Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi BÌNH THƯỜNG và BẤT THƯỜNG

Ngày cập nhật:29/02/2024

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi luôn là mối quan tâm của bố mẹ. Bởi nó bé đi đại tiện quá ít hay quá nhiều đều đang báo hiệu cho chúng ta biết về tình hình sức khoẻ của con. Tuy nhiên, mỗi bé lại có số lần đi đại tiện khác nhau, có bé một ngày đi vài lần và có bé vài ngày mới đi 1 lần. Điều này khiến cha mẹ rất lo lắng đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ. Vì thế, trong bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho ba mẹ thông tin về số lần đi ngoài của bé theo tháng tuổi như nào là bình thường và khi nào nên đi khám bác sĩ.


Mục lục

1. Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi

Ở từng giai đoạn cụ thể là tuỳ từng tháng tuổi khác nhau, trẻ sẽ có nhiều dấu hiệu tăng trưởng rõ rệt. Và sự phát triển đó được thể hiện thông qua chính cách đại tiện của các bé.

1.1. Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi: Bé mới sinh

Với trẻ khi mới sinh, trẻ sẽ đi đại tiện sau quãng thời gian 6 đến 12 giờ đầu. Trẻ đại tiện phân lỏng với màu xanh đậm và rất đặc dính. Phân su của trẻ sơ sinh ít khi có mì, đó là chất thải đã qua tiêu hoá ngay cả lúc trẻ đang ở giai đoạn bào thai, chủ yếu là chất nhờn và dịch nước ối. Trẻ đi ngoài nhiều phân su nhất vào khoảng thời gian 2 đến 3 ngày đầu sau khi sinh và với tần suất là 1 – 2 lần mỗi ngày.

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi phụ thuộc vào việc bé bú mẹ hay uống sữa ngoài

Trong các tuần đầu của trẻ, số lượng lần đại tiện trung bình của bé sẽ tùy thuộc vào việc bé bú mẹ hoàn toàn hay uống sữa công thức:

  • Ở trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể đi ngoài 4-5 lần/ngày, có thể hơn 6-10 lần/ngày, phân lúc này nhẹ hơn phân su. Ở giai đoạn này, trẻ khỏe mạnh thường đi ngoài phân mềm màu vàng, kèm theo dấu hiệu tăng cân liên tục ở trẻ. 
  • Trẻ dùng sữa công thức hoàn toàn hoặc kết hợp giữa sữa mẹ và sữa công thức thường có tần suất đi ngoài ít hơn. Phân có thể phân có mùi nồng và đặc hơn so với trẻ được uống sữa mẹ hoàn toàn. 

1.2. Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi: Trẻ 1 tháng tuổi

Số lần đi ngoài của bé 1 tháng tuổi cũng có sự khác nhau giữa bé bú mẹ và bé uống sữa công thức:

  • Với bé 1 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn: 

Thông thường, số lần đi đại tiện của trẻ 1 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn dao động từ 3 đến 5 lần/ngày. Một số trường hợp  hấp thu của bé yếu, có thể 2-3 ngày sau bé mới đi tiêu. Phân của trẻ một tháng tuổi bú mẹ hơi nhớt, có màu vàng, đôi khi lỏng. Đây đề là số lần đi ngoài bình thường của bé cha mẹ đừng lo lắng quá nhé! 

  • Trẻ 1 tháng tuổi uống sữa công thức:

Trên thực tế, thành phần của sữa  vẫn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ 1 tháng tuổi vẫn còn khá non nớt và chưa thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng từ sữa.

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi: Trẻ 1 tháng tuổi

Bé 1 tháng tuổi uống sữa công thức sẽ đi ngoài ít hơn bé bú mẹ

Do đó, số lần đi tiêu trong ngày của trẻ bú mẹ ít hơn, đạt 1-3 lần. Ngoài ra, cấu trúc phân của trẻ bú sữa công thức cũng có sự khác biệt rõ ràng. Các bé này đi ngoài phân có  màu nâu nhạt hoặc vàng xanh (tùy loại sữa), hơi đục và có mùi khó chịu hơn. Tuy nhiên những bé 1 tháng tuổi uống sữa công thức có nguy cơ bị táo bón cao hơn.

1.3. Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi: Trẻ 2 tháng tuổi

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như tình trạng sức khoẻ chung của trẻ, giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ hoặc sữa công thức:

  • Ở trẻ 2 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, 2-3 lần một ngày là bình thường. Mặc dù trẻ 2 tháng tuổi có thể đi tiêu nhiều hơn 4-5 lần/ngày nhưng cơ thể trẻ không có dấu hiệu bất thường như sốt cao, bứt rứt thì vẫn được coi là bình thường. 
  • Bé 2 tháng tuổi chỉ bú uống sữa ngoài thì tần suất đi ngoài sẽ khoảng 1-2 lần/ngày, phân khá dẻo và đặc, có mùi hăng. Tuy nhiên, các mẹ không cần vội vàng đưa con đi khám, vì đây là hiện tượng bình thường.

1.4. Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi: Trẻ 3 -4 tháng tuổi

Một số bé được 3 - 4 tháng tuổi có tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường. Trẻ sơ sinh ị nhiều lần trong ngày và điều đó hoàn toàn bình thường. Đôi khi có những bé sẽ đi đại tiện ngay sau khi bú mẹ. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đã ăn  đủ. 

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài 2 đến 3 lần 1 ngày

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài 2 - 3 lần/ngày

Mỗi trẻ 3 - 4 tháng tuổi có số lượng đại tiện khác nhau. Mẹ có thể thấy một số bé “đi” rất nhiều, 5-10 lần/ngày, có trẻ 2-3 lần/ngày, nhưng cũng có trường hợp trẻ chỉ đi vài lần/tuần. Nhưng nếu bé vẫn chơi và bú như bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng.

1.5. Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi: Trẻ 5 tháng tuổi

Khi trẻ được 5 tháng, số lần đi tiêu giảm dần, có thể 3-5 lần/ngày. Tuy nhiên, không phải trẻ 5 tháng tuổi nào cũng như vậy, có trẻ có thể 2-3 ngày mới đi một lần, phân mềm, có màu vàng, đôi khi sẽ hơi lỏng 1 chút. Cha mẹ nên quan sát đặc điểm phân của trẻ, nếu vẫn bình thường thì không có gì phải lo lắng. 
Bé 5 tháng uống sữa ngoài thì số lần đi đại tiện trong ngày sẽ khoảng 1-3 lần, có ngày bé không đi tiêu. Đặc điểm của phân phụ thuộc vào loại sữa công thức trẻ sử dụng.

1.6. Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi: Trẻ 6 tháng tuổi

Vào khoảng 6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã hoạt động ổn định. Trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, thể chất và đặc tính của thức ăn nạp vào cơ thể trẻ cũng thay đổi. Đồng thời số lần đi đại tiện của trẻ sẽ tương đương với người lớn, khoảng 1 lần/ngày, hoặc đi cách ngày.
Phân của bé giai đoạn này có khá đặc và có thể chứa nhiều vụn hơn do thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ ăn dặm nhưng thức ăn quá đặc khiến trẻ đi tiêu khó khăn, số lần đi tiêu giảm xuống còn khoảng 2 lần/tuần.

2. Trẻ đi ngoài như nào là bất thường

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi là lời cảnh báo về sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên chúng ta cần căn cứ vào nhiều đặc tính khác như: màu sắc và cấu trúc phân,... 

 2.1. Màu sắc phân của trẻ bất thường

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt nếu phân của trẻ có màu sắc bất thường như sau:

Quan sát số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi và màu sắc phân

Để biết bé đi ngoài có bất thường hay không mẹ cần quan sát thêm màu phân

  • Màu trắng hoặc xám

Đây là dấu hiệu của các vấn đề về gan và thường đi kèm với chứng vàng da ở trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra phân trắng ở trẻ sơ sinh. Nếu con bạn có phân trắng hoặc xám, bạn nên cho bé đi khám bác sĩ ngay nhé. 

  • Có máu trong phân 

Nếu phân của con bạn có chất nhầy hoặc máu, đó có thể là do dị ứng, nhiễm trùng hoặc bệnh như viêm đại tràng hoặc bệnh Crohn.

  • Phân có đốm đen 

Phân của trẻ có đốm đen có thể là dấu hiệu xuất huyết ở đường tiêu hóa trên, trường hợp này mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Tuy nhiên có trường hợp chảy máu từ núm vú của người mẹ khi cho con bú cũng gây ra những chấm đen trong phân, điều này là hoàn toàn bình thường và không gây lo ngại. Vì thế, mẹ nên kiểm tra lại xem mình có bị thương không.

2.2. Đi ngoài quá ít - bé bị táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ đại tiện quá ít, có khi 3-5 ngày mới đại tiện được và kèm theo những triệu chứng như: 

  • Phân rất to, khô. 
  • Sưng bụng, sưng bụng, đau. 
  • Bé mỗi lần đi ngoài  rất khó khăn, mệt mỏi và gắt gỏng. 
  • Nếu trẻ đi ngoài ra máu tươi  hơn 2 lần, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

2.3. Phân lỏng - đi ngoài nhiều lần

Như trên ta đã tìm hiểu số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi, thì mỗi bé sẽ có tần suất đi đại tiện khác nhau. Tuy nhiên, trẻ có thể bị tiêu chảy nếu số lần đi ngoài vượt quá bình thường và kèm theo các dấu hiệu như:

Nếu thấy bé có biểu hiện bất thường ba mẹ nên cho bé đi khám ngay

Nếu thấy bé có biểu hiện bất thường ba mẹ nên cho bé đi khám ngay

  • Sốt trên 38 độ.
  • Phân của trẻ lỏng kèm mùi chua.
  • Trong phân có chất nhầy, máu.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như mắt trũng sâu, nước tiểu ít. 
  • Trẻ từ chối bú mẹ, gắt gỏng, cáu kỉnh, nôn trớ,...

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi. Hi vọng qua bài viết này cha mẹ có thể biết được tình trạng sức khoẻ của bé yêu nhà mình Từ đó, phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh lý về hệ tiêu hoá. Và để an tâm và an toàn nhất thì ba mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ nhé!

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0