ThuTrang - Pasgo Team- 19/12/2022
Một chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh là không thể thiếu Vitamin. Mặc dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ nhưng các loại vitamin lại có mặt ở hầu hết các hoạt động của cơ thể. Vì thế, chế độ ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Những triệu chứng đó, có thể là thông điệp mà cơ thể muốn gửi tới bạn về tình trạng thiếu hụt vitamin. Tại đây, chúng tôi sẽ đưa ra 5 dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy bạn đang thiếu hụt vitamin. Và tất nhiên, cả các giải quyết chúng nữa.
Vitamin B7 hay còn gọi là Biotin, là một loại vitamin tham gia vào quá trình bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển tế bào. Vì thế chúng liên quan đến sức khỏe của tóc và móng tay
Các triệu chứng của tình trạng thiếu hụt vitamin B7 rất dễ nhận biết. Tóc giòn, chẻ ngọn, móng dễ bị xước, gãy là những triệu chứng điển hình nhất. Ở một số người bị thiếu hụt vitamin B7 còn có triệu chứng bạc tóc.
Ngoài ra, có một số triệu chứng ít gặp hơn như mệt mỏi, đau cơ, chuột rút hoặc thi thoảng bị ngứa ran ở lòng bàn tay và bàn chân. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu này để biết được mình có đang bị thiếu vitamin B7 hay không.
Thiếu Vitamin B7 làm tóc và móng giòn, dễ gãy rụng
Phụ nữ mang thai, người hút nhiều thuốc lá, nghiện rượu hoặc gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa có nguy cơ cao nhất bị thiếu hụtvitamin B7. Bên cạnh đó việc sử dụng một số thuốc trong thời gian dài như kháng sinh, thuốc chống động kinh,... cũng có thể là nguyên nhân.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều lòng trắng trứng sống cũng khiến cơ thể bạn thiếu hụt Vitamin B7. Nguyên nhân là bởi trong lòng trắng trứng có chứa chất avidin. Đây là một loại protein có thể liên kết với Vitamin B7. Và từ đó làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin B7 của đường ruột.
Cách đơn giản nhất là bổ sung từ thực phẩm. Có nhiều thực phẩm chứa vitamin B7. Chẳng hạn như lòng đỏ trứng, cá, thịt, sữa, các loại hạt, rau bina, súp lơ, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt và chuối.
Người lớn có tóc và móng giòn, dễ gãy có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung Biotin. Khoảng 30mg vitamin B7 mỗi ngày là vừa đủ với nhu cầu của cơ thể. Lưu ý là hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Sắt và vitamin B là hai yếu tố tham gia nhiều vào việc chăm chút vẻ bề ngoài của bạn. Điển hình là việc thiếu sắt và vitamin B khiến bạn dễ bị loét miệng và khô môi hơn.
Loét miệng, hay còn gọi là nhiệt miệng, thường là kết quả của việc thiếu hụt các Vitamin B và Sắt. Một số nghiên cứu cho thấy, ở những người bị nhiệt miệng có hàm lượng vitamin B và sắt trong cơ thể thấp hơn nhiều so với bình thường. Các loại Vitamin B điển hình như Vitamin B1 (Thiamine), Vitamin B2 (Riboflavin) và Vitamin B6 (Pyridoxine)
Bạn bị nhiệt miệng, khô môi có thể do thiếu Vitamin B7
Đôi khi tình trạng khô môi, nứt kẽ môi, chảy máu hoặc đau rát ở khóe miệng là do tiết nhiều nước bọt hoặc cơ thể mất nước. Tuy nhiên, nó cũng có thể là kết quả của tình trạng thiếu Sắt và Vitamin B. Đặc biệt là Vitamin B2.
Các thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gia cầm, cá, các loại đậu, rau có màu xanh đậm, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Các nguồn Thiamine, Riboflavin và Pyridoxine tốt bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, rau xanh và các loại hạt.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung Sắt và Vitamin B. Nhưng trước hết, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
>> Xem thêm: Bụng đầy hơi khó tiêu sau khi ăn phải làm sao?
Chắc hẳn bạn đã biết về chức năng củng cố hệ miễn dịch của Vitamin C. Tuy nhiên, khi thiếu chúng, cơ thể không biểu hiện ở việc bị ốm hay cảm cúm.
Đương nhiên, việc đánh răng quá mạnh sẽ gây chảy máu chân răng, nhưng chế độ ăn thiếu Vitamin C cũng có thể là nguyên nhân. Bởi Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn. Thậm chí, nó hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Một hậu quả nghiêm trọng khác của việc thiếu hụt vitamin C kéo dài là còi xương, suy giảm hệ miễn dịch và yếu cơ. Dấu hiệu điển hình là bạn thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hay xuất hiện các vết bầm tím tại da, vết thương khó lành, da khô và bị chảy máu cam.
Vitamin C liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch của chúng ta
Vì cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra cũng như dự trữ vitamin C. Nên tình trạng này dễ xảy ra khi chế độ ăn uống không đầy đủ và không cân bằng. Và đa số chúng ta thường không để ý đến vấn đề này.
Bổ sung từ thực phẩm hằng ngày là cách đơn giản và hiệu quả nhất để đảm bảo bạn không bị thiếu Vitamin C. Các thực phẩm giàu Vitamin C bao gồm trái cây và rau củ. Sự thiếu hụt Vitamin C hiếm khi xảy ra ở những người ăn đủ trái cây và rau quả tươi mỗi ngày.
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung Vitamin C từ thực phẩm chức năng. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung Vitamin C khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là không uống quá liều.
Vitamin A thường được nhắc đến cùng với các chức năng của mắt. Đặc biệt là khả năng nhìn của mắt trong môi trường ánh sáng yếu thì Vitamin A lại càng quan trọng.
Hàm lượng Vitamin A trong cơ thể thấp dẫn đến các triệu chứng của bệnh quáng gà. Chẳng hạn như khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc bóng tối giảm hẳn. Và nếu không được điều trị, tình trạng này có thể nặng lên thành chứng khô mắt và làm hỏng giác mạc.
Ngoài ra, người thiếu Vitamin A có thể xuất hiện các đốm ở mắt. Đây gọi là các đốm Bitot, chúng hơi cộm, có bọt, màu trắng và xuất hiện trên kết mạc hoặc lòng trắng của mắt.
Những dấu hiệu trên chỉ thực sự biến mất hoàn toàn khi bạn bổ sung đủ Vitamin A. Nhưng đừng lo lắng, bởi bạn hoàn toàn có thể bổ sung Vitamin A từ thực phẩm hằng ngày. Chẳng hạn như thịt, nội tạng động vật, sữa, trứng, cá, rau có màu xanh đậm và các loại củ có màu vàng cam.
Hãy bổ sung Vitamin A từ thực phẩm hằng ngày
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung Vitamin từ thực phẩm chức năng. Tuy nhiên chỉ nên bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi việc quá thừa Vitamin A có thể gây ngộ độc.
Nhóm các Vitamin B được ví như người chăm chút vẻ bề ngoài cho cơ thể. Cụ thể, nếu thiếu Vitamin B2, B3 và B6 thì cơ thể sẽ xuất hiện những rối loạn trên da.
Gàu và viêm da tiết bã có thể do nhiều yếu tố gây nên, trong đó có chế độ ăn thiếu hụt Vitamin. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, hàm lượng Kẽm, Vitamin B2, B3 và B6 trong máu thấp có thể là nguyên nhân. Ở những người bị gàu ngứa, bong tróc da thường cho thấy sự thiếu hụt Vitamin B trong chế độ ăn.
Và bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách bổ sung thêm các thực phẩm giàu Vitamin B
>>> Xem thêm: Rụng tóc nhiều có sao không? Làm sao để hết rụng tóc cho nữ?
Giống như các loại Vitamin B khác thì bạn có thể tìm thấy bộ ba này ở các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, thịt, cá, trứng, sữa, nội tạng động vật, các loại đậu, rau có màu xanh đậm. Ngoài ra, hải sản và các loại hạt cũng là nguồn cung cấp tốt cho các loại Vitamin B.
Ngoài ra, bạn có thể chủ động bổ sung Vitamin B từ thực phẩm chức năng. Nhưng hãy đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tóm lại, bạn không nên bỏ qua Vitamin bởi chúng nắm giữ nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt cho vẻ đẹp của bạn. Một chế độ ăn uống không cung cấp đủ Vitamin và Khoáng chất có thể gây ra một số triệu chứng. Nếu để ý bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng. Và việc tăng cường bổ sung Vitamin và Khoáng chất từ thức ăn có thể giải quyết tốt các triệu chứng của bạn.
>>> Xem thêm: Thiếu vitamin B12 nên ăn gì? Vitamin B12 có trong loại trái cây nào?