Trung thu ngày mấy 2023?Nguồn gốc,ý nghĩa Tết Trung thu với trẻ em Việt Nam

Ngày cập nhật:21/09/2023

Tết Trung Thu 2023 là một ngày lễ đặc biệt vào ngày Rằm Tháng 8 âm lịch hàng năm dành cho trẻ em Việt Nam. Đó là dịp để mọi người quây quần bên nhau ăn bánh Trung thu, trông trăng, phá cỗ. Tại sao chúng ta lại làm những điều này? Cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu và địa điểm chơi Trung thu 2023 nhé!


Mục lục

1. Trung thu ngày mấy 2023 dương lịch?

Tết Trung thu năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 8 năm 2023 (Rằm tháng 8) âm lịch, theo lịch dương thì sẽ là ngày 29 tháng 9 năm 2023.

Trung thu 2023 rơi vào thứ Sáu, đây là ngày cuối tuần nên mọi hoạt động, sự kiện trong ngày này cũng được diễn ra suôn sẻ.

Tết Trung thu 2023 ngày mấy? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2023?

Tết Trung thu 2023 ngày mấy? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2023?

2. Nguồn gốc Tết Trung thu 

Tết Trung thu có 2 truyền thuyết được biết đến nhiều nhất là Hằng Nga và Hậu Nghệ của Trung Quốc và sự tích chú Cuội của Việt Nam.

Nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam 

Tại Việt Nam, nguồn gốc của Tết Trung thu gắn liền với sự tích chú Cuội cung trăng. Truyện kể rằng: 

Chú Cuội là một chàng trai thông minh, tốt bụng. Trong một lần vào rừng đốn củi, Cuội phát hiện một cây đa lớn có thể chữa bách bệnh và đem về trồng cạnh nhà để chữa bệnh cho mọi người. Một hôm, người vợ đãng trí của Cuội tưới nhầm nước tiểu vào gốc đa, cây đa thần bay lên khỏi mặt đất. Cuội bám vào gốc đa để giữ cây lại nhưng không thể, thế là cuội cùng cây đa bay thẳng lên cung trăng.

Từ đó nhắc đến Rằm tháng 8 là người Việt Nam lại nhớ đến sự tích chú Cuội cung trăng.

Tết Trung thu Việt Nam gắn liền với sự tích chú Cuội cung trăng

Tết Trung thu Việt Nam gắn liền với sự tích chú Cuội cung trăng

Bạn có thể xem chi tiết sự tích chú Cuội cung trăng ở bài viết dưới đây: 

Tại sao Tết Trung thu lại có chị Hằng Nga?

Tết Trung thu mọi người thường nhắc đến chị Hằng Nga vì ngày này gắn liền với câu chuyện Hằng Nga & Hậu Nghệ.

Chị Hằng Nga, trước khi lên cung trăng là vợ của chàng Hậu Nghệ tài ba, người có tài thiện xạ tuyệt đỉnh đã bắn rớt chín ông mặt trời để cứu tất cả mọi người thoát khỏi nạn hỏa thiêu.
Tuy nhiên tên Bồng Mông - học trò của Hậu Nghệ lòng dạ bất chính định cướp thuốc bất tử mà Vương mẫu nương nương cho Hậu Nghệ từ tay Hằng Nga trong lúc Hậu Nghệ đi vắng. Trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã uống viên thuốc quý rồi biến thành tiên bay lên cung trăng.
Hậu Nghệ tưởng nhớ vợ lập đàn dưới ánh trăng để tế vợ.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. 

Tết Trung thu gắn liền với câu chuyện Hằng Nga và Hậu Nghệ

Tết Trung thu gắn liền với câu chuyện Hằng Nga và Hậu Nghệ

Từ đó, phong tục trông trăng vào Tết Trung thu được truyền đi trong dân gian.

3. Ý nghĩa Tết Trung thu 

Trung thu là Tết đoàn viên

Không chỉ có ý nghĩa với trẻ em mà với tất cả mọi người Tết Trung thu là dịp để cả gia đình sum, đoàn viên. Bên cạnh đó đây cũng là dịp quan trọng để biếu quà cho khách hàng, đối tác biếu quà nhau tạo mối quan hệ tốt trong công việc.

Vào ngày này, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, sum họp bên nhau, cùng ngắm trăng, ăn bánh Trung thu, trò chuyện vui vẻ thể hiện tình cảm đoàn kết và yêu thương nhau, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo và tri ân ông bà, cha mẹ bằng việc tặng quà và hỏi thăm. 

Trung thu là tết đoàn viên

Trung thu là Tết đoàn viên

Bởi vậy, nếu như có đi học, đi làm xa quê thì chúng ta hãy dành chút thời gian để về thăm gia đình, thăm ba mẹ vào dịp lễ Tết Trung thu 2023 này nhé.

Ý nghĩa của Tết Trung thu đối với trẻ em Việt Nam

Tết Trung thu 2023 còn mang tới niềm vui dành riêng cho thiếu nhi. 

Đó là ngày lễ để trẻ em được tung tăng vui chơi, gặp gỡ nhau, cùng nhau phá cỗ rước đèn, tận hưởng ngày lễ dành riêng cho mình. 

Ý nghĩa của Tết Trung thu đối với trẻ em

Ý nghĩa của Tết Trung thu đối với trẻ em

Thư Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu 1951 đã khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày này đối với với các bé:

Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.

Trong thư Bác Hồ đã dặn các cháu thiếu nhi phải biết trân trọng cuộc sống hòa bình, cố gắng học tập, rèn luyện, dạy các cháu tình cảm gia đình thiêng liêng, tình yêu thương đồng bào, dân tộc.

4. Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam

Vào dịp Tết Trung thu, người dân còn tham gia vào các hoạt động vui chơi truyền thống như:

  • Làm lồng đèn, rước đèn: Trẻ em và người lớn đều tham gia làm lồng đèn đẹp mắt và rước đèn trên đường phố vào buổi tối, tạo nên khung cảnh đầy màu sắc và phấn khích.

  • Múa lân sư rồng: Múa lân và sư rồng là hai hình ảnh tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và tiêu diệt quỷ dữ. 
    Đây là hoạt động đường phố nhộn nhịp khiến các em nhỏ rất thích thú bởi màu sắc bắt mắt và tiếng trống rộn rã, hãy dẫn con em mình đến xem và hòa nhịp cùng không khí rộn ràng của dịp Tết Trung thu 2023 này nhé!
  • Phá cỗ: Sau khi làm xong mâm cúng Rằm tháng 8, các bé trong một xóm sẽ tụ tập lại để phá cỗ, cùng nhau ăn bánh kẹo, hoa quả, chơi các trò chơi dân gian. Đây cũng là dịp để các bé được vui chơi thỏa thích với các bạn của mình, được nhận những món quà từ người thân yêu.
  • Trông trăng:  Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về giai thoại “sự tích chú Cuội ngồi cung trăng” cho con cháu mình nghe.

5. Địa điểm chơi Tết Trung thu 2023

Đối với gia đình 

Đối với gia đình (đặc biệt là gia đình có con nhỏ) thì các địa điểm đi chơi nhộn nhịp, đông vui, nhiều màu sắc chắc chắn sẽ khiến các bạn nhỏ rất thích thú.

Bố mẹ có thể dẫn các bé đến phố Hàng Mã, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, công viên hay các trung tâm thương mại. Các hoạt động triển lãm, đồ chơi cùng với các trò chơi dân gian chắc chắn sẽ làm các bé thích mê cho mà xem.

Bạn cũng có thể dẫn gia đình đến các nhà hàng có khu vui chơi để các bé có thể vừa tận hưởng bữa ăn bên gia đình vừa có không gian để chơi đùa. Team PasGo gợi ý cho bạn một số nhà hàng sau:

Trung thu là ngày các thành viên trong gia đình dành thời gian bên nhau

Trung thu là ngày các thành viên trong gia đình dành thời gian bên nhau

Đối với các cặp đôi đang yêu nhau

Nếu bạn đang không biết Trung thu nên đi đâu chơi thì hãy để Team PasGo gợi ý cho bạn một số địa điểm vui chơi lãng mạn cho các cặp đôi yêu nhau dịp Tết Trung thu 2023 này nhé:

  • Phố đèn lồng Hàng Mã
  • Phố lồng đèn Quận 5
  • Phố Phùng Hưng
  • Cầu Ánh Sáng - Hồ Bán Nguyệt
  • Đài quan sát Lotte
  • Phố đi bộ hồ Gươm
  • Landmark 81
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ
  • Hoàng Thành Thăng Long…

Ngoài ra để tăng thêm tính lãng mạn cho ngày lễ ngày, các cặp đôi yêu nhau có thể hẹn hò, ăn uống. Chắc chắn hai bạn sẽ có những kỉ niệm khó quên cùng nhau trong Tết Trung thu 2023 này đấy. Tham khảo ngay những nhà hàng hẹn hò cho cặp đôi:

Trung thu là ngày để các cặp đôi hẹn hò lãng mạn

Trung thu là ngày để các cặp đôi hẹn hò lãng mạn

Đối với bạn bè

Hội nhóm bạn bè cũng có thể tham khảo những địa điểm vui chơi cho Trung thu 2023 cho cặp đôi ở trên, ngoài ra thì vào dịp Trung thu 2023 này các nhà hàng cũng có rất nhiều ưu đãi cho nhóm đi ăn, các bạn có thể tham khảo nếu chưa biết Trung thu nên đi đâu chơi nhé:

Trung thu là dịp bạn bè tụ tập

Trung thu là dịp bạn bè tụ tập

Bài viết trên Team PasGo đã giúp bạn giải đáp Tết Trung thu năm 2023 ngày mấy, và hiểu thêm về nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Trung thu cũng như các địa điểm vui chơi trong Tết Trung thu năm 2023. Chúc bạn và gia đình đón Tết Đoàn viên thật ấm cúng, hạnh phúc, tràn ngập yêu thương.

Đừng quên thường xuyên truy cập blog PasGo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

---------------------------

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0