Cách làm nước cốt dừa thơm ngon béo ngậy KHÔNG BỊ TÁCH NƯỚC ăn là ghiền

Ngày cập nhật:30/08/2023

Nước cốt dừa là nguyên liệu không thể thiếu để chế biến các món ngon như bánh, chè, xôi, các loại thức uống giải khát… chưa kể, nó còn được sử dụng rất nhiều trong việc làm đẹp. Hãy cùng Team PasGo khám phá cách làm nước cốt dừa thơm ngon, sánh đặc, béo ngậy, ăn là nghiện ngay qua bài viết sau nhé.


Mục lục

1. Chuẩn bị nguyên liệu làm nước cốt dừa 

  • Dừa khô: 2 quả
  • Nước nóng: 500ml
  • Bột năng: 40g
  • Muối: 10g
  • Máy xay sinh tố, nồi, bát, thìa, dao, túi lọc

Nguyên liệu làm nước cốt dừa

Nguyên liệu làm nước cốt dừa

Cách chọn dừa làm nước cốt: 

  • Bạn cần phải chọn được những trái dừa khô nhưng không được quá già, cầm thấy nặng tay. 
  • Khi cầm quả dừa lên, lắc nhẹ bên trong nghe có nước là dừa ngon, nhiều cái, nước cốt sẽ béo ngậy hơn.
  • Cần tránh chọn nhưng trái dừa non vì phần cơm sẽ rất ít, không lấy được nhiều nước cốt và vị cũng không thơm béo.

Cách chọn dừa ngon, ngọt, nhiều nước

Cách chọn dừa ngon, ngọt, nhiều nước

2. Cách làm nước cốt dừa sánh mịn, thơm ngon, đơn giản ngay tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Quả dừa khô khi bóc hết lớp vỏ bên ngoài sẽ thấy 2 cái lỗ nhỏ, bạn chỉ cần dùng một vật nhọn để đục 2 lỗ này, úp ngược dừa xuống bát tô, hứng hết nước dừa.

Sau đó, bổ đôi trái dừa ra, hơ trên lửa cho phần thịt dừa tách ra khỏi vỏ rồi dùng dao mũi nhọn lấy thịt dừa, gọt bỏ phần vỏ nâu bên ngoài.

Pha 50g bột năng với ít nước ấm, khuấy đều cho bột không vón cục.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Xay nước cốt dừa

Đun sôi 500ml nước với phần nước dừa vừa được lấy. Sau đó, nạo nhỏ thịt dừa rồi cho cả nước và thịt dừa vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Đổ hỗn hợp vào túi vải, dùng tay vắt lấy nước cốt.

Lọc lấy phần nước cốt

Xay và lọc nước cốt dừa

Bước 3: Nấu nước cốt dừa

Nếu bạn dùng nước cốt dừa để làm bánh hoặc nấu ăn thì chỉ cần dừng đến bước 3 là xong. 

Tuy nhiên để làm nước cốt dừa ăn chè bạn nên đun nóng phần nước cốt dừa đã lọc trên, cho một chút muối và bột năng đã hòa tan vào, khuấy đều tay khoảng 2 phút để tạo độ sánh đặc ăn sẽ ngon hơn đấy nhé.

Cách làm nước cốt dừa ăn chè

Cách làm nước cốt dừa ăn chè

Thành phẩm

Nước cốt dừa sau khi nấu xong có màu trắng đục, sền sệt, vị thơm ngọt, béo ngậy ăn cùng các món chè hay làm bánh là tuyệt vời đấy nhé!

Thành phẩm nước cốt dừa thơm ngon, sánh mịn

Thành phẩm nước cốt dừa thơm ngon, sánh mịn

3. Bí quyết để làm nước cốt dừa thành công 

Cách làm nước cốt dừa không bị tách nước

  • Khi nấu nước cốt dừa luôn phải khuấy đều tay.
  • Chỉ khuấy đều và nấu đến khi hỗn hợp ấm nóng, có bọt khí sôi nhẹ là được.
  • Không nấu đến khi sôi già vì nước cốt sẽ chuyển hóa thành dầu dừa, mất đi mùi thơm, béo đặc trưng và dễ bị tách nước sau khi nấu.

Bí quyết nấu nước cốt dừa ngon không bị tách nước

Bí quyết nấu nước cốt dừa ngon không bị tách nước

Tăng mùi thơm của nước cốt dừa bằng lá dứa 

Khi nồi nước cốt gần đạt, có thể cho thêm hành hoặc lá dứa tùy sở thích để tạo mùi thơm, ăn sẽ ngon hơn đấy.

Cho lá dứa vào nước cốt dừa sẽ ngon và thơm hơn

Cho lá dứa vào nước cốt dừa sẽ ngon và thơm hơn

4. Nước cốt dừa dùng để làm gì?

Nước cốt dừa  được sử dụng rất nhiều trong các món ăn như chè, bánh, kho thịt, nấu xôi… Bạn có thể tham khảo một số món ăn ngon với nước cốt dừa tại đây: 

Ngoài việc sử dụng vào nấu ăn thì nước cốt dừa có một vài công dụng khác. Dầu dừa sẽ giúp mái tóc của bạn suôn mượt bồng bềnh hơn, giúp làm mềm da, chống nắng rất tốt, làm giảm những vết cháy nắng rát đỏ trên da đồng thời dưỡng ẩm cho môi đặc biệt vào những ngày hanh khô.

5. Cách bảo quản nước cốt dừa để được lâu hơn

Nước cốt dừa nếu không biết cách bảo quản sẽ rất nhanh hư do có hàm lượng chất béo cao. Vậy nước cốt dừa bảo quản được bao lâu?

  • Trong ngăn mát tủ lạnh: 2 - 3 tuần.
  • Bảo quản trong ngăn đá: Nước cốt dừa được bảo quản đông sẽ giữa được từ 5-6 tuần. 
  • Dùng chất bảo quản tự nhiên: Sử dụng axit citric một lượng khoảng 5ml vào nước cốt dừa tươi sẽ giúp bạn bảo quản được nước cốt dừa khoảng 2 tháng trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý: Bạn nên để nước cốt dừa trong hũ thủy tinh đậy nắp kín để tránh tiếp xúc với không khí cũng như giữ được chất lượng của nước cốt dừa.

Bên cạnh đó, có thể chia nước cốt thành từng phần nhỏ để dễ sử dụng hơn cũng như không làm ảnh hưởng đến các phần khác.

Bảo quản nước cốt dừa đã nấu vào lọ hay hộp thủy tinh kín

Bảo quản nước cốt dừa đã nấu vào lọ hay hộp thủy tinh kín

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cách làm nước cốt dừa, cách bảo quản, cũng như những món ăn thơm ngon hấp dẫn làm từ nước cốt. Team PasGo chúc bạn tự làm thành công món nước cốt dừa thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh cho cả nhà và đừng quên thường xuyên tham khảo chuyên mục Blog của PasGo.vn để cập nhật thêm nhiều món ăn ngon nữa nhé!

---------------------------

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0