Bầu ăn hồng giòn được không? Cảnh báo thiếu sắt khi ăn sai cách

Hoài Thu - PasGo Team- 30/01/2024

Tương tự nhiều loại hoa quả khác, quả hồng giòn cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất hữu ích. Câu hỏi liệu bà bầu ăn hồng giòn được không đang được rất nhiều người quan tâm. Thực tế có một số quan điểm không nên ăn hồng giòn để tránh thiếu máu khi mang thai. Chúng ta sẽ tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!


Mục lục

1. Giải đáp: Bà bầu ăn hồng giòn được không?

Hiện nay có rất nhiều thắc mắc quanh việc ăn hồng như là:

  • Có bầu ăn hồng giòn được không?
  • Bà bầu 3 tháng đầu ăn hồng giòn được không?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ mà không bị dị ứng với quả hồng trước đó đều có thể hoàn toàn ăn hồng giòn. Tuy nhiên cần chú ý cách ăn để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu ăn hồng giòn được không?

Quả hồng giòn khi chín chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu

Theo các nghiên cứu, trong tất cả các loại hoa quả nói chung và hồng giòn nói riêng đều là nguồn cung cấp chất xơ rất dồi dào. Hàm lượng chất xơ trong hồng giòn thậm chí gấp đôi so với một số loại trái cây khác. Xét về mặt dinh dưỡng, hồng giòn còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, giúp củng cố hệ miễn dịch và sự kháng bệnh.

2. Lợi ích khi bà bầu ăn hồng giòn

Có lẽ bạn vẫn còn chút băn khoăn không biết bà bầu ăn hồng giòn được không, có tốt không? Thực tế cho thấy, quả hồng giòn cũng đem lại khá nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai như là:

  • Trái hồng được biết đến như một nguồn cung cấp chất xơ và pectin phong phú, làm tăng tính thích ứng với sự thay đổi của lượng đường trong máu ở bà bầu. Hàm lượng tanin đáng kể có trong trái hồng kích thích sự hoạt động của ruột, góp phần kiểm soát tình trạng tiêu chảy có thể xảy ra trong thai kỳ.

Bầu 3 tháng đầu ăn hồng giòn được không?

Ăn hồng giòn đem lại rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu

  • Không chỉ vậy, những chất như sắt, kẽm, axit amin và vitamin C có mặt trong trái hồng còn thúc đẩy quá trình tạo máu, đồng thời hỗ trợ trong việc phòng ngừa nhiều loại bệnh và củng cố hệ miễn dịch cho bà bầu. Lượng vitamin C dồi dào trong trái hồng còn giúp tăng cường sản xuất kháng thể, góp phần tăng đề kháng chống lại các tác nhân xấu gây hại.

3. Bà bầu ăn hồng giòn được không: Cách ăn đúng

Rõ ràng, trái hồng mang lại nhiều lợi ích quý báu cho sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, việc cung cấp chế độ ăn uống phải được thực hiện một cách thận trọng, nhằm đảm bảo sự ổn định và sức khỏe của thai kỳ cho chị em.

3.1. Bà bầu không nên ăn nhiều hồng giòn

Bà bầu ăn hồng giòn được không? Được, nhưng không nên ăn nhiều vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Khi ăn quả hồng chúng ta thường thấy nó hơi chát vì nó có chứa tanin.
Một trong những điểm đáng quan ngại nhất về tanin chính là khả năng cản trở quá trình hấp thu sắt. Trong quá trình tiêu hóa, tanin có thể dễ dàng kết hợp với sắt tồn tại trong thực phẩm thực vật, gây trở ngại cho sự hấp thụ sắt cho bà bầu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện tượng này không gây ra tác động tiêu cực đáng kể đối với những người có cân bằng sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thường cần một lượng sắt lớn, và khi ăn nhiều hồng giòn có thể làm giảm lượng sắt cơ thể hấp thụ được.

Bà bầu ăn hồng giòn được không

Mẹ bầu bị chuẩn đoán thiếu sắt nên hạn chế ăn hồng giòn

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo nếu mẹ bầu nào đang bị chuẩn đoán khuyến cáo thì không nên ăn các loại quả có vị chát như hồng giòn. Ngoài ra, ăn nhiều hồng giòn cũng có thể khiến mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu. Lượng hồng giòn bà bầu nên ăn là 100g/ngày, một tuần thưởng thức 2 - 3 lần.

3.2. Mẹ bầu không ăn hồng giòn lúc đói

Giống như nhiều loại hoa quả khác, việc tiêu thụ quả hồng giòn khi cảm thấy đói có thể gây ra việc dạ dày tiết ra lượng axit nhiều hơn. Đồng thời kết hợp với các hợp chất khác trong quả hồng giòn có thể tạo ra các chất kết tủa, tác động đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa.

3.3. Bà bầu không được ăn hồng giòn xanh

Bà bầu ăn hồng giòn được không? Bà bầu nên ăn hồng nhưng không nên ăn khi quả còn xanh. Bởi quả hồng giòn khi còn xanh thì hàm lượng tanin sẽ tương đối cao và chúng sẽ gây cản trở hấp thu sắt. Chúng ta có thể nhận biết quả hồng giòn bằng màu sắc, khi chín quả hồng giòn sẽ có màu cam đậm. Nhưng đôi khi, phần ruột quả bên trong cũng chưa chín hoàn toàn, nếu ăn thấy chát thì bạn đừng cố ăn mà bỏ đi nhé!

Bà bầu không được ăn hồng giòn chưa chín

Hồng giòn xanh chứa nhiều tanin không tốt cho bà bầu

Một chú ý khá quan trọng nữa là, bà bầu hạn chế ăn hồng đồng thời với thực phẩm giàu protein. Vì tanin trong quả hồng giòn có khả năng tác động với protein tạo ra acid tannic, gây tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc. Trong trường hợp ăn hồng, nên tạo khoảng cách ít nhất một giờ trước khi tiếp tục ăn. Nếu thai phụ mắc các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là về dạ dày, nên tránh tiêu thụ quả hồng giòn.

Như vậy là, PasGo đã cùng bạn đi giải đáp các vấn đề xung quanh quả hồng giòn. Thực tế là phụ nữ mang thai đều có thể ăn được các loại hồng như hồng chín, hồng giòn, hồng treo gió. Tuy nhiên cần chú ý đến lượng và cách ăn sao cho phù hợp. Và để an toàn nhất thì bạn nên hỏi bác sĩ của mình mỗi khi đi thăm khám định kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0