Lễ Vu Lan là ngày gì? Câu chuyện CẢM ĐỘNG về tình mẫu tử

Ngoc Hoa - PasGo Team- 29/08/2023

Rằm tháng 7 âm lịch sắp đến, đây là mùa báo hiếu trong 12 mùa yêu thương thông qua ngày đại lễ Vu Lan. Vậy lễ Vu Lan là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Vu Lan như thế nào? Hãy cùng PasGo tìm hiểu trong bài viết này nhé!


Mục lục

Lễ Vu Lan là ngày gì? 

Chữ "Vu Lan" hay còn gọi là lễ báo hiếu là cách gọi ngắn của từ "Vu Lan Bồn" (盂蘭盆), được chuyển tự thành từ “ullambhana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục. Còn"báo hiếu", là sự báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ.

Lễ Vu Lan là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên.

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày lễ lớn của phật giáo trở dần cũng trở thành ngày lễ của người Việt.

Lễ Vu Lan là ngày gì?

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên. Đây là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam và đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá và tín ngưỡng của người Việt.

Ngày lễ Vu Lan 2023 là ngày nào?

Lễ Vu Lan năm 2023 là ngày Rằm tháng 7 tức ngày 15 tháng 7 âm lịch, theo Dương lịch là thứ 4 ngày 30/8/2023. Lễ Vu Lan báo hiếu trùng với ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.

>> Xem thêm: Rằm tháng 7 là ngày gì? Tại sao lại được coi là ngày đặc biệt trong năm?

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan? Ý nghĩa lễ Vu Lan là gì? 

Nguồn gốc lễ Vu Lan bắt nguồn từ đâu?

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên, đệ tử xuất chúng của Đức Phật đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói).

Câu chuyện kể lại như sau:

“Khi Đại Đức Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công, ngài nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã khuất của mình nên dùng mắt phép để tìm kiếm khắp đất trời xem bà đã đi đâu, về đâu.

Không ngờ, kết quả đau lòng, ngài thấy mẹ mình đang bị đài thành Ngạ Quỷ (quỷ đói), đi lang thang khắp nơi, đói khát cực khổ vì những việc ác mà bà đã thực hiện. Quá đau lòng, Đại Đức Mục Kiền Liên liền dùng phép thần thông để biến cơm dâng tận địa ngục cho mẹ nhưng tiếc rằng tất cả những thức ăn đều hoá lửa.

Ngày Vu Lan báo hiếu cha mẹ gắn liền với sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ

Ngày Vu Lan báo hiếu cha mẹ gắn liền với sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ

Không cầm lòng được trước cảnh người mẹ mình lang thang cơ cực dưới địa ngục, ngài liền cầu cứu lên Phật Tổ, Phật liền dạy rằng dù thần thông quảng đại tới đâu thì ông cũng chẳng đủ sức để cứu mẹ đâu.

Cách duy nhất chính là nhờ sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp mười phương. Và ngày rằm tháng bảy (15/07) chính là ngày Tự tứ, thích hợp để thỉnh chư tăng, sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để cứu lấy phước cho mẹ.

Theo lời Phât, mẹ của ngài Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng nói thêm là “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này”. 

Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.”

>> Xem thêm: Tôn giả Mục Kiền Liên là ai? Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

Ý nghĩa lễ Vu Lan 

Nhắc tới Vu Lan nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này chính là dùng để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này và cả kiếp trước). Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.

Với người Việt đạo hiếu luôn đi đầu, nhắc nhở chúng ta về những hy sinh to lớn ấy.

Những câu tục ngữ, thành ngữ của ông cha luôn luôn dạy chúng ta rằng:

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
"Chim có tổ người có tông".
"Uống nước nhớ nguồn".
"Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Báo hiếu ở đây là đối với cha mẹ – những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng ở kiếp này và nhiều kiếp khác. Tín ngưỡng của Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối quan hệ nhân quả, luân hồi. Điều này có nghĩa là chúng ta phải mở rộng lòng báo hiếu với tất cả chúng sinh.

Đặc biệt, vào ngày này, những người có cha mẹ còn sống đều tìm cách trở về thăm cha mẹ của mình, bày tỏ lòng biết ơn và dành thời gian cho họ. Đây cũng là cơ hội để mọi người thể hiện tình yêu thương của mình với cha mẹ, đối xử tốt với họ và thể hiện tình cảm và sự tri ân đến những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình.

Trên tinh thần của lễ Vu lan, cả xã hội cũng có trách nhiệm đối với việc bảo vệ và chăm sóc người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy, lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ quan trọng trong đạo Phật mà còn là ngày lễ văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị gia đình, tình cảm con cháu và tinh thần đồng cảm, chia sẻ trong xã hội.

>> Xem thêm: Làm hoành thánh chay chiên cho tháng Vu Lan báo hiếu

Chắc hẳn qua bài viết này của PasGo bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi lễ Vu Lan là ngày gì, nguồn gốc, ý nghĩa lễ Vu Lan rồi phải không nào? Không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, không tình cảm nào sánh bằng tình yêu thương của cha mẹ.  Lễ Vu Lan 2023 đang đến gần, đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này, hãy hành động thiết thực nhất, chân thành nhất để bày tỏ lòng tri ân tới đấng sinh thành nhé!

Đừng quên thường xuyên truy cập blog PasGo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

---------------------------

Có thể bạn quan tâm

>> Mâm cơm CÚNG RẰM THÁNG 7 miền Bắc đúng NGHI THỨC, chuẩn TRUYỀN THỐNG

>> Cách cúng cô hồn Rằm Tháng 7 ĐÚNG NHẤT 2023 tránh vong hồn nhập vào người

>> Cúng Rằm tháng 7 năm 2023 ngày nào đẹp để làm lễ, nên tránh ngày xấu nào?

>> Ngày Ngưu Lang Chức Nữ năm 2023 gặp nhau là ngày nào?Các cặp đôi nên làm gì 

>> Lễ Vu Lan báo hiếu 2023 là ngày nào? Con cái nên làm gì trong ngày lễ này

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0