Biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ là gì? Tại sao phụ nữ dễ bị thiếu sắt hơn?

Ngày cập nhật:27/02/2023

Biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ là một trong những vấn đề y khoa phổ biến. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thường không để tâm đến những nguy cơ của việc thiếu sắt. Căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa hoặc suy nhược,... là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu sắt.


Mục lục

1. Biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ

Biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ cần chú ý hơn cả là chứng thiếu máu. Vì cơ thể cần sắt để hình thành hồng cầu và giúp vận chuyển oxy từ máu đến các cơ quan, bộ phận. Chứng thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai. 

  • Mệt mỏi nhiều, nhức đầu, choáng váng, mất thăng bằng
  • Nhiệt độ cơ thể hạ thấp, chân tay lạnh hoặc cảm thấy rét run
  • Da xanh xao, môi nhợt nhạt hoặc hơi vàng
  • Tim đập nhanh và không đều
  • Khó thở, đau tức ngực, đặc biệt là khi hoạt động thể chất
  • Rụng tóc, móng tay khô, giòn và dễ gãy

Biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ bao gồm: mệt mỏi, suy nhược, rụng tóc, thiếu máu,...

Biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ bao gồm: mệt mỏi, suy nhược, rụng tóc, thiếu máu,...

Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên nghĩ đến chứng thiếu máu do thiếu sắt. Một phần là do phụ nữ có mức độ sắt thấp và thường nhạy cảm hơn với tình trạng thiếu sắt. 
Mặc dù các biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ ban đầu khá mờ nhạt và khó nhận biết. Tuy nhiên nếu không được điều trị hoặc bổ sung kịp thời, chứng thiếu sắt có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn. Khi có quá ít oxy trong cơ thể, các cơ quan có thể bị hỏng. Ngoài ra, khi bị thiếu máu, tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lại. Điều này gây hại cho tim và tăng nguy cơ suy tim. 

>>> Xem thêm: Ăn gì để tóc mọc nhanh trong 7 ngày? 10 thực phẩm vàng  

2. Tại sao phụ nữ dễ bị thiếu sắt?

Cùng với những Biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ, chắc hẳn chị em cũng thắc mắc tại sao mình dễ bị thiếu sắt như vậy. Nguyên nhân có thể là do: 

2.1. Mất sắt do chảy máu: 

Chảy máu có thể khiến bạn mất nhiều tế bào máu và sắt hơn mức mà cơ thể bạn có thể thay thế. Phụ nữ có thể có lượng sắt thấp do chảy máu vì:

  • Tổn thương hệ tiêu hóa: chẳng hạn như loét dạ dày - đại tràng, polyp đại tràng hoặc ung thư ruột kết.
  • Sử dụng thường xuyên hoặc lâu dài các thuốc có thể gây xuất huyết. Chẳng hạn như aspirin và các loại thuốc giảm đau không kê đơn khác.
  • Hiến máu quá thường xuyên hoặc không có đủ thời gian giữa các lần hiến máu để cơ thể hồi phục.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn hoặc nặng hơn  bình thường.
  • U xơ tử cung.

2.2. Tăng nhu cầu sắt khi mang thai: 

Khi mang thai, cơ thể bạn cần một lượng sắt nhiều hơn bình thường. Lượng sắt này để hỗ trợ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

Phụ nữ mang thai cần nhiều sắt hơn bình thường

Phụ nữ mang thai cần nhiều sắt hơn bình thường 

>>> Xem thêm: Vai trò của vitamin B12 với bà bầu là gì? Nên uống vitamin B12 lúc nào?

2.3. Bổ sung canxi và sắt không đúng cách: 

Với phụ nữ mang thai thì sắt và canxi là hai yếu tố quan trọng với sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần bổ sung chúng đúng cách. Hãy nhớ rằng, canxi có thể cản trở quá trình hấp thu sắt và ngược lại
Vì thế, nếu bổ sung quá thừa canxi hoặc uống canxi cùng lúc với sắt thì sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu sắt. Tốt hơn, bạn nên uống chúng cách nhau ít nhất 2 giờ

2.4. Không ăn đủ thực phẩm chứa sắt: 

Nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho chúng ta từ thực phẩm có nguồn gốc động vật. Chẳng hạn như thịt, cá, trứng,... Sắt từ động vật dồi dào hơn và tốt hơn 2 đến 3 lần so với chất sắt có trong thực vật. 
Vì thế những người ăn chay hoặc theo chế độ ăn kiêng có thể nhận được lượng sắt ít hơn bình thường. Từ đó, các biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ dễ dàng xuất hiện hơn. 

2.5. Gặp các rối loạn hấp thu sắt:

Một số tình trạng sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, viêm đường ruột hoặc phẫu thuật cắt dạ dày để giảm cân có thể khiến cơ thể bạn khó hấp thu sắt từ thực phẩm hơn. Mặc dù bạn vẫn ăn đủ các thực phẩm giàu sắt nhưng cơ thể lại không nhận được chúng. 

>>> Xem thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy? Tháng thứ 3 hay thứ 4? 

3. Làm thế nào để ngăn ngừa biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ?

Thiếu sắt gây thiếu máu ở phụ nữ không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về nó. Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, suy nhược do thiếu sắt, đừng lạm dụng thuốc giảm đau, hãy thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

  • Điều trị nguyên nhân mất máu: Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có kinh nguyệt nặng hoặc nếu bạn có vấn đề về hệ tiêu hóa. Chẳng hạn như bạn bị tiêu chảy thường xuyên hoặc thầy có vết máu trong phân.

Bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi có các biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ

Bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi có các biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ

  • Ăn thực phẩm có chất sắt: Các nguồn cung cấp chất sắt tốt bao gồm thịt nạc và thịt gà, rau lá sẫm màu và đậu.
  • Ăn và uống các loại thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ chất sắt: Như nước cam, dâu tây, bông cải xanh hoặc các loại trái cây và rau quả khác có vitamin C.
  • Hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh: Hầu hết những người lựa chọn thực phẩm lành mạnh, cân bằng đều nhận được chất sắt và vitamin mà cơ thể họ cần từ thực phẩm họ ăn.
  • Tránh uống cà phê hoặc trà trong bữa ăn: Những đồ uống này khiến cơ thể bạn khó hấp thụ sắt hơn.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn uống thuốc canxi: Canxi có thể khiến cơ thể bạn khó hấp thụ sắt hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ chất sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách tốt nhất để cung cấp đủ canxi.

Nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ, bạn hãy chủ động bổ sung dưỡng chất này. Hoặc tốt hơn, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn chính xác về tình trạng của mình. 

>>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm giàu canxi và sắt, nhất định phải bổ sung hằng ngày   

4. Phụ nữ cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Bổ sung không đủ liều lượng là nguyên nhân phổ biến gây ra biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ. Vì thế, các chị em cần nắm rõ về nhu cầu sắt của cơ thể trong mỗi thời điểm. 

  • Phụ nữ từ 14 - 50 tuổi: Cần 15-18mg sắt mỗi ngày
  • Phụ nữ từ 51 tuổi: Cần bổ sung 8mg sắt mỗi ngày
  • Phụ nữ mang thai: Cần 27mg sắt mỗi ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: Cần 10mg sắt mỗi ngày
  • Phụ nữ ăn chay từ 14 - 18 tuổi cần 27mg sắt mỗi ngày, từ 19 - 50 tuổi cần 32mg sắt và trên 50 tuổi cần 14mg sắt mỗi ngày. 

Nếu có biểu hiện thiếu sắt, bạn cần bổ sung đúng theo nhu cầu

Nếu có biểu hiện thiếu sắt, bạn cần bổ sung đúng theo nhu cầu

Người ăn chay cần nhiều chất sắt từ thực phẩm hơn người ăn thịt. Điều này là do cơ thể có thể hấp thụ sắt từ thịt, cá và trứng tốt hơn từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. 
Bổ sung sắt là điều cần thiết khi có các biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ. Thống kê cho thấy, khoảng 20% phụ nữ, trong đó một nửa là phụ nữ mang thai không có đủ lượng sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên bổ sung quá 45mg sắt mỗi ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tiêu thụ quá nhiều chất sắt có thể gây ra các ảnh hưởng xấu với sức khỏe của bạn. 
Bạn có thể bổ sung thêm chất sắt từ thực phẩm hoặc các sản phẩm chức năng. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn thực phẩm trước. Nếu thực phẩm không thể cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể, thì các sản phẩm bổ sung là điều cần thiết. Các thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt tốt cho cơ thể bao gồm:

  • Thịt và trứng: Bao gồm các thực phẩm có chứa thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt lợn, gan, trứng. Ngoài ra, một số thực phẩm chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích vẫn giữ được một lượng sắt đáng kể. 
  • Hải sản: Đó là tôm, cá ngừ, cá mòi, cá tuyết, cá thu, sò, hàu,...
  • Các loại rau có màu xanh đậm: Ví dụ như rau chân vịt, bông cải xanh, rau cải xoăn, đậu hà lan, rau muống, rau dền,...
  • Bánh mì và ngũ cốc: Bánh mì nguyên cám, các sản phẩm từ lúa mì, yến mạch, ngô,...
  • Trái cây: Một số loại trái cây như dâu tây, dưa hấu, nho, mận, mơ,... cũng là nguồn cung cấp sắt dồi dào. 

Cơ thể hấp thu sắt từ động vật dễ dàng hơn nguồn sắt từ thực vật

Cơ thể hấp thu sắt từ động vật dễ dàng hơn nguồn sắt từ thực vật 

Tóm lại, các biểu hiện thiếu sắt ở phụ nữ là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu máu và cần được bổ sung sắt ngay lập tức. Đừng bỏ qua những dấu hiệu đó. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn của mình ngay nhé. 

-------------------------------

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>> Tại sao giảm cân không thành công? Tôi ăn ít nhưng vẫn tăng cân

>> Uống collagen lúc nào tốt nhất để tái tạo làn da của bạn?

>> Tóc bạc sớm thiếu chất gì? Có phải do thiếu sắt không? 

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0