10 Phẩm chất quan trọng của người Quản lý nhà hàng khách sạn giỏi

Heli Pham – PasGo Team- 02/10/2020

Người quản lý nhà hàng giỏi - không nhất thiết phải giỏi tất cả các nghiệp vụ của nhân viên, nhưng nhất định phải có kiến thức rộng để quản lý được họ. Hãy tích luỹ dần mỗi ngày.


Mục lục

Quản trị khách sạn là ngành đào tạo về công tác tổ chức, vận hành, quản lý mọi hoạt động trong khách sạn (bao gồm cả dịch vụ F&B thuộc khách sạn) ; từ việc lên kế hoạch kinh doanh, triển khai, giám sát các hoạt động trong khách sạn, quản trị chất lượng dịch vụ, tài chính, nhân sự, cho đến quản trị rủi ro…

Còn Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà hàng liên quan đến các hoạt động: ẩm thực (ăn uống), yến tiệc, sự kiện, hội nghị…

Như vậy, “Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống” là ngành chuyên sâu về lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực – một phần trong quản trị khách sạn.
Nhưng cho dù quản trị khách sạn, hay quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (gọi tắt là quản trị nhà hàng) thì đây đều là những ngành dịch vụ cạnh tranh cao, từ đó đòi hỏi người làm lãnh đạo, quản lý cần có nhiều phẩm chất (tố chất), kỹ năng quan trọng để làm giỏi, làm tốt được.

Dưới đây là tổng hợp của PasGo Team về 10 phẩm chất quan trọng nhất mà một người quản lý nhà hàng khách sạn giỏi cần có. Mời các bạn tham khảo nhé!

1. Có đam mê

Bất kỳ công việc nào, ngành nghề nào, để thành công đều cần phải có đam mê. Đam mê đối ngành quản lý nhà hàng khách sạn chính là tình yêu không bao giờ chết đối với những công việc diễn ra hàng ngày ở nơi mà bạn gắn bó.

Là một người lãnh đạo, quản lý, lại càng cần phải có niềm đam mê này. Thể hiện ở việc bạn thích giao tiếp với mọi người kể cả người xa lạ, bạn thích không khí sang trọng hay nhộn nhịp của những nhà hàng khách sạn xa hoa, bạn thích phong cách lịch lãm trong những bộ trang phục mà mình khoác lên mỗi ngày, bạn tìm thấy sự hứng thú trong những tiểu tiết nhỏ nhặt nhất như: trình bày một món ăn, trang trí phông nền cho một bữa tiệc,…

2. Kỹ năng giao tiếp

Quản lý nhà hàng khách sạn là công việc mà hàng ngày bạn phải làm việc với con người, không phải như một nhân viên kỹ thuật làm việc với máy tính hay một cô thư ký làm việc với các giấy tờ. Mà bạn biết rồi đấy, con người là thực thể phức tạp nhất trên trái đất này.

Đối tượng khách hàng mà bạn phục vụ hàng ngày sẽ có rất nhiều dạng khác nhau, từ đẳng cấp địa vị xã hội, nghề nghiệp, thu nhập đến khác biệt ngôn ngữ, vùng miền, lối sống, văn hóa,… Để làm một người quản lý nhà hàng giỏi, bạn cần có đủ sự kiên nhẫn kèm khéo léo để phục vụ các “thượng đế” của mình một cách tốt nhất, dù bạn làm việc trong nhà hàng resort 5 sao hay chỉ là quán ăn bình dân.

Khả năng nói năng lưu loát, thân thiện, vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ sẽ là những điểm cộng dành cho bạn.

BẠN LÀ CHỦ QUÁN/ QUẢN LÝ NHÀ HÀNG

>>> Mời bạn tìm hiểu về Nền tảng đặt bàn PasGo & báo giá các Gói dịch vụ của PasGo TẠI ĐÂY

Liên hệ Bộ phận Kinh doanh & Phát triển thị trường PasGo

Hotline: 0934.626.005

Email: kinhdoanh@pasgo.vn

3. Biết giữ chữ tín

Như đã nói ở trên, đối tượng khách hàng mà bạn phục vụ trong ngành quản trị nhà hàng khách sạn và dịch vụ ăn uống đều là những người khó tính, yêu cầu cao. Các xung đột và phát sinh xảy ra trong lúc đặt tiệc, hay trên bàn ăn là rất lớn.

Vì vậy, thêm một phẩm chất quan trọng của người quản lý nhà hàng là phải biết giữ uy tín. Có trách nhiệm với những hành động, lời nói của mình, biết giữ lời hứa, giữ cam kết - là yếu tố then chốt để bạn dễ thành công trong ngành này.

4. Kỹ năng lãnh đạo

Bạn là chủ nhà hàng hay người quản lý, thì phía sau bạn là rất nhiều nhân viên cấp dưới. Phân chia đội nhóm, đầu việc, nắm bắt được tâm lý nhân viên, giải quyết các vấn đề phát sinh nội bộ một cách thuyết phục, thưởng phạt công tâm, động viên kịp thời,… đều là những kỹ năng mà một người quản lý nhà hàng cần có để lãnh đạo tốt bộ máy của mình.

Không phủ nhận rằng “lãnh đạo phải có năng khiếu bẩm sinh”, nhưng người ta cũng nói 99% thiên tài là đến đến từ sự nỗ lực. Hãy trau dồi kỹ năng lãnh đạo để trở thành một người quản lý nhà hàng giỏi nhé!

5. Có tư duy quản trị, sắp xếp có hệ thống

Hàng núi công việc đang xếp đống chờ bạn: Họp hành, báo cáo, tiếp khách, gặp khách hàng, trả lời email, giải quyết rắc rối, đào tạo nhân sự,… Làm sao để bạn giải quyết trơn tru mỗi ngày?

Lúc này, một phẩm chất bạn rất cần có, đó là tư duy quản trị sắp xếp có hệ thống. Bạn cần biết sắp xếp công việc một cách hợp lý, kiểm soát, đừng để mọi thứ rối tung lên.

Tư duy quản trị này sẽ được hình thành từ những thói quen tốt và đơn giản hàng ngày của bạn như: sắp xếp mọi thứ ngăn nắp khi làm việc và khi làm xong, kể cả ở nơi làm việc hay xung quanh khu vực bạn sống, giải thích được lý do vì sao lại sắp xếp như vậy,…

6. Khả năng làm việc nhóm (Teamwork)

Làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng đối với rất nhiều ngành. Nhưng riêng đối với ngành quản lý nhà hàng khách sạn, kỹ năng này lại còn quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì có những đầu việc nếu không biết kết hợp nhịp nhàng các nhân viên, bộ phận với nhau, công việc chung có thể không chạy. Ví dụ như nhân viên bếp với nhân viên order phục vụ bàn,…

Vậy nên, để là một người quản lý giỏi, bạn cần có tinh thần đồng đội, có khả năng làm việc nhóm tốt. Nhiều người có tính độc lập rất cao và không quen làm việc nhóm vì lúng túng trong giải quyết xung đột, khó chấp nhận sự khác biệt.

Cộng với yêu cầu về phẩm chất lãnh đạo ở trên, là một người quản lý, đôi khi bạn chính là “nhạc trưởng” điều hành cỗ máy teamwork trong nhà hàng vận hành trơn tru đấy.

7. Có hiểu biết và đề cao vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm giờ đây là trở thành một yếu tố sống còn đối với bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào. Chỉ cần một khách hàng lên cộng đồng mạng phàn nàn về việc bát đũa nhà hàng không sạch sẽ, hay nghiêm trọng hơn là trong món ăn có ruồi, khách hàng bị ngộ độc,… thì uy tín nhà hàng bạn xây dựng trong chục năm có thể đi tong sau một đêm. Chưa kể, sau tình hình dịch bệnh Covid, vấn đề an toàn sức khoẻ lại càng được đặt lên hàng đầu.

Bởi vậy, để quản lý nhà hàng tốt, bạn không chỉ cần có kiến thức hiểu biết toàn diện về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm này, mà bạn còn cần là người có tinh thần tiên phong truyền đạt tầm quan trọng của vấn đề này tới toàn bộ đội nhóm, không chỉ đảm bảo an toàn sức khoẻ cho khách hàng, mà còn cho chính bạn và nhân viên.

8. Có kiến thức xã hội sâu rộng

Kiến thức xã hội chính là những thứ “thượng vàng hạ cám”. Từ những thông tin người Ấn Độ giáo không ăn thịt bò, hôm nay có bao nhiêu ca nhiễm Covid mới, đến các thông tin như cô ca sĩ kia mới bị đánh ghen, anh nhà giàu nọ cưới vợ trẻ kém mình hơn 50 tuổi,…

Có “mấy thứ” kiến thức xã hội này để làm gì?

Để bạn có thể nói chuyện với khách hàng bất cứ đề tài nào mà họ đề cập đến.

Đây cũng là một trong các tiền đề để bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp. Quan sát một vị khách bước vào nhà hàng, bạn có thể nhanh chóng “bắt sóng” được thông tin: họ đến từ đâu, họ làm nghề gì, thu nhập khoảng bao nhiêu, họ thuộc kiểu tính cách như thế nào: vui vẻ, cau có hay chảnh choẹ,…?

Người quản lý nhà hàng giỏi – không nhất thiết phải giỏi tất cả các nghiệp vụ của nhân viên, nhưng nhất định phải có kiến thức rộng để quản lý được họ. Hãy tích luỹ dần mỗi ngày.

9. Bắt kịp công nghệ

Đừng nói bạn sử dụng máy vi tính chỉ ở mức a bê cê bờ cờ. Cũng đừng nói bạn không biết các phần mềm hỗ trợ bán hàng, các nền tảng đặt bàn nhà hàng, gọi món trực tuyến hiện nay,….

Bạn cần là người tiên phong trong nhà hàng tìm hiểu về các vấn đề công nghệ này. Trước mắt phục vụ cho chính công việc hàng ngày của bạn, sau đó là tư vấn cho chủ nhà hàng hoặc chủ đầu tư lựa chọn giải pháp tối ưu nhất để tăng doanh thu bán hàng.

10. Các kỹ năng mềm tốt

Quản lý thời gian, kỹ năng đàm phán, thuyết trình, giải quyết vấn đề, biết lắng nghe, ra quyết định,… đều là những phẩm chất, kỹ năng mềm mà một người quản lý nhà giỏi cần trau dồi mỗi ngày để làm việc hiệu quả hơn và nắm bắt các cơ hội thăng tiến.

Trên đây là 10 phẩm chất, kỹ năng mà theo chúng tôi đánh giá đó là những nhân tố quan trọng nhất để làm nên thành công của một người quản lý nhà hàng khách sạn giỏi.

Nếu bạn là chủ nhà hàng, chủ đầu tư đang cần tìm kiếm tuyển dụng nhân sự quản lý cho nhà hàng của mình, thì đây cũng là các căn cứ để bạn tham khảo trong quá trình cụ thể hoá mô tả công việc của một người quản lý.

Chúc các bạn kinh doanh nhà hàng thành công,

Thân ái,

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0