Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì? Chế độ ăn tốt nhất cho giấc ngủ

ThuTrang - Pasgo Team- 14/01/2023

Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì là vấn đề băn khoăn của nhiều cha mẹ. Giấc ngủ có một vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của bé. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục nó là điều hết sức quan trọng.


Mục lục

Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì là một vấn đề thường được quan tâm. Bởi không ít trẻ có khả năng bị mất ngủ từ nhỏ. Một trong những nguyên nhân phổ biến chính là việc thiếu chất. Nhưng đâu là chất mà bé có khả năng đang bị thiếu hụt? Tất cả điều này sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây. 

1. Trẻ em khó ngủ do thiếu chất gì?

Có không ít nguyên nhân tác động đến giấc ngủ của trẻ.  Nhìn chung chúng đều gây ra những ảnh hưởng về tâm lý và giấc ngủ của con. Một trong số đó phải kể đến việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng.

1.1. Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì: Magie

Magie được biết đến là chất đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ. Điều này được giải thích bởi nó tham gia vào quá trình sản xuất các chất thần kinh tác động tới giấc ngủ.

Thiếu Magie khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ

Thiếu Magie khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ

Do đó mà trẻ phải luôn được cung cấp đủ magie để đảm bảo tối ưu chất lượng giấc ngủ.

1.2. Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì: Canxi

Canxi đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé, đặc biệt là xương và răng. Trẻ bị thiếu canxi có thể có các biểu hiện sau: chuột rút, khó ngủ, ngủ hay giật mình, không sâu giấc, chậm mọc răng, còi xương,...

1.3. Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì: Vitamin D

Cũng giống như Canxi, thiếu vitamin D cũng gây cho con các triệu chứng như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, nhức mỏi cơ xương… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và hàm lượng vitamin D. 
Các chuyên gia cho biết, chất  lượng giấc ngủ và tình trạng buồn ngủ vào ban ngày trở nên tồi tệ hơn khi thiếu vitamin D.

Chú ý bổ sung vitamin D khi trẻ bị trằn trọc khó ngủ

Chú ý bổ sung vitamin D khi trẻ bị trằn trọc khó ngủ

Vì thế, nếu nhận thấy trẻ bị trằn trọc khó ngủ, cha mẹ nên cân nhắc bổ sung vitamin D cho con. Hãy tăng cường những thực phẩm giàu vitamin D và khuyến khích trẻ vận động ngoài trời nhiều hơn. 

1.4. Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì: Kẽm

Kẽm có một vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa của cơ thể trẻ. Nhờ có nó mà các hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường. Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm, con có thể mắc bệnh nhiễm trùng, chậm phát triển hay bị tiêu chảy. Thêm vào đó, nó còn giúp trẻ tăng cường chất lượng giấc ngủ. Nhất là với trẻ hay khóc đêm, thức đêm. 

1.5. Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì: Sắt

Một dưỡng chất quan trọng trả lời cho câu hỏi trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì mà mẹ tuyệt đối không được bỏ qua đó là sắt. Thiếu hụt sắt gây ra nhiều vấn đề liên quan đến não bộ như suy giảm nhận thức, tăng cảm giác lo lắng,... Điều này làm cho bé thấy mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ và hay bị thức giấc. 

1.6. Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì: Vitamin nhóm B

Các Vitamin nhóm B rất quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh, đặc biệt là vitamin B12. Do đó khi con thiếu các loại vitamin này sẽ dễ bị khó ngủ, tiêu chảy, viêm kết mạc, hay quấy khóc,… 

Vitamin B rất quan trọng cho hệ thần kinh và giấc ngủ của trẻ

Vitamin B rất quan trọng cho hệ thần kinh và giấc ngủ của trẻ

Có nhiều yếu tố tác động khiến trẻ nhỏ dễ bị thiếu hụt vitamin B. Do vậy, cha mẹ cần chủ động bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B vào bữa ăn hằng ngày của con.

>>> Xem thêm: Thiếu chất gì gây khó ngủ? Tình trạng mất ngủ kéo dài ở người trẻ 

2. Các cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ

Để khắc phục được vấn đề trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì mà cha mẹ đang thắc mắc. Chúng tôi xin đưa ra những gợi ý thiết thực nhất gồm:

2.1. Bổ sung dinh dưỡng

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hẳn cha mẹ đã phần nào biết được đâu là những chất cần thiết cho giấc ngủ của trẻ. Do đó bạn có thể bổ sung cho con các thực phẩm và sản phẩm bổ sung có chứa: sắt, kẽm, vitamin B12, canxi, magie,... 
Với thực phẩm có nhiều sắt, bạn có thể lựa chọn bổ sung các loại thịt đỏ, gan, hàu,... Còn với kẽm, bạn có thể cho bé ăn sò, thịt, lòng đỏ trứng gà, củ cải,… Vitamin B12 thường thấy trong gan, ngao, thịt bò, cá hồi,… Trong khi đó, canxi có thể được bổ sung bằng phô mai, sữa chua, hạnh nhân,... Và với magie, bạn có thể cho bé ăn bơ, các loại đậu…

>> Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong vòng 1 tuần

2.2. Xây dựng thói quen ngủ khoa học

Việc cho con bạn đi ngủ theo đúng 1 lịch trình lặp đi lặp lại mỗi ngày sẽ rất có ích với giấc ngủ của con. Bởi nó phù hợp với đồng hồ sinh học tự nhiên của con bạn, giúp thúc đẩy việc ngủ một cách đều đặn. 

Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ vào một giờ cố định mỗi ngày

Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ vào một giờ cố định mỗi ngày

Giờ đi ngủ hữu ích nhất khi chúng đều đặn mỗi ngày. Vì vậy bạn hãy cố gắng duy trì cho con giờ đi ngủ vào cuối tuần giống như vào các buổi ở trường. Thay đổi lịch đi ngủ vào cuối tuần sẽ khiến trẻ khó duy trì lịch thói quen ngủ khoa học.

2.3. Vận động thể chất

Hoạt động thể chất đã được chứng minh là giúp tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn. Hầu hết trẻ em cần ít nhất một giờ tập thể dục hoặc vận động vui chơi mỗi ngày. Bé chỉ cần đảm bảo tránh hoạt động mạnh trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ. Nếu không, con bạn có thể cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hơn.
Không cho bé dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
Bé nên tránh việc dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Điều giảm thiểu được ảnh hưởng của ánh sáng xanh từ màn hình tác động đến não bộ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

>> Xem thêm: Tổng hợp 10 mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà

2.4. Cải thiện không gian ngủ

Việc mẹ chuẩn bị cho bé một không gian ngủ đủ các điều kiện cần thiết là điều rất quan trọng.

Không gian phòng ngủ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ của con

Không gian phòng ngủ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ của con

Đơn giản từ việc mẹ có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, để ánh sáng nhẹ, hạn chế tối đa các tiếng ồn và luôn để phòng không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ. Chính những điều nhỏ nhặt này sẽ giúp bé dễ ngủ hơn và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

>> Xem thêm: Nằm ngủ nên quay đầu về hướng nào thì tốt cho sức khỏe? 

3. Chế độ ăn uống tốt nhất cho giấc ngủ là gì?

Khi hiểu được vấn đề trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì, cha mẹ cần xây dựng được chế độ ăn uống tốt nhất cho con. 
Theo nguyên tắc chung, một chế độ ăn uống cân bằng chủ yếu bao gồm nhiều loại rau và trái cây có thể cung cấp năng lượng vitamin và chất dinh dưỡng được khuyến nghị hằng ngày. Điều này góp phần mang lại giấc ngủ ngon hơn, đồng thời giúp trẻ có một thể trạng khỏe mạnh. 
Các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, magie, và các loại vitamin (A, C, D, E và K) có liên quan đến khả năng cải thiện giấc ngủ. 
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý rằng, bữa ăn giàu carbohydrate có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của con bạn. Chúng khiến trẻ dễ thức dậy vào giữa đêm. Các thức ăn giàu carbohydrate nên tránh là bánh kẹo, đồ ngọt, nước ngọt hoặc nước tăng lực. 

Đồ ngọt có thể khiến trẻ bị trằn trọc khó ngủ

Đồ ngọt có thể khiến trẻ bị trằn trọc khó ngủ

Một chế độ ăn giàu chất xơ kết hợp thịt nạc và giảm muối, giảm chất béo được chứng minh là cải thiện sức khỏe tim mạch và chất lượng giấc ngủ cho trẻ.  

Mong rằng qua bài viết trên, cha mẹ đã có thể phần nào hiểu được những vấn đề liên quan xung quanh câu hỏi trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì. Từ đó lựa chọn các phương pháp phù hợp để cải thiện giấc ngủ cho con, đảm bảo cho con phát triển toàn diện.

----------------------------

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

>> Trẻ nhỏ dễ bị thiếu hụt nhóm chất dinh dưỡng nào?

>> Gợi ý thực đơn cho trẻ mầm non cho 1 tuần đầy đủ dinh dưỡng

>> Cách chữa táo bón cấp tốc cho trẻ nhỏ


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0