Bà bầu ăn na được không, có tốt cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu?

Ngày cập nhật:15/08/2023

Na - loại quả phổ biến và giá cả khá phải chăng ở Việt Nam. Rất nhiều phụ nữ mang thai thích ăn na, nhưng vẫn tồn tại những lo lắng và thắc mắc về giá trị dinh dưỡng của loại quả này liệu có an toàn cho thai nhi. Vậy, việc bà bầu ăn na được không và cần chú ý điều gì khi ăn sẽ được PasGo giới thiệu trong bài viết này.


Mục lục

1. Bà bầu ăn na được không, có tốt không?

Bà bầu ăn na được không, cụ thể là có bầu 3 tháng đầu ăn na được không? Lời giải đáp cho thắc mắc này là bà bầu hoàn toàn có thể ăn na ngay từ khi vừa mới mang thai, mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và cả ba tháng cuối.

Bà bầu ăn na được không?

Na là loại quả giàu dưỡng chất phụ nữ mang thai nên ăn

Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên ăn na trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ vì na là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng vượt trội. Trong quả na, chúng ta có thể tìm thấy một loạt chất dinh dưỡng, bao gồm protein, carbohydrate, vitamin B, C, K, cùng với các khoáng chất như canxi, kali, sắt, đồng, phospho,… Khoảng cách 100g thịt của quả na cung cấp cho cơ thể từ 70 đến 80 calo.

2. Bà bầu ăn na được không: Lý do nên ăn

Không những được ăn, mà bà bầu còn được khuyên nên ăn na vì những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại:

2.1. Mẹ bầu ăn na có tốt không: Giảm ốm nghén

Bà bầu 3 tháng đầu được khuyên nên ăn na bởi nó cũng góp phần giảm triệu chứng ốm nghén. Với hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các khoáng chất có sẵn, quả na có khả năng giảm nhẹ triệu chứng ốm nghén và buồn nôn mà phụ nữ mang thai thường gặp.

Điều này không chỉ giúp tạo cảm giác thoải mái hơn mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh, và nhiều bệnh khác. Đặc biệt, quả na cung cấp vitamin B6 - một thành phần quan trọng giúp mẹ bầu vượt qua tình trạng ốm nghén và hiệu quả trong việc kiểm soát cơn buồn nôn.

2.2. Mẹ bầu ăn na có tốt không: Giảm stress

Bà bầu ăn na được không, nên ăn để giúp cơ thể giảm stress. Trong quá trình mang thai, cơ thể của phụ nữ trải qua sự biến đổi mạnh về hoocmon. Điều này là nguyên nhân tạo ra sự thay đổi không ổn định trong tâm trạng của mẹ bầu, dẫn đến tình trạng cáu gắt bất thường, xúc động dễ dàng và đôi khi thậm chí là tình trạng trầm cảm.

Bà bầu ăn na được không 1

Phụ nữ mang thai nên bổ sung na vào thực đơn

Những thay đổi tinh thần này có thể có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Lượng vitamin B6 có sẵn trong quả na có khả năng thúc đẩy tổng hợp GABA, một hợp chất có vai trò làm giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm thiểu hiệu quả tình trạng căng thẳng cho mẹ bầu.

2.3. Hỗ trợ giảm sinh non, ngừa thiếu máu

Nhờ sự dồi dào về magiê và vitamin B6, quả na đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ sinh non – một vấn đề mà các bà bầu luôn quan tâm. Không chỉ dừng lại ở đó, quả na còn là một nguồn cung cấp sắt quý giá, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu mà phụ nữ mang thai thường phải đối mặt.

2.4. Ăn na giúp giảm táo bón cho bà bầu

Bà bầu ăn na được không? Phụ nữ mang thai nên ăn nha đặc biệt là khi bị táo bón. Bởi na chứa chất xơ không tan và pectin dồi dào - các chất giúp thúc đẩy sự nhu động của ruột. Từ đó, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hoá diễn ra trơn tru hơn, tạo lợi ích trong việc cải thiện tình trạng táo bón cũng như các khó khăn liên quan đến hệ tiêu hóa. Bà bầu ăn na còn được coi như một biện pháp tự nhiên để kiểm soát tình trạng tiêu chảy và kiết lỵ.

2.5. Bổ sung chất để thai nhi phát triển tốt

Bà bầu ăn na sẽ cung cấp một nguồn dồi dào vitamin A và C, những yếu tố quan trọng mà thai nhi cần thiết. Vitamin C góp phần trong việc hỗ trợ khả năng chống lại các gốc tự do trong cơ thể và có khả năng đối phó với vi khuẩn gây hại. Trong khi đó, vitamin A thúc đẩy sự phát triển của tóc và mắt cho thai nhi.

Mẹ bầu ăn na có tốt không: Tốt cho thai nhi

Na chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi

Ngoài ra, chất lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong quả na cũng mang lại lợi ích cho làn da của mẹ bầu. Chúng giúp giảm thiểu vấn đề thâm nám và mụn trầm trọng trong quá trình mang thai.

3. Bà bầu ăn na được không: Cách ăn tốt cho mẹ bầu

Như chúng ta đã tìm hiểu về vấn đề bà bầu ăn quả na được không thì thấy rằng đây là loại quả tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng từ quả na, bạn có thể tham khảo cách ăn sau:

  • Chuyên gia đề xuất rằng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều na trong một ngày, 1-2 quả/ngày là hợp lý. Khi thưởng thức, mẹ cần tỉ mỉ quan sát để tránh ăn phải những phần có giòi, bởi chúng có thể là nơi chứa rất nhiều mầm bệnh.
  • Thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức quả na là sau bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng, hoặc dùng nó như một bữa ăn nhẹ giữa hai bữa chính. Không nên thưởng thức quả vào buổi tối để tránh tăng cân, cũng như không hấp thu được hết dưỡng chất.

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần tuân thủ một số quy tắc cụ thể khi ăn quả na để tránh rủi ro nhiễm độc:

  • Tránh cắn vỡ hạt na: Hạt na có chứa nhiều độc tố. Vì thế đừng cắn vỡ hạt na, và lỡ có cắn phải thì nên nhả ngay miếng na đó ra và súc miệng.
  • Không nên ăn quả na quá chín: Những quả na quá chín thường có vỏ vảy trắng và nhiều vết nứt. Nếu mẹ bầu thấy quả có dấu hiệu chảy nước hoặc mắt na thâm đen, cần hạn chế ăn vì quả có thể đã bắt đầu hỏng.

4. Bí quyết chọn na ngon cho bà bầu

Bà bầu ăn nha được không 2

Lựa chọn loại na ngon cho mẹ bầu

Hãy lựa chọn những trái na có kích thước lớn, hình dáng tròn trịa, và lưu ý rằng mắt na cũng cần có kích thước lớn và mảng trắng giữa mắt. Chọn những quả na có cuống nhỏ, chín mềm. Đồng thời tránh những quả bị nứt, vết đen, ủng, thối hoặc có hiện tượng chảy nước. Đặc biệt quan trọng, ưu tiên mua những quả na có nguồn gốc rõ ràng và được trồng bằng phương pháp hữu cơ để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Như vậy, là chúng ta đã biết bà bầu ăn quả na được không. Na là loại quả giàu dưỡng chất tốt cho cả mẹ và thai nhi, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Thay vì chỉ ăn na thì mẹ bầu nên kết hợp đa dạng các loại quả để có thể hấp thu đa dạng các loại vitamin.

Cuối cùng chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và đừng quên lướt xuống mục BÀI VIẾT LIÊN QUAN để khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0