Hoài Thu - Pasgo Team- 03/02/2023
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, việc trẻ bỏ ăn, chán ăn, biếng ăn không phải là hiếm. Tình trạng này sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu bé không chịu ăn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể, trẻ dễ bị còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển về trí tuệ, hay ốm vặt,... Vậy trẻ bỏ ăn phải làm sao? Cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết vì sao con mình bỏ ăn và các giải pháp an toàn, hiệu quả dễ áp dụng tại nhà nhé!
Hiểu được lý do khiến bé bỏ ăn sẽ giúp chúng ta tìm được lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi trẻ bỏ ăn phải làm sao?
Trẻ không chịu ăn do mất tập chung vào bữa ăn
Cho trẻ xem TV, iPad hay chơi đồ chơi trong khi ăn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Khi trẻ xem chương trình hoặc chơi trò chơi trên iPad trong khi ăn, sự chú ý của chúng sẽ dồn vào màn hình và ngậm thức ăn không chịu nhai nuốt hoặc ăn tiếp. Lâu dần nó thành một thói quen xấu của trẻ. Và nếu không cho trẻ xem tivi hoặc điện thoại trẻ sẽ bỏ ăn.
Khi trẻ bị ốm, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn bỏ ăn do hệ tiêu hoá lúc này sẽ hoạt động kém hơn. Những thủ phạm lớn nhất là trào ngược axit và táo bón, rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn đường ruột,... Những vấn đề này đều có thể khiến trẻ bỏ ăn.
Mặc dù trào ngược axit thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn. Hoặc một số trẻ đang trong quá trình mọc răng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Đối với những trẻ hay ốm vặt, việc bỏ bữa, kén ăn có thể trở thành thói quen.
Đôi khi bạn cũng cần hỏi con đã ăn gì trong ngày? Liệu có phải bé đang ăn vặt quá nhiều khiến bé no trước bữa chính gây ra tình trạng chán ăn, bỏ ăn ở trẻ. Ăn bánh kẹo, nước ngọt, sữa… có thể làm thay đổi cân bằng chế độ ăn của bé. Không những thế chúng cũng không tốt cho sức khoẻ tổng thể của bé, là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ.
Bữa ăn kém phong phú khiến bé chán ăn
Cha mẹ thường băn khoăn trẻ bỏ ăn phải làm sao và lo lắng con đang không khỏe mà không biết rằng thực đơn nhàm chán mà mình chuẩn bị mới là nguyên nhân chính. Các công thức món ăn ngày nào cũng giống nhau, kém hấp dẫn về màu sắc sự phong phú của các loại thực đớn. Hoặc mẹ chỉ điều chỉnh thực đơn không thể kích thích vị giác của trẻ mà sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Kết quả là, bé từ chối ăn bỏ ăn.
Tại sao chúng ta phải đi tìm hiểu lời giải đáp cho câu hỏi trẻ bỏ ăn phải làm sao. Bỏ ăn, biếng ăn, chán ăn và suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn, sức khoẻ kém gần như là vòng luẩn quẩn bệnh lý không hồi kết. Và về lâu dài thì tình trạng trẻ bỏ ăn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như:
Trẻ bỏ ăn có thể gây hại đến hệ tiêu hóa vì việc không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa. Khi đó gây ra một số vấn đề như: khó tiêu, táo bón (do không đủ thức ăn để tạo phân), đau dạ dày,...
Biếng ăn mãn tính có thể ảnh hưởng đến tim mạch do trẻ bị suy dinh dưỡng. Con bạn có thể có nhịp tim chậm, nhanh hoặc không đều, thậm chí có thể bị huyết áp thấp.
Trẻ bỏ ăn lâu ngày khiến cơ thể thiếu dưỡng chất, kém phát triển
Một phần ba số trẻ biếng ăn có lượng hồng cầu thấp (thiếu máu nhẹ). Khoảng một nửa số trẻ em có vấn đề sức khỏe này có số lượng bạch cầu thấp -- giảm bạch cầu.
Mất nước do chán ăn, bỏ ăn có thể khiến nước tiểu sẫm màu và đặc lại. Hoặc bé cũng có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường. Điều này xảy ra khi thận của em bé không thể lọc nước tiểu.
Ở các bé gái, mất kinh là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của việc thường xuyên bỏ bữa. Nó thường xảy ra khi bé áp dụng chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt, điều này tiếp tục ngay cả sau khi trọng lượng được lấy lại.
Thanh thiếu niên bỏ ăn đôi khi cũng có lượng hormone tăng trưởng thấp hơn. Đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển. Tin tốt là thói quen ăn uống bình thường hoàn toàn có thể giúp con bạn khắc phục vấn đề này.
Khi trẻ bỏ ăn đồng nghĩa với việc trẻ không được nạp đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, hầu hết các bé bỏ ăn, biếng ăn đều có nguy cơ cao thiếu hụt canxi - 1 dưỡng chất vỗ cùng quan trọng trong việc xây dựng khung xương và phát triển chiều cao. Hậu quả: Trẻ có nguy cơ cao bị còi xương, thấp bé, dễ gãy xương, chất lượng xương và răng kém,... Chính vì thế, bạn hãy tìm hiểu ngay những giải pháp cho câu hỏi trẻ bỏ ăn phải làm sao ở dưới đây nhé!
Thấu hiểu nỗi băn khoăn của các bậc cha mẹ, bài viết xin nêu ra lời giải đáp cho câu hỏi trẻ bỏ ăn phải làm sao như sau:
Để con bạn sử dụng máy tính bảng, điện thoại và TV trong giờ ăn có thể khiến con bạn mất hứng thú với việc ăn uống. Mặc dù đây có vẻ là một cách để giữ cho chúng im lặng hơn, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên hạn chế cho bé sử dụng các thiết bị điện tử.
Trẻ bỏ ăn phải làm sao: tạo hứng thú cho bé trong bữa ăn
Thay vào đó, bạn có thể tạo bầu không khí ăn uống vui vẻ xung quanh mối quan hệ gia đình hoặc những câu chuyện ẩm thực... Ngoài ra, hãy đảm bảo khu vực ăn uống ấm cúng và mọi người đều cảm thấy thoải mái. Tận hưởng không gian để dùng bữa. Sử dụng một chiếc ghế phù hợp với con bạn sẽ giúp chúng thoải mái khi ngồi vào bàn ăn tối.
Có thể vấn đề không phải là con bạn không chịu ăn mà là chúng không thể ăn hết bát của mình. Hãy nhớ rằng, trẻ em không phải là người lớn và không cần nhiều thức ăn như người lớn. Vì vậy, nếu bạn cho quá nhiều thức ăn vào bát của chúng, chúng có thể không ăn hết. Ngoài ra, nó còn khiến trẻ trở nên sợ hãi và chán ăn. Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng làm một phần nhỏ cho bé trước.
Không nên cho trẻ ăn gần giờ ngủ vì thức ăn có thể gây khó chịu cho bụng hoặc gây ra các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày. Và lượng thức ăn bé nạp vào sẽ không được tiêu hoá hết, khiến cho bé bị đầy bụng, khó tiêu và không muốn ăn trong bữa tiếp theo. Bởi vậy, tốt nhất là cho trẻ ăn tối tối thiểu 2-3 tiếng trước khi đi ngủ để cho cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn trước khi ngủ.
Chuẩn bị bữa ăn cùng bé sẽ giúp bé hứng thú với các món ăn hơn
Ép buộc hoặc la mắng trẻ ăn sẽ không giúp ích được gì. Một khi chúng trở nên khó chịu hoặc bắt đầu khóc, việc cho chúng ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, thay vì tạo áp lực quá lớn cho chúng, hãy nhẹ nhàng giải thích với chúng, khen ngợi chúng hoặc cho chúng ăn ít hơn.
Nhiều bậc cha mẹ đã áp dụng và áp dụng thành công phương pháp này sau một thời gian dài vật lộn với câu hỏi làm thế nào để con hết biếng ăn. Để trẻ tự chuẩn bị bữa ăn sẽ khiến trẻ hào hứng hơn với việc ăn uống. Chỉ cần để trẻ lên thực đơn, cùng mẹ đi chợ, giúp nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn… là có thể cải thiện vấn đề này.
Khi trẻ bỏ ăn cha mẹ nên củng cố lại sức khoẻ hệ tiêu hoá của con bằng giải pháp an toàn đó là uống probiotic - men vi sinh. Vì nó giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể. Probiotic là các vi khuẩn tốt và vi sinh vật có lợi, có thể giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm các vấn đề như: Đầy bụng, khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hoá,... Ngoài ra, việc cho trẻ uống probiotic còn giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ vi khuẩn tốt trong cơ thể, giúp giảm sự mất cân bằng vi khuẩn và giữ cho cơ thể khỏe mạnh ít ốm vặt.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa thức ăn giúp bé háu ăn hơn
Và một lý do nữa ba mẹ nên bổ sung men vi sinh khi bé bỏ ăn đó là nó tham gia vào quá trình phân cắt thức ăn. Hàng tỷ lợi khuẩn như một nhà máy sản xuất enzyme tiêu hoá thức ăn - chúng tạo ra hơn 3000 loại enzym khác nhau. Từ đó, thức ăn trẻ nạp vào nhanh chóng được phân cắt thành các chất dinh dưỡng đủ nhỏ để cơ thể hấp thu. Uống men vi sinh đều đặn và đú cách sẽ giúp bé háu ăn hơn, hấp thu tốt và ít ốm vặt.
Vậy tóm lại trẻ bỏ ăn phải làm sao? Cha mẹ hãy thử thay đổi thói quen cho bé vừa ăn vừa xem tivi, tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn và phong phú thực đơn,... Và quan trọng nhất là chăm sóc hệ tiêu hoá cho bé bằng cách bổ sung men vi sinh cho bé.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
>> Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
>> Rối loạn tiêu hóa nên uống gì?
>> Probiotic là gì? Những lợi ích của probiotic với trẻ