Tổng hợp các món đặc sản Miền Tây mùa nước nổi

Ngày cập nhật:03/05/2019

Ghé thăm mùa nước nổi tại miền Tây chính là cơ hội hiếm có trong chuyến du lịch của bạn. Tại sao ư? Hãy cùng PasGo khám phá các món đặc sản miền tây mùa nước nổi vô cùng độc đáo dưới đây ngay thôi nào!


Mục lục

Đặc sản miền Tây mùa nước nổi

1. Canh cá linh bông điên điển

Món ngon miền Tây ngon nhất là vào mùa nước nổi

Nguyên liệu của món canh cá này là từ hai loại thực phẩm nổi tiếng của miền tây đó chính là cá linh là bông điên điển. Mùa của cá linh là từ tháng 9 đến tháng 10. Vào mùa này, cá đang sinh trưởng nên thịt và xương vẫn còn rất mềm nhưng lại thơm và ngọt.

Cá linh bông điên điển độc đáo nhờ hương vị chua của bông điên điển

Bông điên điển lại có vị hoàn toàn trái ngược đó là vị chua và giòn. Thế nhưng đây chính là sự phối hợp tuyệt vời để tạo nên món ăn độc đáo không nơi nào có được. Thời điểm “vàng” là vào mùa nước nổi (tháng 7 đến tháng 11), khi này bông điên điển xuất hiện và cá thơm ngon nhất.

Canh cá linh điên điển là món ăn đặc trưng mùa nước nổi

2. Ba khía muối

Ba khía là nguyên liệu quen thuộc để chế biến thành nhiều món ăn tại miền Tây. Vào mùa nước nổi, ba khía trở thành món đặc sản. Người ta sẽ chọn những con có ngoe đầy thịt, không bị bủng. Món ba khía muối sẽ được bỏ vỏ và trộn cùng với chanh, đường, tỏi ớt trong vòng 30 phút là có thể thưởng thức

 3. Chuột đồng nướng lu

Đặc sản miền Tây kinh dị không phải ai cũng dám thử

Chuột đồng là món đặc sản miền tây mùa nước nổi khá thú vị không phải ai cũng dám thử. Thế nhưng giống chuột này thường ăn lúa gạo nên không mang bệnh tật. Chuột được ăn nó cho thật béo, làm sạch toàn bộ lông và ruột rồi ướp cùng với gia vị. Chuột sẽ được móc vào lu rồi nướng đều. Khi nướng, người ta sẽ cho thêm mỡ, nước pha các loại gia vị đến khi chuột chín vàng.

Chuột đồng nướng lu tuy ngon nhưng không phải ai cũng dám thử

4. Bông súng mắm kho

Một trong những đặc sản miền tây mùa nước nổi đó chính là bông súng mắm kho. Đây là món ăn được chế biến từ loài hoa mọc ở vùng trũng bùn. Bông súng sẽ được làm sạch, cắt thành các khúc vừa ăn rồi để cho ráo nước. Bông sẽ được kho cùng với các loại cá như cá sặc, cá linh cùng các gia vị vừa đủ nên thơm ngon lạ lùng.

5. Cá lóc nướng trui

Cá lóc to béo, thịt chắc nhất vào mùa nước nổi. Cá được chế biến thành nhiều món ăn như canh chua hay ăn lẩu. Thế nhưng món cá lóc nướng trui chính là món ăn đồng quê dân dã được nhiều người yêu thích hơn cả.

Cá được làm sạch, xiên vào que, cắm xuống đất xung quanh phủ đầy rơm. Rơm cần được phủ vừa đủ để cho cá chín tới, không bị sống cũng như bị cháy. Cá lóc nướng trui được ăn kèm với các loại rau gia vị, chuối, khế, dưa chuột chấm kèm với nước mắm me.

Cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn trong đó có nướng trui là thơm ngon nhất

6. Bún nước lèo

Bún nước lèo là một ẩm thực mùa nước nổi miền tây. Món bún nước lèo gồm các nguyên liệu là thịt heo quay, mắm bò hóc ăn kèm với các loại rau sống tươi ngon và đặc trưng vùng đất nơi đây.

Hương vị từ tôm, cá tươi và thịt heo quay giòn ngọt hòa cùng vị mắm rất đặc biệt. Bạn sẽ được thưởng thức món ăn này quanh năm, thế nhưng bông súng ăn kèm chỉ có vào mùa nước nổi tại Trà Vinh và một số nơi khác tại đồng bằng sông Cửu Long.

Bún nước lèo thơm ngon hấp dẫn với nhiều nguyên liệu tươi ngon

7. Cá linh kho mía

Cá linh kho mía – đậm đà vị ngọt thơm ngon mùi mía

Vào mùa nước nổi, cá linh được chế biến thành nhiều món ăn, trong đó cá linh kho mía chính là đặc sản rất ngon miệng. Vị ngọt từ mía không hề giống với khi cho đường cát.

Cá sẽ được quyện cùng với mỡ hành, tiêu, ớt và hương thơm, vị ngọt từ mía vô cùng khác lạ. Mía được đặt lớp xuống đáy nồi. Cá ướp gia vị rồi cho vào nồi, thêm nước dừa xiêm và bật lửa liu riu đến khi nước dừa cạn hết và cá mềm rục. Khi này, người ta mới rắc tiêu để nồi cá tỏa hương thơm ngát.

Cá linh kho mía có vị ngọt của mía và dừa xiêm khác lạ

8. Bánh xèo bông điên điển

Bánh xèo với nguyên liệu từ bông điên điển chính là món đặc sản mùa nước lũ không hề giống với bất cứ nơi nào. Lớp vỏ bánh xèo được làm từ bột gạo pha cùng với nước cốt dừa và bột nghệ hơi ngả vàng.

Nhân bánh gồm có thịt heo được băm nhỏ rồi ướp với gia vị và xào với hoa điên điển thơm lừng, giá đỗ, tôm tươi lột vỏ,... Hương vị của món bánh xèo này khác lạ nhờ vào vị chua chua, ngọt ngọt của loài hoa miền sông nước.

Bánh xèo bông điên điển là món ăn đặc trưng vùng sông nước

9. Gỏi sầu đâu cá sặc

Đặc sản miền Tây nước nổi có nguồn gốc từ Campuchia

Nguồn gốc của món gỏi sầu đâu cá sặc là từ Campuchia sau đó được người dân các vùng như Kiên Giang, An Giang,... chế biến phù hợp với nét ẩm thực riêng. Cả lá và hoa sầu đâu đều có thể làm thành gỏi.

Cá sặc khô được nướng lên rồi xé thành các miếng nhỏ. Thịt ba rọi luộc chín rồi cắt thành miếng. Ngoài ra còn có dưa chuột, ớt và một số loại gia vị được trộn cùng. Sau đó, nước mắm pha sao cho vừa ăn, hơi chua và ngọt rưới lên trên rồi tiếp tục trộn thêm một lần nữa cho thật đều.

Bí quyết ăn gỏi sầu đâu cá sặc để không bị đắng

Nếu bạn không ăn được vị đắng, hoa và lá sầu đâu nên được nhúng qua nước sôi để giảm vị trước khi trộn. Đây chính là món ăn tròn vị với đầy đủ chua, cay, mặn, ngọt, đắng vô cùng thú vị và đáng nên thử một lần.

Gỏi sầu đâu có nguồn gốc từ Campuchia

Đặc sản miền tây mùa nước nổi chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người ghé thăm miền sông nước vào mùa này. Ngoài các món ăn độc đáo miền Tây, bạn có thể khám phá các đặc sản vùng miền khắp tỉnh thành Việt Nam tại Blog PasGo.

Nếu bạn yêu thích các món ngon miền Tây, đừng ngần ngại, trên PasGo – Đặt chỗ & Ưu đãi có rất nhiều nhà hàng có món miền Tây ngon ở Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh cho bạn thưởng thức đấy.

_Minh Phương_

Có thể bạn quan tâm: 

Kinh dị! Miền Tây có những món nhậu không phải ai cũng dám thử

Không chỉ nổi tiếng đặc sản sông nước, miền Tây còn có 9 loại đặc sản này

Muốn ăn hải sản Kiên Giang ngon rẻ thì đây là những địa chỉ tốt nhất

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0