Nhượng quyền thương hiệu nhà hàng hay tự mở quán ăn – Phần 2

Ngày cập nhật:25/08/2020

“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, “trăm hay không bằng tay quen” là những ví von điển hình nhất cho tầm quan trọng của nguồn tiền và vốn kinh nghiệm trong kinh doanh nhà hàng.


Mục lục

Trong bài viết ở Phần 1, chúng tôi đã đề cập đến hai yếu tố có ảnh hưởng tới việc bạn quyết định chọn hình thức đi mua thương hiệu nhượng quyền hay tự mở quán ăn, đó là "Trách nhiệm ban đầu" và "Quyền kiểm soát sáng tạo". Trong bài này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến hai yếu tố quan trọng còn lại, là Chi phí và Vốn kinh nghiệm. 

Hãy xem hai yếu tố này có thể ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh của bạn nhé!

3. Chi phí Nhà hàng (bao gồm cả chi phí ban đầu và chi phí vận hành)

Mặc dù chi phí khởi nghiệp ban đầu thường thấp hơn khi mở một địa điểm nhượng quyền so với mở một nhà hàng độc lập, nhưng sự so sánh không chỉ dừng lại ở đó. Cả hai phương án tài chính trên đều có thể khác nhau rất nhiều, làm cho tiền trở thành một yếu tố quan trọng khi quyết định mô hình kinh doanh nào phù hợp với bạn hơn.

3.1 Chi phí - đối với mô hình tự mở một nhà hàng độc lập

Khi sở hữu quán ăn của riêng bạn là bạn hưởng tất cả lợi nhuận, mà không phải chia lãi hay mất lệ phí hàng tháng. Với ý nghĩ đó, có thể bạn sẽ “vung tay quá trán” và mất nhiều tiền hơn khi tự mở quán.

Tuy nhiên, nếu bạn là một người quản lý tài chính tốt, có thể làm việc với ngân sách eo hẹp thì bạn sẽ tiết kiệm được nhiều khoản kha khá khi kịp thời đưa ra các quyết định ngân sách đúng đắn.Ví dụ, bạn có thể từ bỏ một số quyết định trang trí nhất định hoặc thay đổi kế hoạch cải tạo chưa cần thiết,...

>> Khi nói đến chi phí, hãy xem xét tự mở nhà hàng sở hữu độc lập nếu bạn:

  • Được chuẩn bị cho các chi phí lớn bao gồm thuê địa điểm, thiết kế không gian, nội thất cũng như tự xây dựng menu thực đơn,...
  • Nắm rõ và chấp nhận các khoản phí ban đầu khác bao gồm bảo hiểm, giấy phép và phí cấp phép kinh doanh,...
  • Có thể chi tiền cho các chiến dịch tiếp thị tích cực để xây dựng nhận diện thương hiệu
  • Muốn tự lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu và có các đầu mối nhà cung cấp uy tín với giá ưu đãi

>> Nên tránh tự mở nhà hàng nếu bạn:

  • Vốn ít
  • Không có nhiều nguồn lực cho các kế hoạch marketing
  • Không tự tin khi tự mình đưa ra tất cả các quyết định tài chính

3.2 Chi phí – đối với mô hình nhượng quyền nhà hàng

Để được nhận nhượng quyền nhà hàng, các đối tác tiềm năng phải đáp ứng các yêu cầu tài chính ban đầu của bên bán nhượng quyền. Điều này thường bao gồm thanh khoản, có nghĩa là bạn, với tư cách là bên nhận quyền, có sẵn tiền để giúp nhà hàng của bạn hoạt động trong vài tháng đầu. Đồng thời, bạn cũng phải đáp ứng được các yêu cầu giá trị ròng tối thiểu của bên bán nhượng quyền để chứng minh rằng bạn có đủ tiền để đầu tư (và duy trì phát triển) cho nhà hàng đó trong tương lai.

Ngoài các yêu cầu này, bạn cũng cần đảm bảo một khoản ngân sách nhất định cho nhượng quyền thương hiệu và phải chịu một số khoản chi phí ban đầu như phí nhượng quyền, phí bản quyền, chi phí vận hành, chi phí quảng bá thương hiệu, và một số chi phí cố định khác,… có thể dao động từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng tuy mức độ nổi tiếng của từng thương hiệu.

Đối với mô hình nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền sẽ nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền về việc hoạch định kế hoạch tài chính ban đầu. Ngoài ra, vì sự thành công của mô hình nhượng quyền đã được đảm bảo nên thông thường việc tìm kiếm nhà đầu tư hay vay vốn ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn, chưa kể bạn còn được mua nguyên liệu với số lượng lớn và giá rẻ hơn.

>> Khi nói đến chi phí, hãy xem xét trở thành một thương hiệu nhượng quyền nhà hàng nếu bạn:

  • Vốn ban đầu đủ mạnh
  • Muốn đầu tư vào mô hình kinh doanh nhượng quyền thành công đã được chứng minh
  • Cần có người tư vấn hoạch định chiến lược tài chính
  • Chấp nhận trả phí bản quyền và các khoản phí cố định khác.

>> Nên tránh trở thành một thương hiệu nhượng quyền nhà hàng nếu bạn:

  • Muốn nắm toàn quyền kiểm soát hoặc linh hoạt với các kế hoạch ngân sách
  • Không muốn sử dụng nhà cung cấp nguyên liệu được chỉ định sẵn khi nhận nhượng quyền.

4. Vốn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng

Thật tốt nếu bạn đã có ít nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và vận hành nhà hàng trước đây.

Tuy vậy, với mô hình nhượng quyền đã được chứng minh thành công thì người có ít hoặc chưa từng có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng vẫn có thể thành công. Bởi vì mô hình nhượng quyền sẽ cung cấp, tư vấn và hỗ trợ cho bạn đầy đủ quy trình, tài nguyên và các đào tạo cần thiết để giúp bạn thành công.

Ngược lại, nếu bạn đã có một số “vốn” kinh nghiệm đủ lớn trong kinh doanh ngành dịch vụ ẩm thực nhà hàng, thì bạn hoàn toàn có thể mạnh dạn tự mở quán sở hữu độc lập.

>> Tự mở nhà hàng, khi:

  • Bạn là người đã làm việc trong dịch vụ thực phẩm trong nhiều năm và giờ bạn muốn tự mở một nhà hàng sở hữu riêng mình. Đây có thể là lựa chọn tốt đối với nhiều cựu đầu bếp, quản lý nhà bếp và các cựu nhân viên nhà hàng,..
  • Bạn có nhiều kiến ​​thức và kinh nghiệm quan trọng trong ngành này? Nhiều khả năng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chịu trách nhiệm tạo và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình thay vì hành động theo lựa chọn của người khác.

>> Lựa chọn mô hình nhượng quyền nhà hàng (Franchisee) khi:

  • Bạn là doanh nhân hoặc cựu giám đốc điều hành,... đã có một số vốn đủ mạnh và muốn mua vào một chuỗi nhà hàng như một hình thức đầu tư. Vì nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh đã được chứng minh thành công. Nếu kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn đã cung cấp cho bạn sự hiểu biết sâu sắc về cách tiếp thị theo nhân khẩu học, nhu cầu khách hàng,... thì bạn sẽ rất phù hợp với khuôn mẫu là một chủ sở hữu nhượng quyền thành công.

Biểu đồ so sánh

Biểu đồ này nêu bật từng yếu tố rủi ro được đề cập ở trong bài viết trên cũng như “vị trí” mà một nhà điều hành nhượng quyền và một chủ sở hữu nhà hàng độc lập đứng trên thang đo:

Trên đây là so sánh các yếu tố rủi ro nhất định khi bạn lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền nhà hàng hay tự mở quán kinh doanh. Mỗi một mô hình đều có các ưu nhược điểm nhất định. Hãy cân nhắc với các mong muốn và mục tiêu cá nhân để đưa ra quyết định mô hình nhà hàng của riêng bạn nhé.

Chúc các bạn lựa chọn sáng suốt và kinh doanh thành công!

--

Nguồn tham khảo: webstaurantstore

--

XEM THÊM

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0