Heli Pham – PasGo Team- 29/08/2024
Lĩnh vực ẩm thực, ăn uống luôn là mảnh đất màu mỡ mà rất nhiều người muốn bước chân vào “kiếm lời”. Nếu nhìn vào nhìn vào những quán ăn đông nghẹt khách, nhiều người dễ cho rằng, kinh doanh nhà hàng là “một vốn bốn lời”.
Tuy nhiên, đây lại là một trong những loại hình kinh doanh thử thách và nhiều cạnh tranh nhất để bắt đầu khởi nghiệp. Nó đòi hỏi sự tận tâm, khả năng nắm bắt chi tiết và khả năng thích ứng linh hoạt cực nhạy.
Nếu bạn đang nhen nhóm ý định làm giàu từ ngành này, bạn sẽ phải chuẩn bị rất kỹ càng và đừng quên trả lời 10 câu hỏi dưới đây:
Nếu bạn đang muốn thử sức kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống này, thì kinh nghiệm mở nhà hàng là hãy trả lời thật mạch lạc 9 câu hỏi dưới đây trước khi bắt đầu nhé!
- Đây là câu hỏi được rất nhiều người hỏi, nhưng lại rất khó để có ngay câu trả lời. Bởi vì vốn bao nhiêu còn tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các loại hình ẩm thực mà nhà hàng phục vụ.
Sẽ thật tốt và may mắn nếu bạn dài vốn, có nguồn tài chính lớn, đáp ứng mọi quy mô nhà hàng mà bạn muốn mở. Song không nhiều người “tốt số” như bạn. Đa số nhiều người khi khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng thường gặp khó khăn đầu tiên là về nguồn vốn.
Phần lớn sẽ phải đi vay vốn để kinh doanh nhưng với tỉ lệ vay được rất thấp. Hầu hết các ngân hàng lớn và nhỏ đều không hứng thú với việc bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng cho một người sắp trở thành ông bà chủ nhà hàng.
Do đó, để có được những nguồn vốn đầu tiên từ ngân hàng, hoặc các nhà đầu tư thì kinh nghiệm khi khởi nghiệp nhà hàng là bạn cần có một bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng, mạch lạc đầy thuyết phục. Hãy chỉ ra khách hàng cốt lõi, cách thu hút họ, cách thu tiền từ họ và cách bạn chi tiêu để vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu cũng như dự trữ phát triển cho các giai đoạn sau.
Ngày nay, sự thay đổi về môi trường văn hóa đã làm nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày càng thay đổi theo hướng đòi hỏi cao hơn, do đó ẩm thực cũng phải nâng lên tầm nghệ thuật.
Xã hội, công nghệ phát triển; môi trường văn hoá thay đổi, làm nhu cầu ăn uống của khách hàng cũng ngày càng thay đổi theo. Họ đòi hỏi cao hơn, khắt khe hơn. Bởi vậy, ẩm thực cũng phải nâng lên tầm nghệ thuật.
Khách hàng hiện nay xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn tất cả mọi người, cho nên hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt họ, đã là thành công rồi.
Hãy phân tích khách hàng mục tiêu của bạn, phân khúc thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…) mà chọn cách thức kinh doanh phù hợp.
Liệt kê vài kênh mà bạn sẽ chọn để quảng bá, thu hút khách hàng. Dù bạn áp dụng chiến lược marketing nào đi chăng nữa bạn cũng đừng quên kênh marketing truyền miệng. Bởi theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.
Cách tốt nhất để tối ưu quảng cáo truyền thông là bạn cần xác định được ngay từ đầu điểm khác biệt nổi bật của mình so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó xác định một thông điệp thật rõ ràng và liên tục truyền tải thông suốt thông điệp đó tới khách hàng mục tiêu của quán.
Khi đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, bạn có thể thay đổi thông điệp và chiến lược quảng cáo ở từng giai đoạn, để đảm bảo luôn duy trì được sự mới mẻ của nhà hàng và thu hút thêm khách hàng mới tới quán.
Khoản chi phí thuê địa điểm là một khoản đầu tư ban đầu rất lớn và cũng chiếm khá nhiều chi phí hàng tháng về sau. Vì vậy tuỳ thuộc vào nguồn vốn bạn dành cho mở quán ăn, và loại hình nhà hàng muốn kinh doanh mà bạn có hướng tìm địa điểm nhà hàng cho phù hợp. Điều quan trọng nhất là vị trí cũng phải hợp với mô hình nhà hàng là gì.
Địa chỉ quá khó tìm, hoặc khiến khách ngại bỏ ra quá nhiều thời gian, công sức để đến được nhà hàng của bạn thì mọi sự hoàn hảo của đồ ăn hay sự phục vụ đều vô nghĩa.
Hãy quan tâm đến số lượng dân số, mật độ dân cư xung quanh địa điểm đó và đặc biệt là mức sống hay mức chi tiêu của họ. Họ có nằm trong số khách hàng mục tiêu của nhà hàng hay không?
Hãy bắt đầu với hợp đồng thuê 1 năm hoặc nhiều nhất là 2 năm.
Theo kinh nghiệm mở nhà hàng của nhiều người đi trước, thì chu kỳ kinh doanh một nhà hàng thường khoảng 2 năm. Nghĩa là bạn “sống sót” qua 2 năm thì khả năng bạn sẽ sống khoẻ tiếp và mở chuỗi. Ngược lại, nếu thất bại thì thường sẽ thất bại trong 2 năm đầu tiên.
Bởi vậy, khi khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, thuê địa điểm thời gian ngắn 1-2 năm là hợp lý. Vì hãy tính đến khả năng kinh doanh nhà hàng thất bại và không thể trả tiếp tiền thuê nhà.
Ngoài ra thời gian 1 đến 2 năm sẽ đảm bảo linh hoạt hơn trong trường hợp bạn không muốn thuê địa điểm đó nữa bởi thấy nó không phù hợp mang lại doanh thu cao.
Tất nhiên, với hợp đồng thuê ngắn 1-2 năm, bạn có thể sẽ phải chấp nhận việc chủ nhà không cho thuê tiếp, hoặc nâng giá thuê sau khi hết hợp đồng.
Nguyên tắc cơ bản nhất là tên nhà hàng cần dễ đọc, dễ nhớ, phản ánh được địa điểm, chủ đề và lịch sử của nhà hàng.
Ngoài ra, với thời đại công nghệ 4.0, hãy bổ sung thêm yếu tố đơn giản, ngắn gọn, dễ viết, không bị lỗi phông tiếng Việt khi gõ tìm kiếm trên các công cụ online.
Một không gian nhà hàng tiêu chuẩn không thể bỏ qua 3 yếu tố chính: Phong cách – ấm cúng – tiện dụng. Thông thường, khu vực phục vụ khách ăn uống chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu vực bếp chế biến, phần còn lại là kho trữ hàng và khu vực văn phòng.
Thống kê cho thấy 40 – 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên. Hãy dựa vào các số liệu này để để bố trí không gian, nội thất cho phù hợp. Để đáp ứng linh hoạt từng nhóm khách khác nhau, tốt nhất bạn nên sử dụng nội thất là bàn cho 2 người, 4 người và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành các dãy bàn rộng hơn để phục vụ các đoàn khách lớn.
Thực đơn danh sách các món ăn, đồ uống – chắc chắn là thứ cần có khi bạn mở nhà hàng. Nhưng kinh nghiệm được khuyên là hãy thiết kế thực đơn cho quán thật sự đơn giản, ngắn gọn, đừng quá dài dòng khiến khách hàng rối trí. Hãy sắp xếp các món theo mục để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Công thức chung khi định giá bán cho thực đơn nhà hàng là toàn bộ giá món ăn không vượt quá 30% giá thực phẩm mà bạn đã chi để tạo nên món ăn đó (bao gồm giá nguyên liệu, nhân công, điện, nước, gas và những thành phần phụ trợ tạo nên món ăn).
Bạn thích trực tiếp chỉ đạo mọi thứ tại nhà hàng? Hay bạn chỉ muốn đứng sau và điều hành từ xa mọi việc? Xác định được mong muốn này thì bạn sẽ biết là mình cần thuê người quản lý nhà hàng hay không.
Trả lời câu hỏi này cũng vẫn là liên quan đến mục đích và tham vọng cá nhân của bạn. Bạn có muốn tạo dấu ấn thương hiệu nhà hàng riêng không?
Ngược lại, nếu bạn chỉ muốn kinh doanh nhà hàng và kiếm lời, thì đi mua nhượng quyền cũng là một giải pháp nhanh gọn, an toàn. Bởi đa số các thương hiệu nhượng quyền đều đã được chứng minh thành công nhất định. Tuy nhiên, hãy tính đến các khoản chi phí phải trả, các quy định và các rủi ro mà bạn có thể gặp phải đi mua nhượng quyền.
Tóm lại, để kinh doanh thành công một nhà hàng quy mô lớn, hay một quán ăn nhỏ thì còn cần rất nhiều bài học và kinh nghiệm mà vài trang giấy không thể nói hết. Nó cần ở bạn sự kiên trì, bền bỉ và nhạy bén đặc biệt với thị trường.
Trên đây chỉ là 9 điều cơ bản nhất mà bất kỳ một người “lính mới” nào muốn khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng cũng nên biết rõ. Hi vọng các thông tin này là hữu ích với bạn.
Đừng quên PasGo là nền tảng đặt chỗ trực tuyến, giúp khách hàng tìm kiếm, lựa chọn và đặt bàn tới các Nhà hàng, quán ăn - trước khi đến tận nơi để sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Hân hạnh mời Quý Anh/Chị Chủ và Quản lý Nhà hàng/Quán ăn
Chúc bạn kinh doanh thành công!