Rối loạn tiêu hoá uống gì? Điều trị rối loạn tiêu hoá không cần dùng thuốc

Ngày cập nhật:09/01/2023

Rối loạn tiêu hóa thường kéo theo những triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,... Chúng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và gây cản trở không ít đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Và rất nhiều người đang có chung một câu hỏi là rối loạn tiêu hoá uống gì? Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc rối loạn tiêu hoá uống gì mà không cần uống thuốc.


Mục lục

Các biểu hiện của rối loạn tiêu hoá

Trước khi tìm lời giải đáp cho thắc mắc Rối loạn tiêu hoá uống gì thì chúng ta nên biết những biểu hiện của rối loạn tiêu hoá. Nhận biết sớm và có phương pháp điều trị hợp lý sẽ giúp bạn chấm dứt chứng rối loạn tiêu hoá nhanh hơn.

  • Đầy hơi, khó tiêu 

Cũng là dấu hiệu thường thấy nhất của bị rối loạn tiêu hoá. Bụng của bạn chương to, tức bụng, cảm giác thức ăn không được tiêu hoá hết. Là khi quá trình tiêu hoá thức ăn bị rối loạn làm thức ăn không tiêu hoá được nữa hoặc bị hại khuẩn phân hủy sinh khí gây đầy hơi trướng bụng.

Dấu hiệu nhận biết bạn bị rối loạn tiêu hoá

Dấu hiệu nhận biết bạn bị rối loạn tiêu hoá

  • Buồn nôn, nôn khan 

Thức ăn sau khi nạp vào dạ dày không kịp hấp thụ sẽ bị lên men khí dễ khiến thức ăn bị đẩy ngược lên trên gây ra hiện tượng buồn nôn hoặc nôn khan. Đôi khi sẽ đi kèm những triệu chứng hơi thở có mùi, mất nước hoặc sốt cao. Khi này thì bạn nên đến đi khám càng sớm càng tốt.

  • Đau bụng

Khi bị rối loạn tiêu hoá sẽ bị các triệu chứng đau bụng tại nhiều điểm khác nhau trên vùng bụng. Tuỳ từng nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá người bệnh sẽ đau âm ỉ hay dữ dội. Những cơn đau dữ dội kéo dài thì hãy đi gặp bác sĩ ngay nhé! 

  • Ợ chua, ợ hơi 

Do dạ dày, thực quản bị rối loạn sẽ tạo ra hiện tượng ợ chua, ợ hơi.

  • Rối loạn đại tiện

Tình trạng rối loạn tiêu hoá dài ngày mà không điều trị đúng phương pháp sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, táo bón,...Tình trạng táo bón dài ngày sẽ gia tăng khả nguy cơ mắc bệnh trĩ. 

Rối loạn tiêu hoá uống gì? Một số thảo dược

Khi phát hiện mình bị rối loạn tiêu hoá uống gì, nên làm gì? Bạn có thể uống một số loại nước có nguyên liệu là các thảo dược thiên nhiên như:

Rối loạn tiêu hoá uống gì? Nước vỏ cam

Vỏ cam có công dụng rất lớn đối với việc chữa trị rối loạn tiêu hoá. Trong thành phần của vỏ cam có chứa các loại tinh dầu thơm, chứa N –methyltyramine và synephrine giúp tạo cảm giác ngon miệng khi ăn và thúc đẩy quá trình bài tiết dịch tiêu hoá tự nhiên. Trong trường hợp bạn có biểu hiện của rối loạn tiêu hoá như ợ nóng, ợ chua, chướng bụng thì nước sắc từ vỏ cam cũng rất hiệu quả đấy.

Rối loạn tiêu hoá uống gì? Nước rau sam

Rau sam là một trong các vị thuốc đông y để điều trị một số bệnh tiêu hoá hiệu. Bài thuốc từ rau sam khá hiệu quả với những người bị rối loạn tiêu hoá.

Rối loạn tiêu hoá uống gì: Uống nước rau san

Rau sam là một bài thuốc dân gian giúp trị rối loạn tiêu hoá

Cách chữa rối loạn tiêu hoá bằng rau sam như sau: Bạn chuẩn bị khoảng 100g rau sam tươi và gừng tươi 50g sắc uống với nước lọc mỗi ngày. Nếu bệnh nhân bị chứng đại tiện ra máu thì lấy khoảng 20g mã đề và 20g gừng tươi sắc chung với rau sam để uống.

Rối loạn tiêu hoá uống gì? Nước gừng 

Trong thành phần của gừng có chứa nhiều chất có lợi, hỗ trợ tiêu hoá như: shaogals, gingerols cùng các loại tinh dầu khác. Theo nghiên cứu của Đông y thì gừng giúp kích thích tiêu hoá và giảm thiểu chứng buồn nôn có tác dụng hiệu quả với một số chứng rối loạn tiêu hoá. 

Rối loạn tiêu hoá uống gì: Trà thảo mộc

Nhắc đến trà thảo mộc bạn sẽ nghĩ đến công dụng an thần, tốt cho giấc ngủ. Không chỉ vậy trà thảo mộc cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hoá. Nếu bạn đang băn khoăn không biết rối loạn tiêu hoá uống gì? thì hãy thử ngay một số loại trà sau đây nhé:

  • Trà bạc hà 

Loại trà này giúp thanh mát hơi thở và cũng có tác dụng chống lại những triệu chứng buồn nôn và đầy bụng do rối loạn tiêu hoá gây nên. Bên cạnh đó, chất Peppermint của cây bạc hà được biết là có tác dụng làm giảm co thắt dạ dày. Với một cốc trà bạc hà sau bữa ăn sẽ có tác dụng làm dịu dạ dày. Lưu ý: Những người bị trào ngược axit dạ dày thực quản thì không nên uống trà bạc hà nhé.

Rối loạn tiêu hoá uống gì: Uống trà hoa cúc

Trà thảo mộc hỗ trợ điều trị chứng rỗi loạn tiêu hoá

  • Trà hoa cúc 

Ngoài công dụng lợi tiểu và chống viêm, trà hoa cúc cũng chứa hoạt chất chamomile có khả năng giảm đau, chống viêm khá hiệu quả. Uống một ly trà hoa cúc mỗi sáng sau giờ cơm sẽ giúp bạn giảm cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Tuy nhiên, trong những người đang dùng thuốc kháng đông máu thì không được uống trà cúc.

Rối loạn tiêu hoá uống men vi sinh hay men tiêu hoá

Trên đây là một số bài thuốc dân gian với những thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên, các biện pháp này thường đòi hỏi thời gian áp dụng lâu và hiệu quả đôi khi không được như mong đợi. Bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng men tiêu hoá, men vi sinh.

Rối loạn tiêu hoá uống gì: Men tiêu hoá

Men tiêu hoá cũng chính là loại enzym tiêu hóa thức ăn được tiết ra từ cơ thể nhằm phân nhỏ thức ăn thô thành từng dưỡng chất để cho cơ thể dễ hấp thu và tiêu hoá. Trong cơ thể có 5000 enzym tiêu hoá và những enzym tiêu hoá này phân bố rải rác khắp cơ thể để thực hiện công việc khác nhau gồm: enzyme mantaza tiêu hóa tinh bột, tuyến nước bọt tiết các men amylaza, lipaza, proteaza tiêu hoá đạm, chất béo, protein,...
Và khi rối loạn tiêu hoá, cơ thể tiêu hoá thức ăn kém dẫn đến tình trạng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, đi ngoài phân sống,... Trong trường hợp này biện pháp hữu hiệu nhất là bổ sung men tiêu hoá. 

Rối loạn tiêu hoá uống gì: Men vi sinh

Men vi sinh (probiotics) thường là các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Lợi khuẩn phát triển trong đường ruột và đồng thời là nhà máy tổng hợp enzyme tiêu hoá theo nhu cầu của con người. Lợi khuẩn đường ruột sản xuất lên đến 3000 enzym tiêu hoá thức ăn ở ruột non và đầu đại tràng (ruột già), giúp tiêu hoá tốt thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo bã thải cuối cùng trở thành phân. 

Rối loạn tiêu hoá uống gì: Men vi sinh

Người bị rối loạn tiêu hoá nên bổ sung men vi sinh

Đồng thời lợi khuẩn giúp loại bỏ các độc tố từ thức ăn hằng ngày. Từ đó, hỗ trợ cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, giảm cảm giác đầy bụng khó chịu.
Bệnh rối loạn tiêu hóa thường khiến lượng lợi khuẩn của đường ruột ngày càng ít đi gây mất cân bằng hệ vi sinh và thiếu hụt đi một lượng enzyme tiêu hoá thức ăn do lợi khuẩn tiết ra. Vì thế, bổ sung men vi sinh là lời giải đáp thỏa đáng nhất cho băn khoăn Rối loạn tiêu hoá uống gì? Lợi khuẩn sẽ giúp cải thiện vấn đề rối loạn tiêu hoá gây ra bằng cách điều hoà hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hoá thức ăn và giúp hệ tiêu hoá khoẻ hơn.

Men vi sinh hay men tiêu hoá an toàn hơn

Câu hỏi đặt ra là khi bị rối loạn tiêu hoá thì bạn nên uống men vi sinh hay uống men tiêu hoá. Thông thường tùy từng lý do mà bác sĩ, dược sĩ sẽ khuyên bạn bổ sung loại nào. Nhưng trong trường hợp có thể bổ sung 1 trong 2 thì bạn nên bổ sung men vi sinh vì:

  • Men tiêu hoá chỉ được bổ sung trong 1 thời gian ngắn, thường nhiều nhất là 2 tuần. Không được phép sử dụng men tiêu hoá bừa bãi, quá lâu. Vì nếu sử dụng men tiêu hoá liên tục một thời gian kéo dài cơ thể của bạn ngộ nhận rằng nó không cần sản xuất enzyme tiêu hoá nữa và bạn bắt buộc phải phụ thuộc vào các sản phẩm men tiêu hoá.

Men vi sinh hay men tiêu hoá tốt hơn

Sử dụng men vi sinh và men tiêu hoá theo chỉ định của bác sĩ

  • Trong khi đó men vi sinh được đánh giá là khá an toàn, nó hầu như không có tác dụng phụ. Nếu bạn lựa chọn được loại men vi sinh tốt và sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn có được một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Từ đó, giảm thiểu và phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hoá và các tác nhân xấu gây bệnh từ bên ngoài.

Tóm lại, rối loạn tiêu hoá uống gì? Trong những trường hợp bị nhẹ bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian trị rối loạn tiêu hoá. Nếu bạn muốn hiệu quả nhanh thì bạn có thể bổ sung men vi sinh, men tiêu hoá. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng rối loạn tiêu hoá quá thường xuyên và dữ dội thì hãy đi khám ngay nhé!

Bạn có thể quan tâm:

>> Cách trị đầy bụng khó tiêu nhanh từ bác sĩ

>> Bị khó tiêu nên làm gì? Những cách trị khó tiêu cực hiệu quả

>> Tất tần tật kiến thức về probiotic

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0