Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Cách cầm tiêu chảy, chế độ ăn để nhanh khỏi

Ngày cập nhật:04/01/2023

Bé bị tiêu chảy phải làm sao? là câu luôn là câu hỏi gây đau đầu cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc bé. Tiêu chảy được cho là căn bệnh nguy hiểm và là tác nhân gây tử vong cao thứ 2 đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu chăm sóc và áp dụng đúng biện pháp thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi và hầu như không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa trị chăm sóc cho bé bị tiêu chảy an toàn và hiệu quả nhất nhé!


Mục lục

Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Giải pháp điều trị

Bé bị tiêu chảy thường biếng ăn, biếng bú, quấy khóc, mệt mỏi,... Để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, ba mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Dùng men vi sinh

Tiêu chảy thưởng gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do lượng lớn lợi khuẩn bị đào thải ra ngoài. Nếu trẻ tiếp tục tiêu chảy sang lần thứ 3 thì tình trạng không dung nạp đường Lactose thứ phát rất dễ xảy ra. Điều này sẽ làm nghiêm trọng hơn tình trạng tiêu chảy cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy dai dẳng của trẻ. Bổ sung thêm men vi sinh sẽ nhanh chóng giúp trẻ cải thiện được tình trạng tiêu chảy bởi:

Bé bị tiêu chảy phải àm sao: Bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cầm tiêu chảy

  • Men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi sẽ góp phần củng cố tính ổn định của hệ vi sinh đường tiêu hoá, giúp tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hoá, chiến đấu để ức chế quá trình tấn công của những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm,...
  • Lợi khuẩn sẽ sản sinh là các enzym tiêu hoá (khoảng 3000 loại enzyme tiêu hoá) hỗ trợ quá trình phân cắt thức ăn. Nhờ vậy, hệ tiêu hoá sẽ được giảm bớt công việc, lượng thức ăn bé ăn vào sẽ được tiêu hoá tốt hơn.

Cha mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, sữa chua uống hoặc uống men tiêu hoá để bổ sung lợi khuẩn cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên bổ sung men tiêu hoá chuyên biệt để cầm tiêu chảy nhanh hơn.

Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Bù nước

Ngay khi trẻ bị tiêu chảy phải cho trẻ uống đủ nước và hiệu quả nhất là uống oresol (được pha theo liều lượng hướng dẫn trên sản phẩm). Cho trẻ uống dần theo thìa cho tới khi khỏi nôn. Nếu trong 24 giờ bé không uống hết được nước đã pha mẹ vẫn phải đổ bỏ và pha nước mới. 
Ngoài oresol mẹ có thể cho bé uống nước cháo loãng. Cách nấu rất đơn giản: cho một nhúm gạo (50 gram) và một thìa muối ăn (3, 5g ram) vào sáu bát nước. Đun nấu sôi cho đến khi sợi gạo bung hết (15 phút) , gạn lấy khoảng một lít nước cháo cho uống. Nước cháo đã pha chỉ uống hàng ngày và chậm nhất là 6 giờ.

Có thể cho trẻ bị tiêu chảy uống nước cháo loãng

Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước cháo loãng khi bị nôn và tiêu chảy

Cách cho bé bị tiêu chảy uống nước đúng cách:

  • Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi cho uống từng muỗng, trẻ lớn hơn uống từng ngụm.
  • Nếu bé bị nôn thì dừng cho uống, sau 5 đến 10 phút rồi vẫn tiếp tục cho uống.  

Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Đưa bé đi khám

Nếu trẻ bị thiếu nước nghiêm trọng như lờ đờ hay gào khóc dữ dội, nói không có nước mắt, đi tiểu khó, ói mửa và môi tím tái. .. phải chuyển trẻ vào trung tâm cấp cứu ngay.
Ngoài ra, bé bị tiêu chảy quá 2 ngày; bị sốt, không ăn uống được, nôn trớ nhiều cũng nên cho bé đi khám ngay. Đặc biệt là trường hợp phân bé kèm theo máu, giống kiết lỵ thì hãy cho bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Điều chỉnh chế độ ăn

Những biện pháp trên sẽ giúp bé nhanh chóng cầm được tiêu chảy. Tuy nhiên để hỗ trợ điều trị và nhanh chóng hồi phục thì chế độ ăn của bé rất quan trọng.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Hãy áp dụng ngay những lời khuyên dinh dưỡng cho theo độ tuổi của bé dưới đây nhé:

  • Trẻ bị tiêu chảy dưới 6 tháng tuổi:

Tiếp tục cho bú mẹ và tăng cữ bú. Vì sữa mẹ là thức ăn chính cho bé và nó cũng chưa một số kháng thể, các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp bé nhanh hồi phục. Và sữa mẹ cũng giúp bé bù nước và chất điện giải.

Nếu trẻ không được bú mẹ hoặc sữa mẹ không đủ thì cho trẻ ăn sữa bò hay sữa công thức. Tương tự như trên, mẹ nên cho bé bú từng chút một và chia nhiều bữa mỗi ngày. Khi cho bé bú bình thì nên pha sữa lỏng hơn (giữ nguyên lượng nước những chỉ cho ⅔ lượng sữa). Thời gian giữa các bữa ăn cho trẻ khoảng 3 giờ một bữa.

Bé dưới 6 tháng tuổi khi bị tiêu chảy nên tăng cường bú mẹ

Bé dưới 6 tháng tuổi khi bị tiêu chảy nên tăng cường bú mẹ

  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên bị tiêu chảy:

Ngoài bú sữa mẹ, hãy cho ăn các món dễ dàng tiêu hoá hơn: Bột, cháo, trứng, thịt gà, thịt heo xay, sữa chua, bí đỏ, chuối, đu đủ, hồng xiêm,.. Bữa ăn cũng cần có chất béo nhằm đảm bảo dinh dưỡng. Nhưng không nên quá nhiều và bạn nên dùng dầu thực vật.

  • Trẻ lớn bị tiêu chảy

Trong giai đoạn đầu bạn vẫn cần cho trẻ ăn một số dạng thức ăn nhẹ, dễ dàng tiêu hoá như cháo (cháo thịt nạc xay nhuyễn có công dụng hiệu quả đối với việc chữa tiêu chảy) và canh, những thực phẩm hầm, nấu xương hoặc cơm mềm. 
Thức ăn cần nấu kỹ và cho sử dụng ngay từ khi nấu nhằm bảo đảm an toàn giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu phải cho trẻ dùng các thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải hâm kỹ lại trước khi cho ăn. 
Khi sơ chế thức ăn cho trẻ cần rửa thật sạch sẽ với xà bông nhằm bảo đảm an toàn. Nên cho trẻ ăn nhiều trái cây chín như: Chuối, mít, cam và bưởi giúp tăng lượng kali. Táo nấu mềm hoặc chuối nướng sẽ làm trẻ dễ dàng tiêu hoá thức ăn.

Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Chia nhỏ bữa ăn

Rất nhiều cha mẹ nghĩ tiêu chảy khiến ruột non bị nghỉ ngơi nên không cho trẻ ăn thêm, hay nhịn đói giúp "ruột được nghỉ ngơi", nhanh chóng hồi phục. Quan điểm này là sai lầm ba mẹ nhé. Khi bị tiêu chảy thì trẻ cần tiếp tục cho ăn uống lại bình thường để nhanh chóng hồi sức.

Bé bị tiêu chảy phải làm sao: Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ

Chia nhỏ bữa ăn để giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa

  • Không ép bé nên khuyến khích bé cố gắng ăn, có thể cho trẻ ăn 6 bữa/ngày để đảm bảo đủ chất và đủ lượng. Sau khi hết tiêu chảy cha mẹ nên cho bé ăn thêm một số bữa phụ để bé nhanh chóng lấy lại thể lực.
  • Nếu trẻ ăn kém hoặc nôn trớ nhiều bị tiêu chảy thì cần cho ăn chậm lại và nâng số lượng bữa lên.
  • Thay đổi món thường xuyên để tăng sự hứng thú với bữa ăn cho bé, có thể lựa chọn những món bé thích nếu nó không quá khó tiêu. 
  • Khi khỏi tiêu chảy sau khoảng 2-3 ngày hãy cho bé ăn bình thường trở lại. Có nghĩa là thực đơn đã bao gồm đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
  • Khi bé bị tiêu chảy mẹ cũng không nên ép con ăn những món mặc dù món đấy rất giàu dinh dưỡng. Bởi, vô hình chung nó lại khiến hệ tiêu hoá trở nên nặng nề, khó tiêu. Hãy chọn những món ăn nhẹ nhàng dễ tiêu hoá. 

Những món ăn bé bị tiêu chảy không nên ăn

Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Không nên hoặc hạn chế cho bé ăn những thực phẩm này mẹ nhé!

  • Đường hay những thứ thực phẩm có quá nhiều đường: mứt, bánh kẹo các loại nước uống công nghiệp có thể sẽ chính là "thủ phạm" khiến cho tình hình tiêu chảy ngày một tồi tệ hơn nữa. Do gia tăng áp suất thẩm thấu của lòng ruột làm nước theo phân xâm nhập lòng tá tràng.

Bé bị tiêu chảy phải làm sao: Không cho bé ăn thức ăn khó tiêuKhông nên cho bé bị tiêu chảy ăn thực phẩm nhiều xơ và khó tiêu

  • Không ăn một số món rau có quá nhiều xơ hoặc ít chất bổ dưỡng bao gồm: rau cần, cần tây, măng,... hay ngũ cốc nguyên cám (ngô, ngũ cốc chưa xay xát) khó hấp thụ.  
  • Cha mẹ tuyệt đối không cho bé ăn những món ăn tái sống: gỏi cuốn, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép. .. chưa làm chín mà chỉ rửa qua nước lã.

Tóm lại, bé bị tiêu chảy phải làm sao? Trước tiên, cha mẹ nên bình tĩnh, đừng vội cho bé uống thuốc ngay. Hãy áp dụng những biện pháp an toàn trước như: bù nước, bổ sung men vi sinh,... để bé tự hồi phục. Và cố gắng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé trong giai đoạn này mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm:

>> Bị tiêu chảy nên uống gì để cầm tiêu chảy nhanh?

>> Biện pháp xử lý khi trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

>> Cách trị tiêu chảy cho bé bằng bài thuốc dân gian

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0