Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ có phải do thiếu canxi? Điều bạn chưa biết

Hoài Thu - Pasgo Team- 04/02/2023

Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng đâu là những nguyên nhân sinh lý và đâu là những nguyên nhân bệnh lý cần chú ý. Và liệu có phải hiện tượng này đến từ việc con bị thiếu canxi? Chúng ta cùng đi tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!


Mục lục

Hiện tượng Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ

Từ khi sinh ra đến khi trẻ được 3 - 4 tháng tuổi, mẹ dễ quan sát thấy hiện tượng Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ. Đấy là khi bạn quan sát thấy con có biểu hiện gồng người, vặn mình diễn ra trong một vài phút. Hiện tượng này sẽ thường kết thúc khi trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi.

Giải đáp trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ là tình trạng rất bình thường

Việc Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ có thể do 2 nhóm nguyên nhân chính: Vặn mình do biểu hiện sinh lý và vặn mình biểu hiện do bệnh lý. Trong hầu hết các trường hợp, các bé đều vặn mình do sinh lý. Tuy nhiên vẫn có một số bé là do đang gặp phải các vấn đề bệnh lý. Do đó mà bạn cần chú ý quan sát những dấu hiệu khi vặn mình của con

Nguyên nhân làm Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ

Như đã đề cập ở trên, Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ chủ yếu do 2 nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.

Các nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ

  • Do môi trường ngủ: Các tác động từ môi trường xung quanh con đều có thể ảnh hưởng đến trẻ. Ví như nơi ngủ không thoải mái, ấp áp, quá sáng hay quá ồn ào. Chúng chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho con hay vặn mình. Cho nên bạn cần ưu tiên kiểm tra những điều này trước khi để ý đến các lý do khác.
  • Do trẻ đói: Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, dẫn đến trẻ chỉ bú được một lượng sữa ít. Cũng chính vì vậy mà con sẽ nhanh đói hơn và sẽ liên tục đòi bú. Do đó mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn, khoảng từ 2-3 giờ cho con bú một lần. Tuy nhiên việc này có thể linh hoạt hơn tùy vào từng bé. Thực chất, khi đói, bé sẽ bắt đầu có những động tác cựa quậy, vặn mình, uốn người…Cho nên khi thấy những điều này cùng với việc đã vài tiếng con chưa được ăn. Thì mẹ có thể nghĩ ngay đến vấn đề này nhé.

Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ có thể do bé đang đói

Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ có thể do bé đang đói

  • Do trẻ phản ứng khi rặn đại tiện hay tiểu tiện: Khi con muốn đi tiểu hoặc đại tiện, nhiều bé thường sẽ vặn mình, gồng mình. Hành động này được cho là bé đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra. Điều này được giải thích bởi việc ở trẻ sơ sinh, các cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện. Cho nên trẻ mới có các biểu hiện rặn mạnh để tống chất thải ra ngoài.
  • Tã bị ướt: Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều hơn hẳn so với các độ tuổi khác. Do đó mà trẻ cũng thường xuyên tiểu tiện ra tã nhiều làm mẹ không kịp thay. Chính tã ẩm, ướt cũng sẽ làm con cảm thấy khó chịu và có biểu hiện vặn mình.
  • Mẹ quấn tã/khăn chật: Khi ngủ, con thường có những vận động huơ chân tay vô thức. Cho nên việc mẹ quấn khăn hay tã quá chặt sẽ làm Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ.

Các nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ hay vặn mình

  • Tình trạng hạ Canxi máu:  Khi trẻ gặp tình trạng này, con có thể có những biểu hiện tăng kích thích thần kinh cơ: trẻ dễ bị kích động, ngủ không ngon giấc, giật mình, trẻ hay vặn mình, gồng mình khi ngủ. Ngoài ra, con còn có thể có biểu hiện khác như: đổ mồ hôi trộm, hay nôn ói, hay nấc, rụng tóc, hay quấy khóc, chậm lên cân... Các triệu chứng muộn về sau là các dấu hiệu còi xương ở trẻ.
  • Các bệnh lý khác: Da bé bị ngứa, nóng rát làm bé khó ngủ yên giấc. Côn trùng chui vào tai con gây phản ứng vặn mình, gồng mình.

Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ có cần bổ sung canxi không?

Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ có thể do nhiều nguyên nhân. Thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân đó. Tuy nhiên mẹ cần dựa vào các dấu hiệu để tìm ra nguyên nhân thực sự khiến Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ. Bởi lẽ với các bé đang phát triển bình thường và bú sữa đầy đủ sẽ ít có nguy cơ bị thiếu canxi.

Thiếu canxi cũng khiến trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ

Thiếu canxi cũng khiến trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ

Tuy nhiên bạn cũng cần quan sát thêm những biểu hiện khác của trẻ. Ví dụ bé vặn mình, ngủ không sâu giấc quấy khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm và bị rụng tóc vành khăn,... Với những triệu chứng đấy thì rất có thể bé nhà bạn đang bị thiếu hụt canxi.
Khi này, bạn nên cho bé tắm nắng mỗi ngày để bé được bổ sung thêm đủ vitamin D. Từ đó giúp trẻ hấp thu Canxi, phospho tốt hơn. Hoặc cho bé đi khám bác sĩ để rõ hơn về tình trạng sức khoẻ của con cũng như tham khảo lời khuyên của bác sĩ về việc bổ sung canxi.

Một số mẹo để trẻ sơ sinh hết vặn mình

Để giúp con có một giấc ngủ ngon giảm thiểu tình trạng vặn mình, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:

Chú ý đến cảm xúc của con

Đa phần các biểu hiện vặn mình, gồng mình của con sẽ tự hết. Đặc biệt là những Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ do các yếu tố sinh lý. Trong những trường hợp này, bạn cần quan tâm cảm xúc của bé. Mặc dù việc bé vặn mình là những biểu hiện bình thường ở bé sơ sinh. Nhưng nó cũng đồng thời thể hiện "cảm xúc của bé" rằng lúc này rằng bé đang khó chịu do tã ướt hay do bé đang đói,... 
Vì vậy, bạn cần chú ý tới cảm xúc của con hơn. Những lúc này bạn chỉ cần điều chỉnh các yếu tố liên quan đến môi trường ngủ của bé: thời tiết, quần áo, nhiệt độ phòng, tã dán,... Thêm vào đó bạn cần thường xuyên giặt sạch quần áo, chăn màn, ga giường để da bé không bị kích ứng, ngứa ngáy.

Chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Ba mẹ chú ý cho bé uống sữa đầy đủ

Ba mẹ chú ý cho con bú sữa đầy đủ

Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Vì vậy, mẹ nên ăn nhiều những thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé như cá hồi, thịt bò, các loại đậu, gạo lứt, trứng…
Đặc biệt với trẻ sơ sinh, mẹ cần tích cực bổ sung vitamin D3 K2 cho bé càng sớm càng tốt. Vì D3 và K2 góp phần giúp canxi trong đường ruột hấp thu hiệu quả hơn. Cung cấp cho trẻ đầy đủ D3 K2 cũng sẽ hạn chế tình trạng thiếu canxi. Điều này giúp bé ngủ sâu hơn và tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ cũng giảm thiểu.
Bên cạnh đó, mỗi ngày, bạn nên cho bé đi tắm nắng 15 - 20 phút. Việc này giúp bổ sung vitamin D cho bé. Từ đó tăng khả năng hấp thụ canxi, giảm nguy cơ thiếu canxi. Từ đó giúp bé phần nào giảm được khả năng bị nguy cơ vặn mình do thiếu canxi.

Chú ý đến biểu hiện vặn mình của bé

Ba mẹ qua sát thêm những biểu hiện khác của trẻ

Ba mẹ nên quan sát thêm những biểu hiện khác của trẻ

Hàng ngày, bạn nên chú ý đến thời gian, xu hướng tăng hay giảm dần, cường độ  các cơn vặn mình của bé. Bởi đây có thể là dấu hiệu nhận biết dễ quan sát khi bé đang thực sự gặp vấn đề về sức khỏe. Nếu vẫn chưa yên tâm, bạn có thể cho bé đi gặp bác sĩ để tìm ra rõ nguyên nhân. Từ đó chọn được hướng khắc phục phù hợp mẹ nhé.

Mong rằng bài viết trên đã có thể phần nào giải đáp được nỗi băn khoăn của bạn về việc Trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ. Từ đó giúp bạn tìm ra hướng giải quyết và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm:

>> Cách kiểm tra trẻ thiếu canxi của chuyên gia

>>1 năm bổ sung canxi cho bé mấy lần?

>> Thiếu canxi gây bệnh gì ở trẻ?

>> Cách bổ sung canxi giúp trẻ cao lớn, người lớn chắc khỏe xương

>> Canxi hữu cơ là gì, có ở đâu và dùng ra sao?

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0