Hoài Thu - Pasgo Team- 03/01/2023
Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá như: Tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hoá rất phổ biến khi mang thai. Và tình trạng tiêu chảy gia tăng đối với một số mẹ bầu ở tháng cuối thai kỳ. Thực tế, mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối gặp phải rất nhiều vấn đề trong sinh hoạt và lo lắng liệu nó có ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé bà bầu nên tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy. Từ đó, biết cách điều trị tại nhà an toàn, phù hợp và khi nào cần thăm khám bác sĩ.
Tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp bạn biết được cách điều trị phù hợp. Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có thể do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy
Vào cuối thai kỳ, mức độ prostaglandin trong cơ thể người mẹ bắt đầu tăng lên, góp phần mở rộng tử cung. Đồng thời, sự gia tăng nồng độ prostaglandin sẽ kích thích sự thay đổi nội tiết tố. Từ đó làm tăng hoạt động của ruột để làm sạch ruột chuẩn bị hoạt động. Đó là lý do tại sao mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối.
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có thể do sắp sinh
Vậy mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có phải là dấu hiệu sắp sinh không? Câu trả lời là có! Ở những tuần cuối của thai kỳ hoặc vài ngày, vài tuần trước khi sinh con, bà bầu thường bị tiêu chảy khá trong giai đoạn này. Thời gian từ khi mẹ bắt đầu có triệu chứng tiêu chảy đến khi sinh thực tế là 1-2 tuần, tùy vào cơ địa của mỗi người. Khả năng cao nhất là thai 38 tuần bị tiêu chảy hoặc thai 39 tuần bị tiêu chảy là phổ biến nhất. Vì vậy, các mẹ nên đi khám tiêu chảy những tuần cuối thai kỳ để biết những dấu hiệu chuyển dạ thực sự nhằm chuẩn bị cho ca sinh nở thuận lợi nhất.
>> XEM THÊM: Bầu ăn mận được không? Lợi ích bất ngờ mận đem lại cho em bé
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối trong trường hợp nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng những biện pháp sau:
Khi bà bầu bị tiêu chảy, hệ tiêu hoá rất dễ tổn thương, các vi khuẩn có hại nhanh chóng phát triển và gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Để điều trị tiêu chảy nhanh chóng thì ta cần thiết lập lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Và cách an toàn, hiệu quả nhất đó là bổ sung lợi khuẩn cho mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối.
Vi khuẩn có ích trong men vi sinh sẽ nhân lên khi đi vào hệ tiêu hóa và bám vào thành ruột ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại gây bệnh. Chúng cạnh tranh chỗ bám với vi khuẩn có hại và đẩy vi khuẩn có hại ra khỏi niêm mạc ruột. Từ đó, vi khuẩn có hại không thể phát triển, bị tiêu diệt và đào thải ra ngoài. Khi hệ vi sinh vật được cân bằng, các triệu chứng tiêu chảy sẽ nhanh chóng giảm và biến mất hoàn toàn.
Bổ sung men vi sinh cho bà bầu bị tiêu chảy
Bổ sung Probiotic - men vi sinh cho bà bầu là một phương pháp điều trị rất an toàn thường được kết hợp với bù nước. Việc sử dụng đồng thời cả 2 phương pháp đúng cách giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng tiêu chảy, rút ngắn thời gian điều trị. Ngoài ra, bổ sung men vi sinh đúng cách còn giúp nâng cao sức đề kháng hệ tiêu hoá. Nhờ vậy bà bầu giảm táo bón và ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa như khó tiêu, nhiễm trùng đường ruột,...
Các bác sĩ cho biết, dù bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối do nguyên nhân gì thì hậu quả điển hình nhất vẫn là tình trạng cơ thể bị mất nước.
Khi một phụ nữ mang thai bị mất nước trong cơ thể, điều này tác động mạnh mẽ với sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của đứa trẻ. Điển hình là phụ nữ mang thai mất nước sẽ cảm thấy không có năng lượng để làm việc, mệt mỏi, đứa trẻ chậm phát triển về tinh thần và thể chất. Thậm chí trong trường hợp mất nước quá trầm trọng có thể tử vong.
Vì vậy, điều quan trọng bà bầu cần quan tâm khi bị tiêu chảy trong tháng cuối thai kỳ chính là bổ sung nước cho cơ thể. Mẹ có thể nhận biết cơ thể mình có bị mất nước hay không qua các dấu hiệu sau:
Khi này, mẹ cần tăng cường bổ sung lượng nước cho cơ thể. Mẹ có thể bổ sung Oresol, uống nước đun sôi để nguội, trà gừng, trà mật ong... Lưu ý không nên uống hết trong một lần uống, bạn nên chia thành nhiều lần bổ sung. Mỗi lần uống bạn uống từ từ, từng ngụm nhỏ.
>> XEM THÊM: Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không? Vải có gây hại cho thai nhi?
Điều chỉnh chế độ ăn uống khi tiêu chảy cũng giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy:
Chế độ ăn cầm tiêu chảy cho bà bầu
Một lưu ý vô cùng quan trọng cho bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối đó là không tự ý uống thuốc điều trị tiêu chảy. Khi mang thai, bất kỳ loại thuốc nào bạn uống đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, chưa kể có những loại thuốc gây tác dụng phụ. Mỗi nguyên nhân gây tiêu chảy cũng phải được điều trị bằng các loại thuốc điều trị khác nhau, việc tự mua thuốc điều trị cũng làm tăng khả năng bà bầu bị tiêu chảy nặng hơn do dùng thuốc không phù hợp. Vì thế, để bạn chỉ sử dụng thuốc trị tiêu chảy khi có sự chỉ định của bác sĩ, tư vấn của dược sĩ.
Bệnh tiêu chảy sẽ nhanh chóng khỏi nếu mẹ áp dụng các biện pháp phù hợp. Nhưng nếu tiêu chảy kéo dài quá nhiều ngày và không được kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối đến bệnh viện ngay lập tức nếu tiêu chảy kèm theo các triệu chứng sau:
Mẹ bầu tiêu chảy quá 2 ngày nên đi khám bác sĩ
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nghiêm trọng hay không bạn nên dựa vào những triệu chứng đi kèm. Nếu chỉ đi ngoài thì bạn có thể áp dụng những biện pháp cầm tiêu chảy an toàn phía trên. Hoặc để an toàn bạn có thể thăm khám bác sĩ. Hãy luôn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cho bản thân và bé yêu khỏe mạnh mẹ nhé!
Bài viết liên quan:
>> Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu
>> 7 tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở mẹ bầu
>> Cách uống canxi và sắt cho bà bầu