Trẻ bị rối loạn tiêu hoá: Nguyên nhân bị bệnh, triệu chứng, cách điều trị

Hoài Thu - Pasgo Team- 11/01/2023

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá là tình trạng vô cùng phổ biến. Hệ tiêu hóa còn non nớt, trẻ dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa, nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy và nhiều triệu chứng khác. Rối loạn tiêu hóa không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu xem: tại sao bé bị rối loạn tiêu hoá và cách điều trị như thế nào là an toàn nhất nhé!


Mục lục

Những lý do khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Với hệ tiêu hoá còn rất non nớt, thì trẻ có thể bị rối loạn tiêu hoá do:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu mẹ chế biến thức ăn không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh an toàn sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, tiêu chảy, nôn trớ nếu ăn phải. Ngoài ra, nếu trẻ ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt mỡ và các loại thức ăn khó tiêu hóa khác cũng sẽ khiến đường tiêu hóa bị quá tải, bụng khó chịu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  • Lạm dụng kháng sinh: Đặc tính kháng khuẩn, diệt khuẩn của kháng sinh cũng có thể vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.
  • Một số bệnh liên quan đến đường ruột như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
  • Hệ miễn dịch của bé còn yếu, các lợi khuẩn trong đường ruột chưa đủ khỏe để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể nên bé rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công dẫn đến các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Môi trường sống: Trẻ không rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh sau khi chạm vào vật nuôi, đồ chơi, đồ dùng bị nhiễm khuẩn. Đây cũng tạo điều kiện cho các triệu chứng như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, rối loạn hệ tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có triệu chứng gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định. Vì thế, phát hiện sớm trẻ bị rối loạn tiêu hoá để điều trị sẽ giúp bé hồi phục sớm, không gây gián đoạn đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường: Nôn trớ

Nôn là một phản ứng trong đó các chất trong dạ dày bị tống ra ngoài qua miệng. Trớ là hiện tượng phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh khi sữa tràn ra khỏi miệng khi no, khi bé đột ngột rướn người hoặc thay đổi tư thế.

Trẻ si sinh bị rối loạn tiêu hóa có thể bị trớ

Nôn trớ - Dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị trào ngược trong vài tháng đầu đời - hiện tượng sinh lý phổ biến và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu con bạn lớn hơn nhưng tình trạng nôn trớ này vẫn diễn ra thường xuyên. Lúc này, có thể bé đã bị rối loạn hệ tiêu hóa hoặc mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khoẻ.

Trẻ bị táo bón và tiêu chảy khi rối loạn tiêu hoá

Tiêu chảy là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, gặp phải khi trẻ nhiễm vi rút gây bệnh đường ruột: nhiễm ký sinh trùng, nhiễm vi khuẩn hoặc ăn phải thức ăn ôi thiu, kém vệ sinh...  . Nếu thời gian kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, mất điện giải, nếu không được bù nước và điện giải kịp thời thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Một triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá nữa là táo bón. Đây là trường hợp trẻ đi ngoài rất ít, 2-3 ngày mới đi một lần. Tính chất phân khô, cứng, to,... Bé đau bụng và khó đại tiện, không thể đi đại tiện hoặc mỗi lần đi đều rất khó khăn và đau... Hậu quả táo bón là biếng ăn, kém hấp thu, hệ tiêu hoá yếu.
Nguyên nhân khiến bé bị táo bón có thể do bé ăn đồ chiên rán và các đồ ăn khó tiêu khác như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, đồ ăn nhiều đạm, trẻ ăn ít chất xơ, uống ít nước, thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn,. . .

Triệu chứng khác khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Ngoài những triệu chứng trên cha mẹ có thể quan sát xem bé nhà mình có bị:

  • Ợ hơi

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có thể gặp các triệu chứng như đầy bụng và đầy hơi, thường xuyên bị ợ hơi hoặc đánh hơi.

Triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  • Phân nát

Một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề, thức ăn không được tiêu hóa hết dẫn đến phân nát không thành khuôn.

  • Trẻ bị đau bụng

Rối loạn tiêu hóa có thể gây đau dạ dày. Đối với những trẻ lớn, chúng có thể nói cho bố mẹ biết về tình hình sức khỏe của mình. Nhưng với trẻ nhỏ hơn, trẻ chưa biết nói, bố mẹ có thể để ý xem bé có dấu hiệu đau bụng như: quấy khóc, bụng chướng, đỏ mặt, hai tay nắm chặt, hai chân co lên bụng,…

Cách điều trị khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ không chỉ khiến bé mệt mỏi, khó chịu mà còn cản trở sự hấp thu của trẻ. Vì thế, nếu bé nhà bạn đang bị rối loạn tiêu hoá thì hãy tham khảo ngay những cách chữa trị dưới đây nhé!

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên uống men vi sinh

Để khắc phục nhanh chóng và an toàn tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, mẹ có thể cho bé uống men vi sinh. Bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ cải thiện nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Bởi lợi khuẩn tham gia vào quá trình tái tạo sự cân bằng và đa dạng hệ sinh thái đường ruột thông qua:

  • Ức chế hại khuẩn, duy trì tỷ lệ hại khuẩn:lợi khuẩn ở mức an toàn (15%:85%).
  • Tiết ra các enzym tiêu hoá thức ăn, hỗ trợ hệ tiêu hoá phân cắt thức ăn khi cơ thể không tiết ra đủ lượng men tiêu hoá do trẻ đang bị rối loạn tiêu hoá.

Nên bổ sung men vi sinh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Men tiêu hóa hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa cho trẻ em

  • Tạo ra một lớn màng giúp tái tạo và bảo vệ niêm mạc ruột, nâng cao sức đề khá hệ tiêu hóa, tránh sự xâm nhập của các hại khuẩn. Từ đó, giúp bé nhanh chóng rồi phục và ngăn chặn tình trạng rối loạn tiêu hoá tái diễn

Thay đổi chế độ ăn cho trẻ

  • Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Do hệ tiêu hóa của trẻ đang bị tổn thương khi bị rối loạn tiêu hoá, cha mẹ nên chế biến thức ăn mềm hơn để trẻ dễ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá sẽ khó có thể tiêu hoá hết một lượng lớn thức ăn cùng lúc, nó có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Giải pháp ở đây là chi nhỏ bữa ăn cho trẻ. Ngoài 3 bữa chính nên cho trẻ ăn thêm các bữa phụ là trái cây, sữa chua. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ và tránh làm hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức khi chỉ ăn nhiều vào 3 bữa chính.
  • Bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như sữa chua, rau xanh, trái cây,... Việc cung cấp đủ các loại thực phẩm này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động khỏe mạnh và trơn tru hơn.

Tạo cho trẻ môi trường sống sạch sẽ

Vì trẻ thường mút ngón tay cái hoặc cho đồ chơi vào miệng để ngăn vi trùng xâm nhập vào cơ thể nên cha mẹ nên hình thành các thói quen vệ sinh như:

Vệ sinh tay chân cho trẻ để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh

Vệ sinh tay chân cho trẻ để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh

  • Rửa tay cho bé thường xuyên sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi và sau khi tiếp xúc với đồ vật hoặc động vật.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ và cọ rửa đồ chơi thường xuyên.
  • Người lớn bế trẻ cũng nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá là tình trạng mà ba mẹ nào cũng sẽ gặp phải trong hành trình nuôi con. Thông thường rối loạn tiêu hoá sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không được chủ quan, nên cho bé thăm khám bác sĩ nếu các triệu chứng diễn ra quá thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Bạn có thể quan tâm:


>> Rối loạn tiêu hóa uống gì để khỏi nhanh?

>> Thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

>> Thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh

>> Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng

>> Cách bổ sung men vi sinh - Probiotic cho trẻ

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0