyên nhân khách quan mà không cần quá lo lắng. Nếu con bạn vẫn khỏe mạnh và tăng cân tốt, thì triệu chứng này là hoàn toàn bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi.
Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, mẹ vẫn cần chú ý bởi đôi khi có thể là do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Các nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ hay vặn mình khi ngủ bao gồm:
Thiếu canxi khiến trẻ hay vặn mình khi ngủ, ngủ không ngon
Chọn loại tã có khả năng thấm hút cao, tạo cảm giác thoải mái cho bé. Mặc cho bé những bộ đồ ngủ rộng rãi và đủ ấm. Chăn màn của trẻ nên giặt thường xuyên, phòng ở sạch sẽ để trẻ không cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Mỗi lần bé vặn mình mẹ có thể ôm bé vào lòng và vỗ về nhẹ nhàng để bé thoải mái hơn. Bạn có thể hát ru, dỗ dành hoặc trò chuyện với bé để bé yên tâm và cảm thấy an toàn.
Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé để tránh bị mắc các bệnh ngoài da. Cho trẻ phơi nắng thường xuyên, phơi nắng đầy đủ để phòng thiếu vitamin D, bổ sung canxi nếu cần.
Như đã đề cập ở trên, trẻ hay vặn mình khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và thiếu canxi chỉ là một trong những nguyên nhân đó. Vì vậy mà bạn cần xác định chính xác liệu con hay vặn mình là do thiếu canxi hay bởi nguyên nhân khác. Nếu con bạn vẫn được cung cấp đủ canxi nhưng bạn lại bổ sung thêm. Điều này dễ dẫn đến thừa canxi và có thể làm con gặp một số vấn đề về sức khỏe. Điển hình có thể kể đến như: táo bón, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…
Dấu hiệu chi thấy con bé yêu đang thiếu canxi
Để xác định chính xác con bạn có bị thiếu canxi không, bạn có thể quan sát những biểu hiện trên cơ thể bé. Ngoài việc vặn mình khi ngủ, bé thường ngủ không sâu, hay bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc,...
Để yên tâm và an toàn nhất bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp mẹ đưa ra biện pháp phù hợp nhất cho trẻ.
Trong trường hợp bé cần được bổ sung canxi, bạn cần lưu ý canxi sẽ được bổ sung tùy theo độ tuổi. Với bé nhỏ dưới 6 tháng tuổi sẽ cần 300mg canxi mỗi ngày. Và việc lựa chọn canxi cũng vô cùng quan trọng. Bởi hệ tiêu hoá của bé rất nhạy cảm, ba mẹ nên lựa chọn loại canxi thân thiện với hệ tiêu hoá, dễ hấp thu như canxi hữu cơ. Ngoài ra, nên chọn sản phẩm uy tín chất lượng, rõ ràng nguồn gốc hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ và bác sĩ.
Trẻ hay vặn mình khi ngủ là hành động rất bình thường của trẻ sơ sinh. Nếu bé vẫn ngủ ngon, tăng cân và hoạt động bình thường thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Không phải lúc nào trẻ hay vặn mình khi ngủ thì mẹ cũng phải bổ sung canxi. Do đó, để kết luận chính xác nhất liệu có nên bổ sung thêm canxi cho con không ba mẹ nên căn cứ thêm những biểu hiện khác trên cơ thể hoặc cho bé đi thăm khám bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
>> Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ có phải do thiếu canxi
>> Cách kiểm tra trẻ thiếu canxi
>> Một năm bổ sung canxi cho bé mấy lần?