Thiếu vitamin K nên ăn gì? Thông tin về việc bổ sung vitamin K

ThuTrang - Pasgo Team- 23/02/2023

Thiếu vitamin K nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải các triệu chứng rối loạn do thiếu vitamin K. Vitamin K rất quan trọng với sức khỏe của xương, tim và chức năng não. Vitamin K có nhiều trong thực phẩm như rau màu xanh đậm, dầu và ngũ cốc.


Mục lục

1. Thiếu vitamin K là gì? 

Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo, chúng thiết yếu với cơ thể. Tình trạng thiếu vitamin K thường do 2 nguyên nhân: không đủ nguồn cung cấp hoặc cơ thể giảm hấp thu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vitamin K là khá hiếm gặp ở nhóm người trưởng thành khỏe mạnh. 

1.1. Đối tượng dễ bị thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K nên ăn gì? Mặc dù nguồn thực phẩm giàu vitamin K khá dồi dào, nhưng có một số đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin K. Chẳng hạn như: 

  • Trẻ sơ sinh: Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thường bị thiếu vitamin K vì cơ thể chưa phát triển đủ để tự sản xuất vitamin K và chưa được cung cấp đủ từ thực phẩm. Ngoài ra, sữa mẹ không đủ dưỡng chất cũng có thể khiến con bị thiếu vitamin K. Do đó, các bé thường được khuyến khích bổ sung vitamin K trong những ngày đầu đời. 
  • Người lớn tuổi: Do tuổi tác làm cơ thể giảm hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm hoặc tình trạng ăn uống thiếu cân đối gây ra. Ngoài ra, người cao tuổi sử dụng nhiều loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin K. 

Khả năng hấp thu vitamin K của người cao tuổi giảm dần

Khả năng hấp thu vitamin K của người cao tuổi giảm dần

  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Những người mắc các bệnh lý tại đường tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,... có thể bị thiếu hụt vitamin K do khả năng hấp thu dinh dưỡng kém. Ở đối tượng này, bên cạnh câu hỏi Thiếu vitamin K nên ăn gì, cần phải chú ý sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung. 
  • Người ăn chay hoặc ăn kiêng: Chế độ ăn thiếu phong phú hoặc đột ngột thay đổi dễ gây thiếu vitamin K.
  • Người bị bệnh gan hoặc thận: Đối tượng này thường có nguy cơ bị giảm khả năng sản xuất vitamin K hoặc giảm khả năng hấp thu. 

Ở những đối tượng này, câu hỏi Thiếu vitamin K nên ăn gì cần được chú trọng. Từ đó, hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K vào bữa ăn để giảm thiểu các rối loạn. 

1.2. Triệu chứng khi thiếu vitamin K

Trước khi tìm hiểu xem Thiếu vitamin K nên ăn gì, bạn cần nắm rõ các triệu chứng khi thiếu chất dinh dưỡng này. Để xác định rõ có phải bản thân bị thiếu vitamin K hay không, bạn cần chú ý để các dấu hiệu sau: 

  • Chảy máu nhiều hơn bình thường: Ví dụ khi bạn có các vết thương ngoài da nhưng thời gian cầm máu lâu hoặc lượng máu chảy ra quá nhiều. 
  • Dễ bầm tím: Tay chân của bạn dễ xuất hiện các vết bầm khi chỉ va chạm nhẹ.
  • Chảy máu kinh nguyệt nặng: Kỳ kinh kéo dài hơn hoặc lượng máu nhiều hơn. 

Các triệu chứng do thiếu vitamin K thường liên quan đến quá trình đông máu. Vì vitamin K là một yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu. Nên lượng vitamin K thấp sẽ gây ra hiện tượng máu khó đông hơn bình thường. 

Thiếu vitamin khiến cơ thể có các vết bầm tím khi va chạm

Thiếu vitamin khiến cơ thể có các vết bầm tím khi va chạm

Các triệu chứng chảy máu có thể nghiêm trọng hơn ở đối tượng trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như: 

  • Bầm tím nhiều: Đặc biệt ở xung quanh đầu hoặc mặt.
  • Có các đợt chảy máu ở quanh rốn, mũi và miệng hoặc ở vết tiêm.
  • Da nhợt nhạt, vùng nướu của trẻ trở nên sẫm màu.
  • Vàng da và mắt: Xảy ra từ 3 tuần trở lên sau sinh. Khác với vàng da sinh lý, hiện tượng vàng da sinh lý thường hết khi trẻ được 2 tuần tuổi. 
  • Máu trong nước tiểu hoặc chất nôn. 
  • Cáu gắt, bú kém, cân nặng thấp hoặc khó tăng cân.
  • Mệt mỏi hoặc ngủ li bì. 

Đối với trẻ sơ sinh thì câu hỏi Thiếu vitamin K nên ăn gì, không phù hợp. Vì thế nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để có biện pháp bổ sung vitamin K phù hợp. 

>>> Xem thêm: Uống vitamin E lúc nào tốt? Vitamin E ngày uống mấy viên? 

2. Thiếu vitamin K nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin K

Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh đều có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin K bằng thực phẩm. Hãy duy trì chế độ ăn uống có chứa thực phẩm giàu vitamin K. Chẳng hạn như: 

  • Các loại rau lá xanh: Rau cải xoăn, súp lơ, cải xoong, rau muống, rau mùi và rau bina.
  • Dầu thực vật: Dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu đậu nành.
  • Các loại củ: Cà rốt, củ cải đường, khoai lang, khoai tây, hành tây.
  • Trái cây: Kiwi, dâu tây, mâm xôi,...
  • Thịt gà, thịt bò, cá béo và gan.
  • Các loại đậu: đậu đen, đậu nành, đậu phộng và đậu hà lan.
  • Các loại ngũ cốc: lúa mạch, yến mạch.

Thiếu vitamin K nên ăn gì: Rau xanh, củ quả, thịt cá và các loại hạt

Thiếu vitamin K nên ăn gì: Rau xanh, củ quả, thịt cá và các loại hạt

Bên cạnh nguồn vitamin K từ thực phẩm, bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin K. Tuy nhiên cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo. 
Vì thế, cùng với câu hỏi Thiếu vitamin K nên ăn gì, bạn cần lưu ý về nhu cầu vitamin K của bản thân. Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính và nhu cầu sức khỏe mà mức vitamin K cần là khác nhau.

  • Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh cần khoảng 2-3 mcg vitamin K mỗi ngày. Vì cơ thể trẻ em chưa đủ phát triển để tự sản xuất vitamin K, chính vì thế, các bé thường được tiêm phòng vitamin K trong những ngày đầu sau khi sinh.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Trẻ em và thanh thiếu niên cần khoảng 30-75 mcg vitamin K mỗi ngày.
  • Người lớn: Người lớn cần khoảng 90-120 mcg vitamin K mỗi ngày. Các nhóm đặc biệt như phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi hoặc người bị bệnh cần có nhu cầu vitamin K đặc biệt.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai cần khoảng 90-100 mcg vitamin K mỗi ngày. Trong khi đó, phụ nữ cho con bú cần khoảng 75-90 mcg vitamin K mỗi ngày.
  • Người già và người bị bệnh: Người già và người bị bệnh có thể cần nhiều hơn 120 mcg vitamin K mỗi ngày để giúp duy trì sức khỏe của hệ thống cơ thể.

Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà lượng vitamin K cần bổ sung là khác nhau. Tốt hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung đúng và đủ lượng vitamin K.

>>> Xem thêm: Vitamin K có tác dụng gì cho da? Những lợi ích bạn chưa biết  

3. Nên bổ sung dạng vitamin K nào?

Bên cạnh bổ sung vitamin K từ thực phẩm, Thiếu vitamin K nên ăn gì, thì việc sử dụng các sản phẩm chức năng cung cấp vitamin K cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn đúng về các sản phẩm này. 

3.1. Nên chọn sản phẩm bổ sung vitamin K dạng K2-MK7

Vitamin K có 2 dạng chính là K1 và K2, với cấu trúc hóa học khác nhau. Vitamin K1 là dạng chính của vitamin K và nó chủ yếu có trong các loại rau lá xanh. Tuy nhiên, cơ thể khó hấp thu vitamin K1 từ thực vật. Các nghiên cứu cho thấy, khả năng hấp thu của cơ thể đối với vitamin K2, ở dạng MK7, cao gấp 10 lần so với K1. 

Cơ thể hấp thụ vitamin K2, dạng MK7 tốt hơn so với dạng K1

Cơ thể hấp thụ vitamin K2, dạng MK7 tốt hơn so với dạng K1

Vì thế, hãy lựa chọn các sản phẩm chức năng bổ sung vitamin có dạng K2-MK7. Việc này giúp cơ thể thận được nhiều vitamin K hơn. 

3.2. Nên uống vitamin K lúc nào phù hợp?

Thời điểm phù hợp để uống vitamin K là cùng với bữa ăn. Vì đây là loại vitamin hòa tan trong chất béo. Vì thế, chất béo trong bữa ăn có thể hỗ trợ tăng cường hấp thu vitamin K. 
Vì thế, bạn nên uống chúng sau ăn hoặc ngay trước bữa ăn để có hiệu quả bổ sung cao nhất. 

Tóm lại, Thiếu vitamin K nên ăn gì, các thực phẩm giàu vitamin bao gồm rau xanh, thịt, cá, các loại hạt và ngũ cốc. Thiếu vitamin K gây ra nhiều rối loạn liên quan đến chảy máu. Do đó, hãy chủ động bổ sung vitamin K cho bản thân và gia đình nhé.

-------------------------------

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>> Phương pháp nhịn ăn gián đoạn - Hiệu quả giảm cân trong vòng 1 nốt nhạc

>> Nhịn ăn sáng có tác hại gì? Làm sao để không ăn sáng mà vẫn khỏe mạnh

>> Cơ thể bạn đang bị thiếu vitamin gì?

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0