6 triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn CẢNH BÁO nguy kịch

Ngày cập nhật:22/09/2023

Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn có thể trở nặng bất cứ lúc nào gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Một số trường hợp có thể tiến triển thành xuất huyết nặng hoặc hội chứng sốc sốt xuất huyết. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất hiện trở nên nghiêm trọng hơn.


Mục lục

1. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thường gặp

Để nhận biết được bệnh sốt xuất huyết ở người lớn khi bệnh trở nặng, bạn cần phải hiểu rõ về chứng bệnh này. Cụ thể là về bản chất và các triệu chứng thường gặp.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus (không phải vi khuẩn) gây ra, lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi nhiễm bệnh (loài Aedes có cơ thể sọc đen trắng đặc trưng). Hiện nay, có 4 chủng sốt xuất huyết khác nhau đang lưu hành trên thế giới. Do vậy, một người có thể nhiễm sốt xuất huyết đến 4 lần

Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi Aedes có sọc đen trắng

Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi Aedes có sọc đen trắng

Lần mắc bệnh đầu tiên có thể nghiêm trọng, đặc biệt là ở người già và người có thể trạng yếu. Và nếu bị nhiễm lại lần nữa, thì tỷ lệ bệnh diễn tiến nặng sẽ cao hơn. 
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thường bắt đầu từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi bi muỗi đốt. Và các triệu chứng đó có thể kéo dài từ 3 ngày đến 2 tuần. Chúng bao gồm:

  • Khởi phát sốt đột ngột (thường là sốt cao 39-40 độ C) trong vòng 2 đến 7 ngày đầu.
  • Nhức đầu dữ dội, choáng váng kèm theo đau phần hốc mắt. 
  • Đau tại các khớp và cơ.
  • Viêm da, nổi mẩn đỏ trên da.
  • Buồn nôn và nôn. Nổi hạch ở cổ và nách.
  • Chảy máu nhẹ: chảy máu mũi, chảy máu chân răng hoặc dễ bị bầm tím trên da.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thường gặp

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thường gặp

Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn có thể nhẹ và không rõ ràng. Đôi khi nó có thể bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hoặc sốt virus. Tuy nhiên, nếu bạn có các vết mẩn trên da hoặc thấy đau phần hốc mắt, bạn có thể đang bị sốt xuất huyết. Khi đó, bạn cần phải nắm rõ các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khi trở nặng để có thể xử lý kịp thời.

2. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khi trở nặng

Trong một số trường hợp, bệnh sốt xuất huyết có thể tiến triển thành xuất huyết nặng hoặc hội chứng sốc sốt xuất huyết. Đây là những dạng nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. 
Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn cho thấy bệnh đang nặng lên sẽ xuất hiện từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi khởi phát các dấu hiệu đầu tiên (như sốt, nôn mửa,...). Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khi bệnh nặng bao gồm: 

  • Chảy máu: Chảy máu mũi hoặc chân răng nhiều, có máu trong phân, phân đen và có mùi tanh.
  • Nôn dai dẳng, liên tục (nhiều hơn 3 lần trong ngày) hoặc nôn ra máu.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Thở nhanh, nhịp thở gấp.
  • Mệt mỏi, bồn chồn, cáu kỉnh hoặc thờ ơ.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khi trở nặng

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khi trở nặng

Có một điều cần lưu ý là các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi cơn sốt của bạn giảm dần. Điều này khá nguy hiểm. Vì nhiều người nghĩ hết sốt tức là bệnh đang hồi phục. Họ bắt đầu trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, các triệu chứng nặng có thể xuất hiện ngay sau đó và đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. 
Vì thế, các chuyên gia về sức khỏe thường nhắc người bệnh phải chú ý theo dõi các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khi trở nặng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. 

Khi nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết đang tiến triển nặng, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để chăm sóc và điều trị. Bởi những triệu chứng đó có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như:

  • Mất quá nhiều huyết tương (tiểu cầu) có thể dẫn tới sốc tuần hoàn. Hoặc việc tích tụ dịch có thể gây suy hô hấp. 
  • Mất máu nặng hoặc tổn thương nội tạng nặng.

Các con số thống kê cho thấy, cứ khoảng 20 người mắc sốt xuất huyết thì có 1 người tiến triển lên tình trạng nặng. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở nhóm người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai và người già.

Phụ nữ có thai và người già là đối tượng dễ gặp các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết

Phụ nữ có thai và người già là đối tượng dễ gặp các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết

Vì thế, để hạn chế các rủi ro xảy ra với sức khỏe của bản thân và gia đình, việc nắm rõ các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khi trở nặng là rất quan trọng, đặc biệt là những đối tượng nêu trên. Ngay khi phát hiện mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến có sở ý tế gần nhất thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp tránh bệnh trở nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho người lớn

Về cơ bản, không có thuốc điều trị riêng cho bệnh sốt xuất huyết hoặc các thể nặng của sốt xuất huyết. Điều trị sốt xuất huyết chính là giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh, giúp cơ thể tự nâng cao sức đề kháng chống lại virus, hồi phục sau khi bị bệnh. Điều bạn cần làm là: 

  • Đến bệnh viện hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá chính xác về mức độ bệnh. Thông thường các bệnh nhân có thể điều trị tại nhà và tham khám, truyền nước tại bệnh viện. Nếu được chăm sóc tốt, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà và hạn chế được nguy cơ bệnh trở nặng.
  • Khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho người lớn cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Vì khi vận động mạnh, tình trạng xuất huyết sẽ nặng hơn. 
  • Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol để kiểm soát cơn sốt và giảm đau theo chỉ định của bác sĩ và dược sĩ. Chú ý không dùng thuốc có chứa Aspirin và Ibuprofen để hạ sốt.
  • Uống nhiều nước hoặc các loại nước có bổ sung điện giải như Oresol.
  • Ăn uống đầy đủ: nên ưu tiên các món đơn giản, mềm và dễ tiêu.
  • Theo dõi để phát hiện các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khi trở nặng từ ngày thứ 3 trở đi.
  • Báo cho bệnh viện hoặc trung tâm dịch tễ để họ có biện pháp khoanh vùng xử lý dịch bệnh. 

Nên sử dụng Paracetamol để hạ sốt cho người bị sốt xuất huyết

Nên sử dụng Paracetamol để hạ sốt cho người bị sốt xuất huyết

4. Tôi nên làm gì để không bị sốt xuất huyết? 

Để không phải lo lắng về các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn, bạn có thể chủ động bảo vệ bản thân và mọi người bằng cách:

  • Loại bỏ muỗi khỏi môi trường sống: 

Hãy loại bỏ những khu vực mà muỗi có thể trú ngụ và để trứng, cả ở trong nhà và ngoài trời. Chẳng hạn như các vật dụng đựng nước hoặc các bể chứa nước cần được che đậy kín hoặc loại bỏ. Đổ nước đọng và cọ rửa các thùng chứa nước ít nhất 1 lần mỗi tuần. Phát quang bụi rậm và các lấp các vũng nước đọng. 

  • Bảo vệ bản thân khỏi muỗi đốt:

Hãy dùng thuốc xịt côn trùng, mặc quần áo dài và sáng màu, lắp đặt lưới chắn muỗi cửa sổ, mắc màn tẩm hóa chất diệt muỗi, dùng nhang muỗi hoặc đèn bắt muỗi,...
Những biện pháp này đặc biệt quan trọng ở những vùng đang có dịch sốt xuất huyết lưu hành. 

  • Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch:

Bạn có biết sốt xuất huyết ở người lớn bao lâu thì khỏi? Thường phải mất từ 5 - 7 ngày, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày và công việc của bạn. Ngoài ra, trung bình khoảng 4 người bị muỗi truyền nhiễm đốt thì sẽ có 1 người bị bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, bạn cần chủ động củng cố sức khỏe miễn dịch ngay từ đầu để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. 

Hãy tăng cường hệ miễn dịch để hạn chế mắc sốt xuất huyết

Hãy tăng cường hệ miễn dịch để hạn chế mắc sốt xuất huyết

Bên cạnh việc ăn uống đủ chất và luyện tập thể thao, bạn cần bổ sung đủ vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Việc này còn có thể giảm thiểu mức độ nặng của các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn.

Tóm lại, nắm vững các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khi trở nặng giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn. Đồng thời, hãy ghi nhớ những cột mốc thời gian quan trọng và các nguyên tắc khi điều trị tại nhà. Và luôn nâng cao việc phòng ngừa dịch bệnh, đây là phương pháp chữa trị bệnh tốt nhất.

Cuối cùng đừng quên theo dõi Blog PasGo và fanpage PasGo để cập nhật nhiều thông tin: sức khỏe, làm đẹp, ẩm thực và ưu đãi hấp dẫn từ hàng nghìn nhà hàng đối tác của PasGo nhé!

Tải ngay PasGo - Ứng dụng đặt bàn ăn online nhanh chóng, tiện lợi với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn:
Tải ứng dụng PasGo dành cho iOS tại đây
Tải ứng dụng PasGo dành cho Android tại đây

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0