Bị tiêu chảy nên uống gì để cầm tiêu chảy, bù nước an toàn?

Hoài Thu - Pasgo Team- 03/01/2023

Khi bị tiêu chảy nhiều người hạn chế hoạt động của nhu động ruột thông qua chế độ ăn, uống ít nước. Tuy nhiên, đây là quan điểm không đúng, có thể khiến bệnh tình thêm nặng và nguy hại đến sức khoẻ. Khi bị tiêu chảy bạn không nên nhịn uống mà ngược lại còn phải bù nước và bổ sung đầy đủ dưỡng chất để có thể nhanh hồi phục. Vậy bị tiêu chảy nên uống gì để bù nước mà lại giúp cầm tiêu chảy?


Mục lục

Tầm quan trọng của việc bù nước

Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân có nguy cơ bị mất nước và mất chất điện giải. Vì sau mỗi lần đi đại tiện, nước và chất điện giải sẽ bị đào thải cùng với phân. Do đó, dù là người lớn hay trẻ em, điều quan trọng là phải bù nước cho cơ thể trong thời gian bị tiêu chảy. Nếu đi ngoài nhiều lần mà không được bổ sung kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải và thậm chí là tử vong.

Lý do bị tiêu chảy cần bù nước

Bị tiêu chảy không nên uống nước ngọt có ga

Lý do bị tiêu chảy cần bù nước

Mặt khác, việc bù nước đầy đủ và kịp thời mang lại rất nhiều lợi íchcho người bị tiêu chảy

  • Nhanh chóng bù lại nước và chất điện giải bị mất do tiêu chảy. 
  • Góp phần trong việc cầm tiêu chảy. 
  • Bệnh nhân ít mệt mỏi, sức khỏe phục hồi  nhanh hơn và giảm  nguy cơ suy kiệt.

Khi bị tiêu chảy các bạn phải đặc biệt chú ý bù nước nhất là khi thấy cơ thể có các dấu hiệu mất nước như:

  • Khát nước liên tục.
  • Khô môi, miệng.
  • Tiểu ít, nước tiểu sậm màu.
  • Chóng mặt, mệt mỏi.

Bị tiêu chảy nên uống gì?

Bù nước rất quan trọng nhưng chúng ta cần biết bị tiêu chảy nên uống gì và uống như thế nào? Bởi nếu bù nước sai cách cơ thể có thể bị mất nước nhiều và tiêu chảy nặng hơn.

Bị tiêu chảy nên uống gì? Nước lọc

Để thay thế lượng nước bị mất trong cơ thể khi bị tiêu chảy: trước tiên hãy uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn không nên uống cả cốc to một lúc mà hãy uống từng ngụm nhỏ, chia làm nhiều lần uống. Bạn có thể uống nước khoáng thay cho nước lọc thông thường để bổ sung chất điện giải.

Bị tiêu chảy nên uống gì? Nước điện giải

Chất điện giải giúp cân bằng lượng nước và độ pH trong cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải vào và ra khỏi tế bào. Khi bị tiêu chảy ngoài mất nước, cơ thể còn mất các chất điện giải quan trọng. Vậy bị tiêu chảy nên uống gì để bù cả nước lẫn điện giải?

Bị tiêu chảy nên uống gì: Uống nước điện giảy

Khi bị tiêu chảy nên uống nước điện giải

Trong trường hợp tiêu chảy nặng, uống nước lọc chỉ giúp bù nước chứ không bù được điện giải đã mất. Do đó, bạn có thể sử dụng dung dịch Oresol, giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung nước và chất điện giải. Cần lưu ý pha thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất. Bạn pha với nước đun sôi để nguội rồi và uống, không nên để quá lâu. Tương tự với cách uống nước lọc, bạn nên uống từ từ từng ngụm nhỏ và bổ sung nhiều lần trong ngày.

Bị tiêu chảy nên uống gì? Nước dừa

Bị tiêu chảy nên uống nước dừa giúp bù nước và điện giải do những nguyên nhân sau: 

  • Nước dừa đặc biệt giàu điện giải và kali, giúp bù lại lượng kháng chất đã mất do tiêu chảy và giúp cầm tiêu chảy. 
  • Nước dừa giúp đào thải những chất cặn bã - chất độc giúp cơ thể mau chóng hồi phục 
  • Nước dừa có chứa axit lauric khi đưa vào cơ thể chuyển hoá thành monolaurin giúp tiêu diệt nhiều chủng virus, vi khuẩn,.. chống nhiễm ký sinh trùng, giun sán và nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nước dừa là một loại chất lỏng không chỉ giàu khoáng chất mà còn dồi dào vitamin - các thành phần vi lượng quan trọng. Thực tế thì nước dừa chứa hàm lượng kali hơn 2 lần so với kali của chuối tiêu giúp giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, tim mạch, hệ thống thần kinh trung ương và hô hấp.

Bị tiêu chảy nên uống gì: Nước dừa

Nước dừa rất thích hợp để bù nước và điện giải cho người bị tiêu chảy

Vậy bị tiêu chảy nên uống gì? Bạn có thể uống nước dừa nếu như bạn không quen uống oresol nhé! Mặc dù nước dừa rất tốt cho người bị tiêu chảy, nhưng người bệnh khi uống nước dừa nên lưu ý một số điểm sau:

  • Không nên uống nước dừa khi bụng đói rất dễ gây lạnh bụng, đau bụng. Và mỗi lần uống nên cách nhau 2-3 giờ.
  • Tuy trong nước dừa chứa nhiều hàm lượng kali cùng glucose nhưng hàm lượng natri và clorua khá thấp. Để khắc phục nhược điểm này bạn có thể cho thêm một xíu muối.

Trong trường hợp người bị tiêu chảy là phụ nữ mang thai, người già và trẻ con thì biện pháp bổ sung qua nước dừa là vô cùng phù hợp và an toàn.

Bị tiêu chảy nên uống gì? Men vi sinh

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và nó cũng là “nút thắt” để điều trị tiêu chảy. Do vậy, khi bị tiêu chảy nên uống gì? Bạn nên bổ sung men vi sinh nhé! 
Men vi sinh vốn là các vi khuẩn có lợi hay còn có tên gọi khác là Probiotic được cho là rất hiệu quả trong việc cầm tiêu chảy. Nên nếu bạn bổ sung với một số lượng lớn sẽ góp phần giúp khôi phục ổn định hệ thống vi sinh trong cơ thể. Từ đó, triệu chứng tiêu chảy giảm bớt và nhanh chóng dứt hẳn.

Bị tiêu chảy nên uống gì: Men vi sinh

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cầm tiêu chảy

Bạn có thể bổ sung men vi sinh thông qua cách uống sữa chua. Nhưng để có kết quả cao, cần sử dụng sản phẩm bổ sung men vi sinh chuyên biệt có thành phần bào tử lợi khuẩn (đặc biệt là đối với những người bị bất dung nạp lactose). Bào tử lợi khuẩn có thành phần chính là lợi khuẩn ở trạng thái “ngủ đông” được bao bọc trong một lớn “áo giáp” chắc chắn. Điều này giúp bào tử lợi khuẩn có khả năng sống còn cao, dễ dàng đi qua được dạ dày, an toàn xuống ruột, và một phần không bị ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh. Nhờ đó tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn, và phát huy tác dụng giúp điều trị tiêu chảy nhanh hơn.

Một số loại nước nên uống khi bị tiêu chảy khác

Bị tiêu chảy nên uống gì ngoài cách uống oresol, nước dừa, men vi sinh:

  • Uống nước cam vắt: Vì nước cam có nhiều vitamin C, một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể và đặc biệt là với những ai đang bị tiêu chảy. Hơn nữa nước cam có mùi thơm và vị ngọt khá dễ uống.
  • Uống trà vỏ cam: Trà vỏ cam giúp điều hoà nhu động đại tràng và hỗ trợ các lợi khuẩn của dạ dày, đồng thời giảm hiện tượng đầy hơi khi bị tiêu chảy. 
  • Uống trà gừng: Vì có tính chất nóng nên trà gừng rất thích hợp với đường ruột. Trà gừng cũng giúp chống viêm và bù nước đã mất do bị tiêu chảy. 
  • Nước cháo hoặc nước gạo lứt: Loại nước không những thơm ngon mà còn giúp bù nước và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ưu điểm của nước cháo và nước gạo lứt là không làm cho dạ dày bị kích thích hay co bóp mạnh. 

Người bị tiêu chảy không nên uống gì?

Để nhanh khỏi bệnh, bên cạnh việc tìm hiểu bị tiêu chảy nên uống gì thì bạn cũng cần biết những loại nước cần tránh để nhanh khỏi bệnh:

  • Tránh uống sữa có lactose. Tiêu chảy khiến cơ thể đi ngoài thường xuyên, việc sản xuất enzyme tiêu hóa lactose cũng giảm sút. Vì thế, uống sữa có chứa lactose khi tiêu chảy có thể khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn còn kèm theo các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn.

Bị tiêu chảy không nên uống nước ngọt có ga

Bị tiêu chảy không nên uống nước ngọt có ga

  • Đồ uống có gas. Người bị tiêu chảy hạn chế uống nước ngọt có gas - đấy là loại nước uống không tốt cho người bị tiêu chảy nói riêng và đối với tất cả chúng ta nói chung.
  • Không uống thức uống có cồn, chất kích thích. Theo các nhà nghiên cứu, do cà phê có chứa caffeine gây ức chế hệ thống thần kinh trung ương đại tràng, thúc đẩy nhu động ruột non khiến cho việc di chuyển thực phẩm và chất thải qua đường ăn nhanh chóng trở nên khác thường. Vì vậy, khi bị tiêu chảy bạn nên tránh uống cà phê và các thức uống có gas cũng tạo nên hiện tượng này.

Tóm lại, bị tiêu chảy nên uống gì? Bạn nên uống nước lọc để bù nước, uống nước dừa hoặc oresol để bù cả nước và điện giải. Để cải thiện hệ tiêu hoá, cầm tiêu chảy bạn nên uống men vi sinh. Bên cạnh việc bù nước và điện giải thì bạn nên ăn uống đầy đủ, có như thế cơ thể mới nhanh khỏi bệnh.

Bài viết liên quan:

>> Cách trị tiêu chảy cho bé bằng bài thuốc dân gian

>> Bé uống sữa công thức bị tiêu chảy có phải bất dung nạp lactose

>> Trẻ uống sữa bị tiêu chảy phải làm sao?

>> Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối xử lý như thế nào?

>> Tác nhân khiến mé bầu 3 tháng giữa bị tiêu chảy

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0