Tổng hợp các thuốc thụt tháo đại tràng an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

Ngày cập nhật:03/02/2023

Thuốc thụt tháo đại tràng có công dụng làm sạch đường ruột một cách nhanh chóng. Đặc biệt là với những người bị táo bón lâu ngày không khỏi. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng trước khi lựa chọn một loại thuốc nào đó để thụt tháo đại tràng.


Mục lục

1. Các thuốc thụt tháo đại tràng an toàn và hiệu quả

Thụt tháo đại tràng là phương pháp giải quyết táo bón nhanh chóng, nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trước tiên, bạn cần lựa chọn được loại thuốc thụt tháo đại tràng phù hợp. 

1.1. Nhóm thuốc thụt tháo đại tràng chứa Natri Phosphat

Natri photphat là hoạt chất có khả năng thẩm thấu và tăng hút nước vào trong lòng ruột. Từ đó giúp khối phân nhanh chóng tan ra và kích thích nhu động ruột để để chất thải ra ngoài. Sau đây là một số đại diện tiêu biểu cho nhóm thuốc này:

  • Thuốc Usefma Enema Solution

Thành phần bao gồm: Natri biphosphat và Natri phosphat
Liều dùng để trị táo bón: Ngày 1 lần, mỗi lần 1 chai
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Thuốc thụt tháo đại tràng Enema Solution dùng được cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Thuốc thụt tháo đại tràng Enema Solution dùng được cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Lưu ý: Không dùng thuốc này cho người bị phì đại ruột kết bẩm sinh, bị tắc nghẽn ruột, bị bệnh tim xung huyết và không có hậu môn. Sử dụng thận trọng với những người bị suy thận, bị rối loạn điện giải hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu,... Cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, lái xe hoặc người đang vận hành máy móc. Tốt hơn, các đối tượng trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 
Tác dụng phụ: Có thể gặp các tình trạng rối loạn điện giải như: giảm canxi huyết, tăng phosphate huyết, tăng natri huyết,... hoặc nhiễm toan máu.

  • Thuốc Evacenema

Thành phần: Monobasic natri phosphat và Dibasic natri phosphat
Liều dùng: Người lớn dùng 1 chai/ 1 lần/ ngày, Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi dùng nửa chai/ 1 lần/ ngày.
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
Lưu ý: Không dùng thuốc này cho người bị to đại tràng bẩm sinh, bị suy tim xung huyết, không có hậu môn và tắc nghẽn ruột. Không dùng Evacenema cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Sử dụng thận trọng với những người bị suy thận, bị rối loạn điện giải hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu,...
Tác dụng phụ: Có thể gây hạ canxi huyết, tăng phosphat máu, tăng natri máu hoặc nhiễm toan máu. Biểu hiện là chóng mặt, buồn nôn, nôn, bủn rủn chân tay, yếu mệt,...

>>> Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách thụt tháo đại tràng tại nhà đơn giản, hiệu quả

  • Thuốc Golistin-enema

Thành phần: Monobasic natri phosphat và Dibasic natri phosphat
Liều dùng: 1 chai mỗi ngày
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sử dụng chế phẩm có dung tích 118ml. Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi dùng loại có dung tích 66ml.

Thuốc thụt tháo đại tràng Golistin-enema dùng được cho trẻ em dưới 12 tuổi

Thuốc thụt tháo đại tràng Golistin-enema dùng được cho trẻ em dưới 12 tuổi

Lưu ý: Không sử dụng cho người không có hậu môn, bị to đại tràng bẩm sinh hoặc bị suy tim xung huyết, bị bệnh trĩ, người mẫn cảm với thành phần của thuốc. Sử dụng thận trọng với những người bị suy thận, bị rối loạn điện giải hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng phụ: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đại tiện không tự chủ khi dùng kéo dài, hạ canxi máu, tăng phosphat máu, tăng natri máu, nhiễm toan máu. 

1.2. Nhóm thuốc thụt tháo đại tràng chứa Glyceryl

Hoạt chất này có công dụng làm mềm phân, tăng tốc độ di chuyển của phân trong lòng ruột và tăng hút nước. Vì thế, chúng giúp giải quyết khối phân khô cứng một cách nhanh chóng. Sau đây là một vài chế phẩm phổ biến ở nhóm thuốc này:

  • Thuốc Microclismi

Thành phần chứa: Glycerol, dịch chiết hoa Cúc La mã, dịch chiết hoa Cẩm Quỳ.
Liều dùng: 1 tuýp/ 1 lần/ ngày. Người lớn dùng dạng Microclismi 9g, trẻ em dùng dạng Microclismi 3g.

Lưu ý: Không dùng thuốc này với người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi, người bị tắc ruột hoặc viêm loét đại tràng.

Tác dụng phụ: Đau bụng quặn, tiêu chảy, chảy máu trực tràng.

  • Thuốc Stiprol

Thành phần: Glycerol, dịch chiết mallow, dịch chiết camomile,...
Liều dùng: Người lớn dùng 1-2 tuýp loại 9g/ ngày, Trẻ em dùng 1-2 tuýp loại 3g/ ngày. 

Thuốc thụt tháo đại tràng Stiprol an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc thụt tháo đại tràng Stiprol an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú

Lưu ý: Thuốc an toàn với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Không dùng Stiprol cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Nếu sử dụng quá thường xuyên có thể khiến bạn bị lệ thuộc vào thuốc để đi ngoài được. 
Tác dụng phụ: Gây mất nước hoặc kích ứng niêm mạc trực tràng
Đa phần các thuốc thụt tháo đại tràng mang đến tác dụng khá nhanh, có ít tác dụng phụ và không làm ảnh hưởng đến các thuốc khác. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng chúng.

  • Thuốc Rectiofar

Thành phần: Glyceryl
Liều dùng: Người lớn dùng 1-2 ống loại 5ml/ ngày, Trẻ em dùng 1 ống loại 3ml/ ngày
Lưu ý: Không dùng Rectiofar cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị trĩ, rò hậu môn hoặc bị tiêu chảy. Thận trọng khi sử dụng cho người cao tuổi, người bị bệnh tim, mắc bệnh đái tháo đường hoặc đang bị mất nước trầm trọng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. 
Tác dụng phụ: Hiện nay chưa có ghi nhận nào về tác dụng không mong muốn xảy ra khi sử dụng Rectiofar. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường khi sử dụng sản phẩm, hãy trao đổi với bác sĩ. 

>>> Xem thêm: Thải độc đại tràng bằng cà phê có tốt không? 

2. Thụt tháo đại tràng bằng các sản phẩm tự nhiên

Thuốc xổ từ tự nhiên cũng là lựa chọn của nhiều người trong hành trình giải quyết táo bón. Bạn cũng có thể tự chuẩn bị các chế phẩm này để thay thế cho các thuốc thụt tháo đại tràng nguồn gốc Tây y.

2.1. Dùng nước hoặc nước muối

Đây là loại ít gây kích ứng nhất trong các lựa chọn về dùng dịch để thụt tháo đại tràng. Bạn nên dùng nước tinh khiết hoặc nước muối sinh lý. Chúng có khả năng kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và đẩy mạnh tốc độ đào thải phân ra ngoài. 

Dùng nước muối để thụt tháo đại tràng sẽ ít gây kích ứng niêm mạc hơn

Dùng nước muối để thụt tháo đại tràng sẽ ít gây kích ứng niêm mạc hơn

Bạn cũng có thể tự chuẩn bị nước muối tại nhà. Hãy hòa tam 2 thìa cà phê muối ăn (khoảng 12g) vào 1 lít nước ấm (khoảng 37-38 độ C). Loại dung dịch này phù hợp hơn với đối tượng là trẻ em, vì chúng khá dịu nhẹ. Tùy thuộc vào độ tuổi mà bạn có thể cân nhắc lượng dung dịch cần thiết để thụt tháo cho trẻ. 

  • Nếu bé từ 2-6 tuổi, nên sử dụng 180ml chất lỏng. 
  • Nếu bé từ 6-12 tuổi, nên dùng 350 ml dung dịch 
  • Nếu bé từ 13 tuổi trở lên, có thể dùng tới 470 ml 

2.2. Dùng nước chanh

Nước chanh pha với nước ấm (có thể cho thêm 1 chút muối) được cho là có công dụng dọn sạch đường ruột của bạn, bao gồm cả chất thải và những vi khuẩn có hại. Đây cũng là một lựa chọn tốt để thay thế cho các thuốc thụt tháo đại tràng. 
Tuy nhiên, tính axit của chanh có thể gây kích ứng niêm mạc trực tràng nên không phù hợp để dùng cho trẻ nhỏ. 

>>> Xem thêm: Mẹo trị táo bón tại nhà đơn khỏi ngay mà không cần dùng thuốc

2.3. Dùng giấm táo

Không có khuyến cáo rõ ràng nào về việc sử dụng giấm táo để thụt tháo đại tràng. Tuy nhiên, giấm táo được cho là có thể loại bỏ vi khuẩn và phân trong trực tràng một cách nhanh chóng. 

Bạn có thể dùng giấm táo để thay thế cho các thuốc thụt tháo đại tràng

Bạn có thể dùng giấm táo để thay thế cho các thuốc thụt tháo đại tràng

Tuy nhiên, vì cũng có tính axit giống như chanh, nên bạn cần phải thận trọng khi sử dụng giấm táo. Bạn có thể hòa giấm táo với nước lọc ấm để nhanh chóng làm sạch ruột. Nhiều người đã lựa chọn giấm táo để thay thế cho các thuốc thụt tháo đại tràng. 

2.4. Dùng cà phê

Thụt tháo đại tràng bằng cà phê là lựa chọn khá phổ biến. Hỗn hợp có chứa cà phê và nước lọc được cho là có khả năng loại bỏ chất thải trong ruột khá tốt. Thực tế là nhiều bác sĩ đã sử dụng và khuyến khích bệnh nhân làm sạch đại tràng bằng cách này. 
Tuy nhiên, vẫn chưa có khuyến cáo chính thức cho việc dùng cà phê để thụt tháo đại tràng. Vì thế bạn vẫn nên cẩn trọng khi sử dụng nó vì cà phê cũng có tính axit nhẹ. Ngoài ra, khi thực hiện thụt tháo bằng cà phê, bạn nên giữ chúng trong ruột tối thiểu 15 phút để có được hiệu quả tốt. 

2.5. Dùng thảo dược

Nếu không muốn dùng các loại thuốc thụt tháo đại tràng Tây y, bạn có thể lựa chọn một số thảo dược tự nhiên. Chẳng hạn như dùng nước ép tỏi trộn với nước ấm. Tỏi có chứa các hoạt chất được coi là kháng sinh tự nhiên nên ngoài việc đào thải phân, nước tỏi còn giúp giảm viêm và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Tỏi có khả năng sát khuẩn và chống viêm rất tốt

Tỏi có khả năng sát khuẩn và chống viêm rất tốt

Có nhiều lựa chọn tốt để thay thế cho việc dùng các loại thuốc thụt tháo đại tràng. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng chúng để đảm bảo an toàn. 

3. Lưu ý khi thực hiện thụt tháo đại tràng

Thụt tháo đại tràng không phải là một kỹ thuật khó nhưng bạn cần nắm vững các nguyên tắc để hạn chế các rủi ro cho sức khỏe.

  • Sử dụng kỹ thuật đúng: Hãy chắc chắn sử dụng kỹ thuật thụt tháo đúng và đảm bảo dụng cụ sử dụng đã được tiệt trùng.
  • Tìm đến sự tư vấn của chuyên gia: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như đau hoặc vi khuẩn trong đại tràng, hãy tìm đến sự tư vấn của chuyên gia y tế.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc đại tràng: Sau khi thụt tháo, hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc đại tràng để giữ cho đại tràng trong tình trạng tốt nhất. Bổ sung lợi khuẩn là một lựa chọn cần thiết. Có đủ lợi khuẩn để ngăn chặn việc các vi khuẩn có hại xâm nhập và làm tổn thương niêm mạc ruột. 
  • Uống đủ nước cả trước và sau khi thực hiện thụt tháo đại tràng.

Tóm lại, trên thị trường hiện nay có nhiều thuốc thụt tháo đại tràng, chúng cũng khá hiệu quả và an toàn. Các loại thuốc này đã được kiểm tra về mức độ vô khuẩn và khả năng giải quyết chứng táo bón. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. 

----------------------------------

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>> Rủi ro và lợi ích khi thực hiện thụt tháo đại tràng tại nhà

>> Chuyên gia lựa chọn 5 thuốc trị táo bón cho người già an toàn, hiệu quả

>> Có nên dùng thuốc trị táo bón khi đang mang thai không?

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0