Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn? Uống kẽm lúc nào trong ngày?

ThuTrang - Pasgo Team- 22/02/2023

Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn là thắc mắc của đa phần những người hiểu được tầm quan trọng của khoáng chất này. Gần đây, kẽm được nhắc tới rất nhiều, do những công dụng toàn diện của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bổ sung kẽm đúng.


Mục lục

1. Giải đáp: Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn?

Để trả lời cho câu hỏi Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn, bạn cần biết được cơ thể có được nhận đủ kẽm hay không. Vì thông thường, chúng ta nhận kẽm thông qua quá trình ăn uống các thực phẩm giàu kẽm. Nếu thực phẩm không cung cấp đủ hoặc nhu cầu của cơ thể tăng lên thì việc bổ sung kẽm là cần thiết.

1.1. Bổ sung kẽm khi có biểu hiện thiếu hụt

Vì cơ thể không tự sản xuất kẽm một cách tự nhiên nên bạn cần bổ sung dưỡng chất này thông qua thực phẩm hoặc thuốc. Vì kẽm tham gia vào nhiều quá trình và hỗ trợ nhiều chức năng của cơ thể nên khi thiếu hụt sẽ gây rối loạn. Cụ thể nếu thiếu kẽm, bạn sẽ gặp các triệu chứng như: 

  • Tóc và móng tay giòn, dễ xước hoặc gãy rụng
  • Tiêu chảy
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng nhiều hơn
  • Ăn không ngon miệng, giảm cân
  • Thường xuyên cáu gắt
  • Vết thương cần thời gian dài để lành lại
  • Gặp các vấn đề về mắt và khứu giác

Người bị rụng tóc nhiều có thể do thiếu kẽm

Người bị rụng tóc nhiều có thể do thiếu kẽm

Nếu gặp các dấu hiệu trên, bạn nên nghĩ đến vấn đề Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn. Các triệu chứng thiếu kẽm khá âm thầm. Ban đầu có thể chỉ là các thay đổi trên da như các vết chàm. Sau đó, da bạn sẽ xuất hiện các vết nứt, sần sùi ở quanh miệng hoặc tay nếu không được bổ sung kẽm. Nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện các vết phát ban trên da, các vết này không hết ngay cả khi bạn thoa kem dưỡng. 

1.2. Bổ sung kẽm cho các đối tượng có nguy cơ thiếu hụt

Đối với câu hỏi Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn, thì có một số đối tượng cần được quan tâm. Bởi chế độ ăn uống hằng ngày có thể không đáp ứng đủ với nhu cầu kẽm của họ.

  • Những người mắc bệnh đường tiêu hóa gây rối loạn hấp thu hoặc đã phẫu thuật cắt đoạn ruột. 
  • Người ăn chay hoặc đang ăn kiêng: Lượng kẽm trong rau củ và các loại hạt thường không đủ với nhu cầu của cơ thể. 
  • Người đang mang thai hoặc cho con bú: Để thai nhi phát triển khoẻ mạnh và mẹ bầu không gặp các triệu chứng rối loạn, thì cần bổ sung đủ kẽm. 
  • Người bị suy dinh dưỡng, hoặc chán ăn hoặc cảm thấy ăn không ngon miệng. 
  • Người nghiện rượu
  • Người cao tuổi: Từ 65 tuổi trở lên, khả năng hấp thu kẽm của đường tiêu hóa giảm sút. 

Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn: Nên bổ sung cho người từ 65 tuổi trở lên

Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn: Nên bổ sung cho người từ 65 tuổi trở lên

Đây là những trường hợp mà câu hỏi Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn, khá quan trọng. Vì nguy cơ họ gặp phải các rối loạn do thiếu kẽm là rất cao. Khi đó, các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung kẽm là một lựa chọn thích hợp.

>>> Xem thêm: Người lớn uống canxi bao lâu thì ngưng? Uống canxi đúng cách, đủ lượng

1.3. Bổ sung kẽm đối với một số bệnh lý

Mặc dù tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên, kẽm vẫn cần thiết trong một số bệnh lý cụ thể. Khi đó việc bổ sung kẽm có thể giúp những bệnh lý này có tiến triển tốt hơn.

  • Có các vết thương ngoài da: Các vết xước hoặc rách da có thể mau lành hơn khi bạn có đủ lượng kẽm hoặc sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da có chứa kẽm. 
  • Bệnh tiêu chảy: Uống kẽm có thể giảm các triệu chứng tiêu chảy. Nghiên cứu cho thấy, kẽm giúp rút ngắn thời gian bạn bị tiêu chảy. Đặc biệt ở những người bị rối loạn ăn uống. Đây là một bệnh lý khá tức thời với câu hỏi Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn. 
  • Bệnh thoái hóa điểm vàng: Nghiên cứu cho thấy, bổ sung kẽm có thể làm chậm quá trình thoái hóa hoặc các bệnh liên quan về thị lực. 
  • Bệnh cảm lạnh: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, uống kẽm trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu, có thể khiến các triệu chứng khỏi nhanh hơn. Ngoài ra, việc bổ sung kẽm cũng mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc covid-19. 

Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn: Khi mắc bệnh cảm lạnh

Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn: Khi mắc bệnh cảm lạnh

  • Bệnh trầm cảm: Uống kẽm cùng với thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách tích cực hơn. Hơn nữa, kẽm có thể có ích cho những người không đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. 
  • Bệnh tiểu đường: Uống kẽm có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường. 
  • Bệnh viêm nướu: Nếu bạn bị chảy máu lợi khi đánh răng, bạn có thể sử dụng kem đánh răng có chứa kẽm. 
  • Người đang chạy thận nhân tạo: Mặc dù chưa được chứng minh là có hiệu quả cải thiện bệnh thận, nhưng những người đang chạy thận nhân tạo thường có nguy cơ bị thiếu kẽm. 

Như vậy, nếu mắc những bệnh lý này thì câu hỏi Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn, có thể trở nên hữu ích. Ngoài ra, hãy tham khảo với bác sĩ của bạn để việc bổ sung kẽm mang lại hiệu quả tốt nhất. 

>>> Xem thêm: Uống vitamin E lúc nào tốt? Vitamin E ngày uống mấy viên? 

2. Bổ sung kẽm cho người lớn khi nào trong ngày? 

Đối với việc sử dụng các sản phẩm bổ sung kẽm, không có thời điểm nào trong ngày là “sai”, ít nhất là về tác động với sức khỏe. Tuy nhiên, để việc bổ sung trở nên hiệu quả, bạn cũng nên xem xét về thời điểm tốt hơn để bổ sung kẽm trong ngày. 

  • Nên uống kẽm sau bữa ăn

Cho dù bạn uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày, cơ thể cũng sẽ chuyển hóa kẽm theo cùng 1 cách. Tuy nhiên, một số người cho biết, họ cảm thấy buồn nôn nếu uống kẽm khi bụng đói. Vì vậy, nếu điều này đã từng xảy ra với bạn, bạn có thể uống kẽm cùng với bữa ăn. Nói chung là nên tránh uống kẽm vào buổi sáng khi bụng đói. 

Một số người cảm thấy buồn nôn khi uống kẽm lúc bụng đói

Một số người cảm thấy buồn nôn khi uống kẽm lúc bụng đói

  • Nên uống kẽm trước khi ngủ

Cùng với các nghiên cứu về Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn, thì một số bằng chứng cũng cho thấy, uống kẽm vào buổi tối tốt cho giấc ngủ hơn. Điều này có thể có lợi với người lớn, đặc biệt là những đối tượng bị mất ngủ

>>> Xem thêm: Nên bổ sung kẽm trong bao lâu? 1 năm bổ sung mấy lần? 

3. Điều gì xảy ra nếu bổ sung quá nhiều kẽm?

Mặc dù kẽm mang lại nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng bổ sung quá thừa kẽm cũng gây hại. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện một số phản ứng như: 

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau quặn bụng
  • Nhức đầu

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều kẽm cũng có thể gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Điển hình là đồng và sắt. Vì thế, cùng với câu hỏi Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn, để tránh việc tiêu thụ kẽm hóa mức, bạn nên tuân thủ mức liều được khuyến cáo. Mức kẽm được khuyến nghị theo nhu cầu là 11mg đối với nam giới trưởng thành và 8 mg với nữ giới trưởng thành. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai và cho con bú cần được bổ sung 11-12 mg kẽm mỗi ngày. 

Và chú ý rằng, bạn chỉ nên sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm bổ sung kẽm khi mắc các bệnh lý liên quan. Tốt hơn, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng. 

Nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng các sản phẩm bổ sung kẽm

Nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng các sản phẩm bổ sung kẽm

Nếu bạn sử dụng các thực phẩm bổ sung, hãy lựa chọn các dạng dễ hấp thụ như kẽm citrate hoặc kẽm gluconat thay vì kẽm oxit, loại được hấp thụ kém hơn. 

Tóm lại, thắc mắc Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn đã được giải thích. Việc có đủ kẽm giúp cơ thể vận hành một cách hiệu quả hơn. Vì thế, để không gặp phải các triệu chứng khó chịu do việc thiếu kẽm gây ra, hãy chủ động bổ sung chúng và bổ sung đúng cách. 

-------------------------------

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>> CÁC NHÀ HÀNG GIA ĐÌNH NGON, ƯU ĐÃI ĐẬM Ở TPHCM

>> ĐẶT TIỆC SINH NHẬT NHẬN NHIỀU ƯU ĐÃI TẠI TPHCM

>> GỢI Ý CÁC NHÀ HÀNG TRONG TTTM Ở HÀ NỘI

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0