Vitamin D quan trọng như thế nào? Đừng để bị thiếu Vitamin D

ThuTrang - Pasgo Team- 19/12/2022

Mọi người thường nhắc đến Vitamin D cùng với canxi trong vai trò phát triển chiều cao của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vai trò quan trọng của Vitamin D. Và đôi khi chúng ta thường lãng quên chúng, mà chỉ chú ý đến canxi. Điều này giải thích vì sao thiếu vitamin D là tình trạng thiếu vitamin phổ biến gây ra các vấn đề về xương và cơ bắp của bạn.


Mục lục

Tại sao Vitamin D rất quan trọng với cơ thể?

Đầu tiên, Vitamin D là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để duy trì và phát triển xương bình thường. Vitamin D có mặt trong việc hình thành hệ thống thần kinh, hệ thống cơ xương và hệ thống miễn dịch của bạn. Trong số đó thì vai trò của Vitamin D thể hiện rõ nhất ở hệ thống cơ xương khớp.

Nếu như canxi được ví như những viên gạch cấu tạo nên hệ xương thì Vitamin D là một trong những người thợ xây lành nghề. Cơ thể chúng ta cần Vitamin D để có thể sử dụng tốt canxi và phốt pho trong quá trình tạo xương và bảo vệ mô. Các chuyên gia cho biết, Vitamin D hỗ trợ vận chuyển canxi từ lòng ruột vào máu và từ máu tới hệ xương khớp. Từ đó, cơ thể sử dụng được canxi để phát triển xương. 

Vitamin D quan trọng với hệ xương khớp của chúng ta

Vitamin D quan trọng với hệ xương khớp của chúng ta

Vì vậy, nếu thiếu Vitamin D trầm trọng hoặc kéo dài, sự hấp thu canxi và phốt pho cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Hạ canxi máu là một trong những biến chứng nguy hiểm của tình trạng này. Và hậu quả có thể dẫn đến chứng cường cận giáp. Cả hạ canxi máu và cường cận giáp, nếu nghiêm trọng, có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Chúng bao gồm: yếu liệt cơ, chuột rút, mệt mỏi nhiều và trầm cảm. 

Để giảm thiểu những triệu chứng này, cơ thể cố gắng cân bằng nồng độ canxi trong máu bằng cách lấy canxi từ xương. Việc này làm khởi động quá trình khử khoáng xương tăng tốc. Tức là tốc độ hủy xương nhanh hơn tốc độ tạo xương. Và kết quả là dẫn đến chứng loãng xương ở người lớn và bệnh còi xương ở trẻ em. Hậu quả là nguy cơ gãy xương cao hơn hoặc vòng kiềng ở trẻ em. 

Như vậy, có thể thấy vai trò của Vitamin D khá rõ ràng với sự phát triển của cơ thể. Đồng thời, tình trạng thiếu Vitamin D cũng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. 

Những ai có nguy cơ bị thiếu Vitamin D cao nhất?

Đừng nghĩ chỉ cần ăn uống bình thường thì bạn sẽ không có nguy cơ bị thiếu Vitamin D. Bởi khác với các dưỡng chất khác, có khá ít các thực phẩm chứa Vitamin D và hầu như là nguồn gốc từ động vật. Do vậy, hãy theo dõi tại đây để biết được mình và gia đình có nằm trong nhóm có nguy cơ bị thiếu Vitamin D không nhé.

Nhóm không được cung cấp đủ Vitamin D

Nhóm này bao gồm những người có chế độ ăn thiếu nguồn bổ sung Vitamin D và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là một trong 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu hụt Vitamin D.

Các thực phẩm giàu Vitamin D được kể đến như cá hồi, cá trích và cá mòi, dầu gan cá tuyết, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, nấm,...  Người bị thiếu Vitamin D cần bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày. 

Trẻ bị thiếu Vitamin D khi chế độ ăn không có các thực phẩm giàu Vitamin D

Trẻ bị thiếu Vitamin D khi chế độ ăn không có các thực phẩm giàu Vitamin D

  • Trung bình một khẩu phần cá hồi (khoảng 100g) có chứa từ 361 - 685 IU Vitamin D. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn về hàm lượng Vitamin D giữa cá hồi tự nhiên và được nuôi. Trong 100g cá hồi tự nhiên có chứa đến 988 IU Vitamin D, nhưng ở cá hồi nuôi chỉ có khoảng 250 IU. 
  • Cá trích là một trong những nguồn cung cấp Vitamin D hàng đầu. Cá trích tươi có thể cung cấp được 1.628 IU Vitamin D trong 100 gam. Còn 100 gam cá trích ngâm cung cấp 680 IU Vitamin D.
  • Cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ đóng hộp, được nhiều người ưa chuộng. Bởi vì hương vị của nó và có thể bảo quản dễ dàng. Cá ngừ đóng hộp cung cấp tới 236 IU Vitamin D trong 100 gam. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn chúng quá thường xuyên.
  • Hàu là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng khá ít calo nhưng lại cung cấp đủ chất dinh dưỡng. 100 gam hàu tự nhiên chỉ có 68 calo nhưng chúng mang tới 320 IU Vitamin D.
  • Tôm là một trong những thực phẩm được ưa chuộng. Bên cạnh việc cung cấp canxi thì lượng Vitamin D trong chúng cũng không nhỏ. Nhưng khác với các loại hải sản khác, tôm có khá ít chất béo. 100 gam tôm có chứa khoảng 152 Iu Vitamin D, cùng các axit béo lành mạnh như omega-3. Bổ sung tôm vào thực đơn, giúp cơ thể không bị thiếu Vitamin D.
  • Mặc dù hải sản chiếm phần lớn nguồn cung cấp Vitamin D. Nhưng những người không ăn được hải sản có thể dùng tới trứng để thay thế. Hơn nữa trứng cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Vitamin D tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng. 1 cái lòng đỏ có thể cung cấp 18 đến 39 IU Vitamin D. Và con số này có thể tăng lên gấp 3 đến 4 lần ở những con gà được nuôi thả dưới ánh sáng mặt trời. 
  • Nấm là nguồn thực vật duy nhất cung cấp lượng Vitamin D dồi dào. Lượng Vitamin D trong nấm khá cao. Khoảng 2.3000 IU Vitamin D trong 100 gam nấm. Nhưng loại Vitamin D trong nấm thì không hiệu quả bằng loại Vitamin D trong động vật. 

Vì thế, nếu không ăn hoặc ít ăn những thực phẩm này thì bạn có thể bị thiếu Vitamin D. 

Hãy bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin D vào bữa ăn

Hãy bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin D vào bữa ăn

Ngoài ra, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng khiến bạn bị thiếu hụt Vitamin D, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Đó là những người thường xuyên ở nhà hoặc hiếm khi ra ngoài. Bởi tia UV trong ánh nắng giúp kích thích cơ thể tổng hợp ra Vitamin D. Tuy nhiên, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng có thể khiến bạn gặp các vấn đề về da. Các chuyên gia khuyên rằng, thời điểm 7 - 9 giờ sáng là thích hợp nhất để tắm nắng. 

>>> Xem thêm: Có cần bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh không? 

Cơ thể giảm hấp thu hoặc sử dụng Vitamin D

Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sử dụng Vitamin D của cơ thể. Hãy xem xét từng yếu tố nhé:

  • Các bệnh lý: Béo phì, Bệnh thận, Bệnh gan, Xơ nang, Bệnh Crohn và Bệnh Celiac,... Các bệnh này có thể ngăn cản đường ruột hấp thụ Vitamin D thông qua một số chất được tạo ra. 

Béo phì: Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những người béo phì có mức Vitamin D thấp hơn. Bởi các tế bào mỡ có xu hướng bắt giữ các Vitamin D. Từ đó, làm cho lượng Vitamin D trong máu giảm thấp. Do vậy mà những người béo phì thường có nguy cơ cao bị loãng xương. 

Bệnh thận và bệnh gan: Những bệnh này làm giảm lượng enzym xúc tác cho quá trình tạo ra Vitamin D. 

  • Phẫu thuật: Các loại phẫu thuật như cắt đoạn ruột hoặc dạ dày khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Và cụ thể ở đây là thiếu Vitamin D. Nếu thực hiện các phẫu thuật này, bạn cần đi khám định kỳ để được theo dõi về mức Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác. 
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm giảm nồng độ Vitamin D hoặc cản trở sự hấp thu tại đường tiêu hóa. Chẳng hạn như: thuốc nhuận tràng, một số thuốc chống viêm giảm đau, một thuốc kiểm soát mỡ máu, thuốc động kinh, thuốc trị lao (Rifampin), thuốc giảm cân (Orlistat).

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc này, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để có giải pháp xử lý hiệu quả. 

Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng thiếu Vitamin D

Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng thiếu Vitamin D

Nếu nghi ngờ bị thiếu Vitamin D, bạn hoàn toàn có thể bổ sung từ thực phẩm và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Trong một số trường hợp được chẩn đoán là thiếu Vitamin D, bạn có thể được khuyên là nên bổ sung từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng chúng. 

Tóm lại, vai trò của Vitamin là khá rõ ràng và cần thiết với sự phát triển về thể lực của cơ thể. Việc chú trọng bổ sung Vitamin D là điều cần làm, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Để trẻ không bị thiếu Vitamin D, trước tiên, cha mẹ cần đảm bảo có đủ dưỡng chất này trong khẩu phần ăn của con.


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0