Loãng xương ở người trẻ - Trẻ vị thành niên cũng bị loãng xương!

Ngày cập nhật:21/12/2022

Loãng xương ở người trẻ là một vấn đề đáng báo động. Vì nó ảnh hưởng rất lớn đến vóc dáng của chúng ta sau này. Hiện nay, những ghi nhận về trẻ em từ 8 đến 14 tuổi mắc chứng loãng xương đang tăng lên. Do vậy, chúng ta cần hiểu kỹ về chứng loãng xương và những phương pháp hữu ích để phòng ngừa nó.


Mục lục

1. Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ là gì?

Loãng xương, hay còn gọi là xương xốp, bệnh này phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Nhưng hiện nay đã ghi nhận những trường hợp mắc chứng loãng xương ở độ tuổi 20 đến 30. Theo thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam, có khoảng 30% người trên 35 tuổi gặp các hậu quả của loãng xương, điển hình là thoái hóa khớp. Và phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương ở người trẻ cao hơn. 
Có 2 nguyên nhân chính khiến cho người trẻ bị loãng xương, bao gồm:

  • Loãng xương do bệnh lý: 

Đây là loại loãng xương phổ biến nhất ở tuổi vị thành niên. Một số bệnh lý như: viêm khớp, tiểu đường, xơ nang, cường giáp, bệnh thận,... có thể khiến xương trở nên khô và xốp hơn. Ngoài ra, một số hội chứng gây chán ăn hoặc kém hấp thu cũng khiến cho xương bị thiếu dưỡng chất. Không hấp thụ đủ canxivitamin D là vấn đề chính. 

Chán ăn hoặc kém hấp thu dễ gây thiếu canxi và vitamin D

Chán ăn hoặc kém hấp thu dễ gây thiếu canxi và vitamin D

Hơn nữa một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh cũng có thể dẫn đến loãng xương ở người trẻ. Chúng bao gồm các thuốc hóa trị liệu ung thư, thuốc chống co giật, một số thuốc chống viêm giảm đau.
Đặc biệt, ở phụ nữ, một số rối loạn nội tiết có thể làm sụt giảm nồng độ Estrogen. Estrogen là chất giúp cho xương của phụ nữ khỏe mạnh. Và nếu họ hạn chế ăn uống, tình trạng thiếu canxi và vitamin D xảy ra và gây loãng xương. Điều này có thể gặp ở các vận động viên với cường độ luyện tập thể thao nặng. 

  • Loãng xương vô căn:

Loại loãng xương ở người trẻ này khá ít gặp. Nó thường bắt đầu ngay trước tuổi dậy thì và thường phổ biến ở bé trai hơn các bé gái. Trong trường hợp này, không thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể bắt nguồn từ di truyền, những đồ ăn độc hại hoặc thói quen sống không lành mạnh của người trẻ. 
Sử dụng các đồ ăn, đồ uống không lành mạnh hoặc ít vận động trong thời gian dài có thể khiến xương của bạn kém phát triển. Hầu hết những trẻ mắc chứng loãng xương trước tuổi dậy thì, có thể phục hồi ở tuổi dậy thì. Nhưng trẻ có thể không đạt được chiều cao hoặc vóc dáng tối đa.

2. Triệu chứng loãng xương ở người trẻ là gì?

Loãng xương được gọi là một căn bệnh âm thầm vì các triệu chứng không rầm rộ ở giai đoạn đầu. Vì thế, bệnh loãng xương ở người trẻ rất khó xác định. Mặc dù không rõ ràng nhưng đôi khi bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng sau đây:

  • Đau vùng thắt lưng, hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân.
  • Đi lại khó khăn, thường cảm thấy đau nhức khi vận động.
  • Xuất hiện các dị tật về thể chất: cong cột sống (gù), giảm chiều cao, ngực trũng hoặc đi khập khiễng.
  • Gãy xương: Thường xảy ra ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân.

Loãng xương ở người trẻ gây đau nhức tại các khớp

Loãng xương ở người trẻ gây đau nhức tại các khớp

Gãy xương có thể xuất hiện sau các va đập nhẹ hoặc mang vác vật nặng. Thông thường, đa số mọi người không biết mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương. Điều này khá nguy hiểm vì một số trường hợp gãy xương có thể dẫn đến tàn tật. 

>>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm giàu canxi và sắt, nhất định phải bổ sung hằng ngày   

3. Phòng ngừa loãng xương ở người trẻ như thế nào?

Không có những khuyến cáo rõ ràng cho vấn đề loãng xương ở đối tượng dưới 50 tuổi. Nhưng chúng ta vẫn nên chủ động phòng ngừa và bảo vệ bộ xương của chính mình. Trong đó, chẩn đoán sớm bệnh loãng xương ở trẻ vị thành niên rất quan trọng để có thể thực hiện các bước nhằm bảo vệ cột sống và các xương khác khỏi nguy cơ bị gãy.

3.1. Phòng ngừa loãng xương ở người trẻ: Chế độ ăn uống cân bằng

Tập trung vào chế độ ăn uống khoa học là cách an toàn và hiệu quả để khung xương của bạn trở nên chắc khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ em ở trước và trong tuổi dậy thì. Sau đây là những lưu ý về bữa ăn để phòng ngừa loãng xương ở người trẻ:

  • Bổ sung thực phẩm giàu Canxi: Người dưới 50 tuổi cần khoảng 1000mg canxi mỗi ngày. Canxi là yếu tố quan trọng để hình thành nên mô xương. Bổ sung thêm canxi để chống lại quá trình hủy xương của cơ thể. 
    Các thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa và các thực phẩm từ sữa, cá hồi, cá mòi, đậu phụ, trứng, dầu hướng dương, dầu mè, bông cải xanh, quả sung, cam,...

Bổ sung thêm canxi để phòng tránh loãng xương ở người trẻ

Bổ sung thêm canxi để phòng tránh loãng xương ở người trẻ

  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D: Thật khó để cơ thể hấp thu hết lượng canxi từ thực phẩm nếu không có mặt của Vitamin D. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người dưới 50 tuổi cần được cung cấp 600 IU Vitamin D mỗi ngày. 
    Hai cốc sữa (tương đương với 500ml) mỗi ngày cùng với các thực phẩm giàu vitamin D khác là đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: các loại cá béo (cá hồi, cá thu), trứng, sữa, rau có màu xanh đậm, nấm,...
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin K: Đối với vấn đề loãng xương ở người trẻ thì việc bổ sung Vitamin K là rất cần thiết. Bởi chúng có khả năng ngăn chặn quá trình hủy xương và thúc đẩy quá trình tạo xương. Từ đó làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. 
    Vitamin K được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau quả. Điển hình như quả kiwi, bơ, bông cải xanh, nho và rau diếp. Một số loại dầu thực vật như dầu cải, dầu đậu tương, dầu oliu,... cũng là nguồn cung cấp Vitamin K tuyệt vời. 
  • Hạn chế ăn thực phẩm dầu mỡ hoặc nhiều đường: Các thực phẩm dầu mỡ như đồ chiên rán, các thực phẩm nhiều đường như nước ngọt hoặc bánh kẹo khiến tình trạng loãng xương trở nên trầm trọng hơn. 
  • Hạn chế uống rượu bia, trà hoặc cà phê: Uống nhiều hơn 3 tách cà phê hoặc 2 cốc rượu mỗi ngày có thể cản trở sự hấp thu canxi và gây loãng xương. 
  • Hạn chế ăn mặn: Ăn thực phẩm có nhiều muối khiến cơ thể bạn mất canxi nhanh hơn và dễ dẫn đến loãng xương. Một ngày bạn không nên ăn quá 2.300mg Natri. Hãy xem thông tin ở các sản phẩm mà bạn ăn để hạn chế lượng muối tiêu thụ. 

3.2. Phòng ngừa loãng xương ở người trẻ: Tăng cường luyện tập

Luyện tập thể dục là phương pháp giúp tăng cường trao đổi chất và kích thích hấp thu canxi. Xương khớp của bạn sẽ trở nên dẻo dai hơn khi bạn vận động thể thao mỗi ngày. Hãy bắt đầu làm quen với các bài tập đơn giản như đạp xe, chạy bộ, đi bộ, tập khởi động,...

Hãy luyện tập thể dục mỗi ngày để phòng ngừa loãng xương ở người trẻ

Hãy luyện tập thể dục mỗi ngày để phòng ngừa loãng xương ở người trẻ

Sau đó, hãy tăng dần cường độ luyện tập lên. Thói quen này rất tốt cho việc đẩy mạnh quá trình tái tạo xương.
Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa té ngã bằng cách tập một số bài tập cải thiện sự cân bằng. Chẳng hạn như yoga, bơi lội, thái cực quyền,...

3.3. Phòng ngừa loãng xương ở người trẻ: Sử dụng hormone

Liệu pháp bổ sung hormone thường được nhắc đến với những phụ nữ có nguy cơ bị mãn kinh sớm. Liệu pháp này có thể ngăn chặn sự sụt giảm của nồng độ Estrogen. Từ đó ngăn ngừa và thậm chí điều chỉnh tình trạng loãng xương. 
Tuy nhiên, hãy cân nhắc trước khi sử dụng liệu pháp này. Bởi nồng độ estrogen cao có thể có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bao gồm tăng nguy cơ ung thư vú. Vì thế hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ của bạn.

>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm ngăn ngừa ung thư hiệu quả

>> Xem thêm: Loãng xương ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

>> Xem thêm: Bị loãng xương nên ăn gì?

Tóm lại, loãng xương ở người trẻ cần được quan tâm và phòng ngừa ngay từ sớm. Đặc biệt với nhóm tuổi vị thành niên. Để con bạn có thể đạt đến ngưỡng thể chất tối đa, hãy chủ động bổ sung canxi và vitamin D và chế độ ăn của chúng.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0