Hãy cẩn thận! Thiếu Vitamin có thể khiến bạn bị thiếu máu.

Ngày cập nhật:19/12/2022

Đừng bỏ qua Vitamin trong khẩu phần ăn hằng ngày, bởi chúng vô cùng quan trọng. Đặc biệt là với đối tượng là trẻ em và phụ nữ mang thai. Việc ăn uống không khoa học làm thiếu hụt vitamin có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Một trong số đó là chứng thiếu máu.


Mục lục

1. Thiếu Vitamin gì gây thiếu máu?

Thiếu máu do thiếu Vitamin có thể xảy ra nếu cơ thể không được nhận đủ lượng Vitamin B12 và Vitamin B9, hay còn gọi là Acid Folic. Điều này xảy ra khi bạn không ăn đủ thực phẩm có chứa hai loại Vitamin này hoặc cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thu chúng.

Thiếu vitamin B9 và B12 có thể gây thiếu máu

Thiếu vitamin B9 và B12 có thể gây thiếu máu

Cơ thể bạn cần Vitamin B12 và B9 để tạo ra các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu khỏe mạnh. Đây là những thành phần chủ chốt trong máu của chúng ta. Hai loại Vitamin này được ví như nguyên liệu đầu vào để tạo máu. 

Do đó, khi không có đủ Vitamin B12 và B9 thì các tế bào màu sẽ không hình thành bên trong tủy xương của bạn. Hoặc nếu có hình thành thì các tế bào máu đó sẽ chết sớm hơn bình thường. Và kết quả là dẫn đến thiếu máu. 

2. Tại sao bạn bị thiếu Vitamin B12 và B9?

Nguyên nhân dễ thấy nhất là do chế độ ăn uống. Bạn có thể bị thiếu Vitamin B12 và B9 nếu không ăn đủ các thực phẩm có chứa chúng. Chẳng hạn như nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn chay nghiêm ngặt. Hiện nay, tình trạng thiếu Vitamin B nói chung do chế độ ăn uống là rất hiếm. Và việc thiếu máu do thiếu Vitamin B12 và B9 thường là do các yếu tố rủi ro khác như:

2.1. Thiếu chất hỗ trợ hấp thụ Vitamin B12

Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị bệnh Thiếu máu ác tính. Đó là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính các tế bào trong dạ dày chúng ta. ĐIều này làm giảm sản xuất một chất gọi là yếu tố nội tại, chất giúp cơ thể hấp thu Vitamin B12. 

Không có yếu tố nội tại, chúng ta không thể lấy Vitamin B12 từ thực phẩm được. Kết quả là bạn bị thiếu máu do thiếu Vitamin B12. Tuy nhiên, cách điều trị không đơn giản như việc bổ sung Vitamin B12 từ thực phẩm. Bởi có cung cấp nhiều đến mấy thì cơ thể cũng không hấp thu được. Khi đó, truyền máu là một trong những giải pháp cấp thiết.

2.2. Thói quen sinh hoạt không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học có thể cản trở khả năng hấp thụ Vitamin B12 và B9 của cơ thể. Cụ thể, uống quá nhiều rượu dễ khiến cơ thể bạn khó hấp thu Vitamin B12 và B9. Hơn 2 ly trong một ngày với nam giới và nhiều hơn 1 ly một ngày với phụ nữ có thể làm giảm khăn năng hấp thu của ruột. 

Uống rượu nhiều có thể làm giảm hấp thu Vitamin B

Uống rượu nhiều có thể làm giảm hấp thu Vitamin B

Ngoài ra, các thực phẩm không lành mạnh như nước ngọt có ga, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng có thể là yếu tố gây cản trở hấp thu Vitamin B. Do đó, bạn cần thực hiện một chế độ ăn khoa học và lành mạnh hơn. Đồng thời nên bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin B vào chế độ ăn. Việc này giúp phòng ngừa chứng thiếu máu do thiếu Vitamin B9 và B12 rất tốt.

>>> Xem thêm: Thiếu vitamin B12 nên ăn gì? Vitamin B12 có trong loại trái cây nào? 

2.3. Thuốc làm giảm hấp thu Vitamin B

Dùng một số loại thuốc trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bạn dần giảm hấp thu Vitamin B. Một số loại thuốc như thuốc trị chứng ợ nóng hoặc thuốc điều trị tiểu đường như Metformin làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Vitamin B12. Một số loại thuốc như thuốc chống động kinh làm giảm hấp thụ Vitamin B9 tại ruột. 

Do đó, nếu đang sử dụng các thuốc này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ của mình. Hãy bày tỏ sự lo lắng về vấn đề thiếu hụt Vitamin B với nhân viên y tế. Trong nhiều trường hợp bạn sẽ được khuyên bổ sung thêm Vitamin từ thực phẩm chức năng để hạn chế hậu quả thiếu máu.

2.4. Một số bệnh lý làm thiếu hụt Vitamin B

Thường gặp hơn cả là các rối loạn về đường ruột và tiêu hóa. Chẳng hạn như viêm loét đại tràng, loét dạ dày, nhiễm khuẩn H.p, nhiễm giun sán, bệnh Crohn,... Những bệnh lý này làm giảm hoạt động của dạ dày, ruột. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Vitamin B.

Bên cạnh đó, các bệnh tự miễn như tiểu đường loại 1, bệnh tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn không nhận được lượng Vitamin B từ thực phẩm. 

Ngoài ra, ở phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và người đang chạy thận nhân tạo có nhu cầu về Vitamin B9 tăng lên. Khi đó tình trạng thiếu máu càng xảy ra trầm trọng hơn.

2.5. Phẫu thuật tại đường tiêu hóa

Một số loại phẫu thuật tại đường tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Vitamin B. Chẳng hạn như cắt một phần dạ dày hoặc ruột. Việc này có thể làm giảm các yếu tố nội tại và giảm diện tích hấp thụ Vitamin B. 

>>> Xem thêm: Rụng tóc có phải do thiếu vitamin B7 không? Làm sao để bổ sung?  

Thiếu máu do thiếu Vitamin B9 và B12 gây hậu quả gì? 

Tình trạng thiếu Vitamin B12 hoặc B9 làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm:

  • Biến chứng khi mang thai: Trường hợp thai nhi không nhận đủ Vitamin B9 từ mẹ có thể bị dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống. Các dị tật ống thần kinh có thể bao gồm: nứt đốt sống và não bộ không phát triển. Vì thế, mẹ bầu luôn được nhắc nhở bổ sung đầy đủ Vitamin B9 trước và trong khi mang thai.

Bà bầu cần được bổ sung đủ Vitamin B9

Bà bầu cần được bổ sung đủ Vitamin B9

  • Rối loạn hệ thần kinh: Thiếu Vitamin B12 kéo dài, có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh. Chẳng hạn như: cảm thấy ngứa ran, dai dẳng ở lòng bàn tay và bàn chân hoặc gặp khó khăn khi giữ thăng bằng. Trầm trọng hơn là chứng hay quên và các rối loạn tâm thần có thể xảy ra. Ngoài ra, có một số rối loạn hiếm gặp hơn như các vấn đề về mùi vị, thị lực, bị tiêu chảy và sụt cân,... Vì Vitamin B12 cần thiết cho chức năng não khỏe mạnh.
  • Ung thư dạ dày: Chứng thiếu máu ác tính làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ruột.

Mặc dù các biến chứng trên ít khi xảy ra nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ vai trò của Vitamin B9 và B12. Việc bổ sung đúng và đủ là vô cùng cần thiết.

Làm sao để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu Vitamin B9 và B12?

Nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh, thì việc duy trì chế độ ăn giàu Vitamin B9 và B12 là rất quan trọng. Khi đó, lượng Vitamin B9 và B12 trong thực phẩm là vừa đủ với nhu cầu của cơ thể.

Các thực phẩm giàu Vitamin B12 bao gồm: Thịt bò, gan, gà, cá, trứng, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm giàu Vitamin B9 bao gồm: Bông cải xanh, rau bina, măng tây, cam, chanh, chuối, các sản phẩm từ ngũ cốc và gạo. Đây đều là những thực phẩm phổ biến ở xung quanh chúng ta. 

Về hàm lượng thì người lớn cần khoảng 2,4 mcg Vitamin B12 và 400mcg Vitamin B9 trong chế độ ăn uống hằng ngày. Đặc biệt, phụ nữ có thai và cho con bú có thể cần nhiều hơn. 

Thông thường, hầu hết mọi người sẽ nhận đủ lượng vitamin từ thực phẩm họ ăn. Nhưng nếu chế độ ăn uống của bạn bị hạn chế hoặc bạn thực hiện một số phẫu thuật tại đường tiêu hóa thì có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm bổ sung Vitamin B9 và B12.

Bổ sung đủ Vitamin B9 và B12 để ngăn ngừa thiếu máu

Bổ sung đủ Vitamin B9 và B12 để ngăn ngừa thiếu máu

Tóm lại, thiếu máu do thiếu Vitamin B9 và B12 là một tình trạng khá nghiêm trọng và cấp thiết. Đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Vì thế hãy chủ động bổ sung Vitamin B9 và B12 vào chế độ ăn hằng ngày. Đồng thời hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ khi có những thắc mắc xung quanh vấn đề này.


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0