ThuTrang - Pasgo Team- 13/02/2023
Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vì Vitamin B7 rất quan trọng với sức khỏe con người. Thiếu Biotin có thể gây ra nhiều bệnh về da, tóc và các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Tại đây, hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu về các vấn đề xung quanh việc thiếu vitamin B7 nhé.
Trước khi tìm hiểu về vấn đề Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì và làm sao để bổ sung đủ chúng thì bạn cần biết về vai trò của loại vitamin này.
Vitamin B7 (Biotin) là một loại vitamin quan trọng được cung cấp bởi thực phẩm và đảm nhiệm nhiều chức năng trong cơ thể. Đặc biệt, nó mang đến nhiều lợi ích về làm đẹp cho cơ thể chúng ta.
Biotin hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa và tạo năng lượng, giúp tăng cường sức khỏe của tóc, da và móng tay. Ngoài ra, cũng có vai trò trong việc hỗ trợ hoạt động của các enzyme trong cơ thể. Vì thế, vitamin B7 giúp ích rất nhiều cho chức năng tiêu hóa.
Vitamin B7 tốt cho sức khỏe da và tóc của chúng ta
Bên cạnh đó, vitamin B7 còn giúp bảo vệ tế bào, đặc biệt là các tế bào tạo insulin. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Do vậy, khi cơ thể thiếu vitamin B7 sẽ gây ra nhiều rối loạn. Những dấu hiệu đó thường khiến bạn lo lắng và tự hỏi Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì.
Những triệu chứng của thiếu vitamin B7 (biotin) là một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện nay. Vitamin B7 là một loại vitamin quan trọng, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của cơ thể và giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng. Thiếu vitamin B7 có thể dẫn đến các rối loạn. Cụ thể như:
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thiếu vitamin B7 là rụng tóc. Khi cơ thể không có đủ vitamin B7, tóc có thể bị rụng, mỏng hoặc dễ gãy hơn bình thường. Vì vậy, nếu bạn thấy tóc bị rụng nhiều, đặc biệt là gãy ở phần chân tóc thì có thể bạn đang bị thiếu biotin. Khi đó, nhiều người lo lắng về vấn đề Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì.
Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì: Khiến tóc yếu và dễ gãy rụng
>>> Xem thêm: Ăn gì để tóc mọc nhanh trong 7 ngày? 10 thực phẩm vàng
>>> Xem thêm: Tóc bạc sớm thiếu chất gì? Có phải do thiếu vitamin B không?
Thiếu vitamin B7 cũng có thể làm cho da trở nên khô và kích ứng. Người bị thiếu vitamin B7 có thể thấy da của họ trở nên khô và có những vết thâm hoặc tàn nhang. Ngoài ra, tình trạng mụn trên da cũng trở nên trầm trọng hơn khi bạn bị thiếu vitamin B7. Cụ thế như: xuất hiện nhiều mụn trứng cá, mụn đầu đen. mụn bọc hoặc cảm thấy ngứa rát da.
Nếu cơ thể không có đủ vitamin B7, chức năng thị giác sẽ bị ảnh hương. Bạn sẽ gặp các vấn đề về mắt như mắt khô, mắt bị đỏ, và mắt bị nhức.
Thiếu vitamin B7 có thể khiến bạn gặp các rối loạn trên đường tiêu hóa. Chẳng hạn như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, khó tiêu,... Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy ăn uống không còn ngon miệng như trước khi thiếu vitamin B7.
Thiếu vitamin b7 gây bệnh gì: Người bệnh gặp các rối loạn về tiêu hóa
Vì biotin có chức năng bảo vệ các tế bào insulin. Do đó, người thiếu vitamin B7 cũng có thể bị thiếu insulin và dẫn đến mức đường huyết cao. Khi đó, bạn có thể gặp phải các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Các triệu chứng của việc thiếu vitamin B7 đặc trưng ở da và tóc của bạn. Do vậy khi thấy sức khỏe của da và tóc yếu đi, bạn có thể cân nhắc đến việc bổ sung vitamin B7.
>>> Xem thêm: Uống vitamin E lúc nào tốt? Vitamin E ngày uống mấy viên?
Vitamin B7 tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể và các chức năng trong cơ quan. Vì các lợi ích to lớn đó mà cơ thể chúng ta cũng có thể sản xuất một lượng nhỏ biotin từ vi khuẩn trong đường ruột để hạn chế tình trạng thiếu hụt. Tuy nhiên, nếu mức vitamin B7 của cơ thể giảm xuống trầm trọng, bạn sẽ phải đối mặt với các tình trạng bệnh lý.
Một trong những bệnh do thiếu vitamin B7 gây ra là bệnh da liễu. Bệnh này có thể gây ra những vết thâm đen trên da, đặc biệt là trên mặt và các vùng khác của cơ thể. Ngoài ra, người thiếu vitamin B7 thường có làn da nhiều mụn và bong tróc. Đặc biệt ở vùng bụng, vùng eo, vùng lưng và vùng chân.
Bên cạnh đó, người thiếu vitamin B7 có thể gặp các vấn đề như đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, suy nhược, huyết áp cao, đau bụng, đau rát họng.
Thiếu vitamin B7 khiến bạn gặp các vấn đề về da và sức khỏe
Nghiêm trọng hơn, thiếu vitamin B7 có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, bệnh thận hoặc thần kinh. Khi đó, vấn đề Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì, thực sự nghiêm trọng.
Lo lắng về việc Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì nên nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề Thiếu vitamin B7 nên ăn gì hoặc nên bổ sung như thế nào. Tại đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số lời khuyên của chuyên gia về vấn đề này.
Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt và có đủ lượng vitamin B7 giúp bạn tránh được các triệu chứng rối loạn trên. Để có nhiều vitamin B7 hơn trong bữa ăn bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm sau:
Hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B7 vào bữa ăn của bạn
Bạn hãy bổ sung đa dạng các loại thực phẩm này vào bữa ăn để đảm bảo cơ thể có đủ nguồn vitamin B7 nhé.
>>> Xem thêm: Thiếu vitamin B12 nên ăn gì? Vitamin B12 có trong loại trái cây nào?
Nếu bạn lo lắng về vấn đề Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì và thực phẩm bạn ăn hằng ngày không thể cung cấp đủ thì bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm chức năng. Hiện nay, các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B7 rất đa dạng và phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy các sản phẩm này tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thói quen sống của bạn có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Và vitamin B7 cũng vậy. Bên cạnh câu hỏi Thiếu vitamin B7 nên ăn gì thì bạn cũng cần biết đến những thói quen tốt để duy trì lượng dưỡng chất này cho cơ thể.
Duy trì thói quen sống khoa học để hạn chế sự thiếu hụt vitamin B7
Một cơ thể tốt sẽ giúp bạn hấp thu được nhiều dưỡng chất tốt. Khi đó, các triệu chứng của việc thiếu vitamin B7 sẽ được cải thiện.
Tóm lại, vấn đề Thiếu vitamin B7 gây bệnh gì và Thiếu vitamin B7 nên ăn gì đã được giải đáp. Vitamin B7 rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là với vẻ ngoài của chúng ta. Do vậy, bạn hãy chú ý bổ sung chúng nhé.
-------------------------------
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
>> Phương pháp nhịn ăn gián đoạn - Hiệu quả giảm cân trong vòng 1 nốt nhạc
>> Nhịn ăn sáng có tác hại gì? Làm sao để không ăn sáng mà vẫn khỏe mạnh