Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao? Thực phẩm giúp trẻ tăng hấp thu

Ngày cập nhật:10/02/2023

Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao là vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm thảo luận. Ba mẹ nào cũng mong con lớn khôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Vậy cùng đi tìm giải pháp cho vấn đề trẻ ăn không hấp thu phải làm sao và gợi ý thực phẩm giúp trẻ ngon miệng nhé.


Mục lục

Trẻ ăn không hấp thu - Vấn đề của nhiều gia đình

Trước khi tìm lời đáp cho vấn đề trẻ ăn không hấp thu phải làm sao, ba mẹ cần biết dấu hiệu và nguyên nhân trẻ ăn không hấp thu.

Dấu hiệu trẻ ăn không hấp thu

Có nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ đang ăn không hấp thu như sau: 
Cân nặng của trẻ tăng chậm, không tăng hoặc thậm chí có sụt cân. Cân nặng chính là thước đo chuẩn xác mức độ phát triển của trẻ. Nếu trẻ ăn uống và phát triển bình thường, cân nặng sẽ tăng đều theo đúng chuẩn sinh lý. Tuy nhiên, tốc độ tăng cân không đạt chuẩn sinh lý, rất có thể là dấu hiệu cho việc trẻ ăn không hấp thu.

Trẻ ă không hấp thu phải làm sao?

Trẻ chán ăn, không hứng thú với bữa ăn

Trẻ biếng ăn hoặc không hào hứng với bữa ăn. Trẻ ăn không hấp thu thường đi kèm các dấu hiệu như biếng ăn, chán ăn hoặc trốn tránh bữa ăn. Lý do bởi thức ăn của bữa trước chưa được tiêu hoá hết, khiến trẻ lửng dạ. Trẻ không thấy đói và không hào hứng với bữa ăn tiếp theo.
Trẻ có thể có những triệu chứng tiêu hoá như: nôn, trớ, đau bụng hay táo bón, tiêu chảy. Đây đều là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hoá của trẻ đang không tốt. Ba mẹ hãy chú ý nhé.

Nguyên nhân trẻ ăn không hấp thu

Tìm hiểu Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao ba mẹ cần biết nguyên nhân gây ra vấn đề này ở trẻ. Có 3 nguyên nhân thường khiến trẻ ăn không hấp thu như sau:
Chế độ ăn không phù hợp với sinh lý và khả năng tiêu hoá của trẻ. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ ăn không hấp thu. Ví dụ như cho trẻ ăn dặm sớm (trước 6 tháng tuổi). Thức ăn quá thô so với trẻ. Lượng ăn quá nhiều vượt ngoài khả năng tiêu hoá của trẻ. Hay việc ba mẹ sắp xếp giờ ăn, bữa ăn quá dày, khiến trẻ không kịp tiêu hoá thức ăn và dẫn tới không hấp thu.
Trẻ có tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong hệ tiêu hoá của trẻ luôn có mặt của hàng tỷ những vi khuẩn có lợi. Chúng giúp trẻ tiêu hoá và hấp thu thức ăn tốt hơn. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới trẻ và là nguyên nhân khiến trẻ ăn không hấp thu.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn không hấp thu từ bên trong

Nguyên nhân khiến trẻ ăn không hấp thu từ bên trong

Trẻ có các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hoá hoặc chuyển hoá các chất. Tiêu biểu có thể kể đến bệnh bất dung nạp đường lactose, dị ứng đạm bò, viêm ruột, trào ngược dạ dày - thực quản, viêm dạ dày,... Các bệnh lý này làm giảm hiệu quả tiêu hoá của trẻ, lâu dần khiến trẻ ăn khó hoặc không hấp thu.

Mách mẹ: Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao?

Vậy giải pháp nào cho vấn đề Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao? Ba mẹ hãy cùng tham khảo một số giải pháp dưới đây nhé.

Thay đổi chế độ ăn hợp lý

Thay đổi chế độ ăn là giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề trẻ ăn không hấp thu phải làm sao. Ba mẹ có thể tham khảo một số hướng thay đổi sau cho chế độ ăn của trẻ.
Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối dinh dưỡng sẽ hỗ trợ tình trạng không hấp thu ở trẻ. Ba mẹ cần chuẩn bị cho bé bữa ăn với đầy đủ 4 nhóm tinh bột - chất đạm - chất béo - chất xơ. Bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn là nền tảng giúp đường ruột trẻ hoạt động tốt hơn.. 
Thiết kế lịch ăn uống hợp lý và chuẩn khoa học cho trẻ. Các bữa ăn của trẻ nên cách nhau từ 2 - 3h/1 bữa. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để trẻ tiêu hoá hết thức ăn của bữa trước và kịp cảm thấy đói để ăn bữa tiếp theo. 
Thời gian ăn nên trong khoảng 30 phút. Ba mẹ không nên để trẻ ăn quá lâu. Men và dịch tiêu hoá sẽ tiết ra tốt nhất trong khoảng 30 phút đầu bữa ăn. Sau khoảng thời gian này, khả năng tiêu hoá sẽ giảm.

Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao: Tạo lịch ăn uống phù hợp

Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao: Tạo lịch ăn uống phù hợp

Lựa chọn độ thô và khối lượng bữa ăn phù hợp với thể tích dạ dày và khả năng tiêu hoá của trẻ. Thức ăn quá thô hoặc việc cho trẻ ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ không hấp thu.

Tăng cường vận động 

Giải pháp tiếp theo cho vấn đề Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao chính là tăng cường vận động cho trẻ. Vận động đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe nói chung và đặc biệt hỗ trợ tiêu hoá rất tốt ở trẻ. Tăng cường vận động giúp trẻ nhanh tiêu và mau đói hơn. Các hoạt động chuyển hoá sẽ được diễn ra hiệu quả hơn nếu trẻ vận động. Một số bài tập hỗ trợ tình trạng không hấp thu của trẻ mà ba mẹ có thể áp dụng như sau:

  • Bài tập đạp xe.
  • Bài tập mát xa bụng.
  • Tập bơi cho trẻ.

Bổ sung men vi sinh và vi chất hỗ trợ trẻ

Bổ sung men vi sinh và vi chất cũng là giải pháp hiệu quả cho vấn đề trẻ ăn không hấp thu phải làm sao. Men vi sinh sẽ giúp trẻ lập lại được cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó hiệu quả tiêu hoá sẽ tốt hơn, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao: Cho trẻ uống men vi sinh

Men vi sinh sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thu tốt hơn

Việc thiếu một số vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm cùng là nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu. Bổ sung đầy đủ các vi chất này sẽ giúp tăng cường chuyển hóa trao đổi chất và kích thích trẻ ăn ngon hơn. Cha mẹ có thể bổ sung các vi chất và chất dinh dưỡng qua thức ăn hằng ngày. Hoặc tham khảo việc bổ sung các sản phẩm chức năng bên ngoài.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung tích hợp cả men vi sinh và các vi chất cần thiết cho bé. Ba mẹ cần tìm sản phẩm uy tín chất lượng hoặc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.

Thực phẩm giúp trẻ tăng hấp thu

Ngoài tìm giải pháp cho vấn đề trẻ ăn không hấp thu phải làm sao ba mẹ hãy bỏ túi top 3 thực phẩm giúp trẻ tăng hấp thu sau đây: 

  • Sữa chua

Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao? Ba mẹ hãy bổ sung ngay sữa chua vào khẩu phần hằng ngày cho trẻ. Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon và dễ thêm vào bữa ăn. 1 hộp sữa chua thông thường cung cấp khoảng 100mg canxi. Đặc biệt sữa chua còn rất giàu lợi khuẩn. Bổ sung sữa chua vừa giúp trẻ tiêu hoá tốt vừa giúp cải thiện chiều cao ở trẻ. Ba mẹ hãy chú ý nhé.

  • Trứng

Nhiều ba mẹ khi gặp phải vấn đề trẻ ăn không hấp thu phải làm sao thường hay hạn chế cho trẻ ăn trứng. Ba mẹ nghĩ rằng trứng sẽ khiến trẻ đầy bụng và khó tiêu hơn. Tuy nhiên, thông tin này là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, trứng còn là thực phẩm có giá trị hấp thu rất cao (khoảng 90%), trong khi nhóm thịt chỉ khoảng 70 - 80%. Trứng cũng rất giàu dinh dưỡng và dễ để chế biến thành nhiều món.

  • Chất béo tốt 

Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao? Trẻ chậm tăng cân khi gặp vấn đề ăn kém hấp thu, ba mẹ hãy nhớ bổ sung chất béo tốt cho trẻ nhé. Nhu cầu năng lượng của trẻ từ nhóm chất béo có thể lên tới 45%. Chất béo cũng mang lại năng lượng nhiều hơn những nhóm chất khác. Một số chất béo tốt mà ba mẹ có thể tham khảo cho trẻ như: dầu oliu, dầu óc chó, dầu gấc, mỡ cá, mỡ gà,...

Hy vọng bài viết đã giúp ba mẹ giảm bớt nỗi lo lắng khi trẻ ăn không hấp thu phải làm sao? Chúc ba mẹ có được những thông tin hữu ích để áp dụng chăm trẻ lớn khôn và phát triển toàn diện nhé.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0