Bệnh cúm A có lây không? Dấu hiệu bệnh cúm A ở trẻ em là gì?

Ngày cập nhật:08/02/2023

Bệnh cúm A có lây không, câu trả lời là có. Dịch cúm bùng phát hàng năm, thường là từ tháng 11 đến tháng 4. Một trong những loại phổ biến nhất là cúm A. Vì thế, cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu bệnh cúm A ở trẻ em và các nguyên tắc để phòng tránh cũng như chăm sóc trẻ bị cúm.


Mục lục

1. Bệnh cúm A có lây không và lây lan như thế nào?

Cúm A là bệnh do virus gây nên khiến cho đường hô hấp bị tổn thương. Ở người bệnh, virus cúm được tìm thấy trong mũi và cổ họng. Vì trẻ em thường xuyên chạm tay vào mũi, mắt và miệng hoặc cho đồ vật vào miệng nên bệnh cúm càng dễ lây lan. 
Nếu trong nhà bạn có người bị cúm, thì khả năng cao là trẻ nhỏ sẽ bị lây. Vì còn có rất nhiều sự tiếp xúc giữa cha mẹ hoặc người lớn với con trẻ. Ví dụ như nắm tay, bế, cho ăn, ôm, nói chuyện,... Bởi vậy, câu hỏi Bệnh cúm A có lây không, thì câu trả lời là có, hơn nữa còn rất dễ lây theo nhiều cách khác nhau.

Bệnh cúm A có lây không: Có, cúm A lây qua đường giọt bắn

Bệnh cúm A có lây không: Có, cúm A lây qua đường giọt bắn

  • Virus cúm A có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí. Những giọt này bắn ra từ mũi và miệng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Chúng chứa virus và di chuyển trong không khí và bay đến miệng hoặc mũi của trẻ nhỏ ở gần đó. Cụ thể là trong vòng bán kính khoảng 1-2m
  • Người bị cúm A truyền virus sang tay khi chạm vào mũi hoặc miệng, lau mũi hoặc che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Khi đó họ có thể truyền virus trực tiếp cho trẻ nhỏ bằng các chạm vào chúng.
  • Tay người bị cúm có dính virus và sau đó họ chạm vào các đồ vật trong nhà. Chẳng hạn như đồ chơi hoặc đồ nội thất. Điển hình là đồ chơi của trẻ, bàn phím máy tính, tay nắm cửa, mặt bàn hoặc tay ghế. Virus cúm có thể tồn tại trên các đồ vật đó vài tiếng đồng hồ. Khi đó chúng dễ dàng bám sang tay của trẻ nhỏ khi trẻ chạm vào đồ vật. 

Vì thế, vấn đề không chỉ dừng lại ở việc Bệnh cúm A có lây không, mà cha mẹ cần có những biện pháp cụ thể để con không bị lây bệnh từ những người xung quanh. 

2. Nhận biết các dấu hiệu bệnh cúm A ở trẻ em

Bệnh cúm A thường bắt đầu với những cơn sốt đột ngột và cảm giác ớn lạnh. Đôi khi người bệnh bị mất cảm giác ngon miệng và thấy đau mỏi toàn thân. Các triệu chứng do bệnh cúm gây ra thường nặng hơn so với cảm lạnh thông thường. Do vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm để có biện pháp chăm sóc cho trẻ. 
Mặc dù trẻ em bị cúm A thường có nhiều triệu chứng giống với người lớn nhưng vẫn có một số khác biệt hoặc đôi khi trầm trọng hơn:

  • Sốt cao, trẻ thường sốt trên 39 độ C và có nguy cơ bị co giật do sốt.
  • Ớn lạnh và rét run.
  • Nhức đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi nhiều dẫn đến biếng ăn hoặc biếng bú. 
  • Ho khan và ngứa họng. Sau đó chuyển thành đau rát họng, ho có đờm, sổ mũi.
  • Nôn ói, đau bụng và tiêu chảy.
  • Đau tai và đỏ mắt.

Trẻ mắc bệnh cúm A thường sốt cao và rét run

Trẻ mắc bệnh cúm A thường sốt cao và rét run

Sốt và đau người thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Trong khi đó, ho và mệt mỏi có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần hoặc hơn. 
Bên cạnh đó, cúm A cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra các biến chứng tại đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Cụ thể như bệnh viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản,... Hoặc trẻ có thể bị viêm tai giữa sau khi nhiễm cúm A. 
Cùng với câu hỏi Bệnh cúm A có lây không, cha mẹ cũng cần quan tâm đến vấn đề sốt co giật ở trẻ nhỏ. Trong một số ít trường hợp, sốt cao do cúm A có thể ảnh hưởng đến não, gây co giật, hoặc khiến trẻ bị mất ý thức. Bệnh cúm diễn tiến nặng cũng có thể ảnh hưởng đến tim và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của trẻ sau này. 
Các triệu chứng trên của bệnh cúm A có thể nghiêm trọng và rầm rộ hơn ở những trẻ có nền tảng sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính. Khi đó cha mẹ không nên chủ quan mà cần chăm sóc trẻ cẩn thận hơn. 

>>> Xem thêm: Bác sĩ gợi ý 5 cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi 

3. Chăm sóc trẻ bị cúm A như thế nào? 

Sau khi có lời giải đáp cho thắc mắc Bệnh cúm A có lây không và nắm bắt được các Dấu hiệu bệnh cúm A ở trẻ em, việc cuối cùng là trang bị kỹ năng chăm sóc trẻ bị cúm. Hãy tìm hiểu và ghi nhớ các bước để bạn không bị bối rối khi con mắc cúm A. 

3.1. Để trẻ nghỉ ngơi thoải mái

Giữ cho con cảm thấy thoải mái nhất có thể và khuyến khích chúng nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu trẻ bị nóng người, hãy cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ và giữ nhiệt độ phòng trong khoảng 20-25 độ C.
Bổ sung đủ nước và điện giải cho con. Trẻ mắc cúm A cần được bổ sung chất lỏng để thay thế lượng nước bị mất do tiết nhiều mồ hôi. Nếu nước tiểu của trẻ sẫm màu hơn bình thường, mẹ cần cho con uống nhiều nước hơn. Ngoài ra, hãy cho trẻ uống thêm nước trái cây hoặc oresol để không bị thiếu điện giải. 
Những ngày đầu tiên cũng là thời điểm bệnh dễ lây lan nhất. Do đó, đừng chần chừ với thắc mắc Bệnh cúm A có lây không, mà hãy cách ly trẻ bị bệnh với những em bé khác nhé. 

3.2. Hạ sốt cho trẻ đúng cách

Trẻ nhỏ mắc cúm A thường sốt cao hơn vào buổi chiều tối hoặc giữa đêm. Vì thế, hãy theo dõi nhiệt độ của con bạn thường xuyên để tránh trẻ sốt quá cao. 

  • Nếu trẻ sốt trong khoảng 37,5-38,5 độ C, mẹ có thể chườm ấm hoặc cho con uống thêm nước ấm. 
  • Nếu trẻ số cao hơn 38,5 độ C mẹ có thể sử dụng thuốc hoặc miếng dán hạ sốt cho con. Các thuốc hạ sốt nên dùng cho trẻ nhỏ là loại có chứa hoạt chất Paracetamol (Acetaminophen) hoặc Ibuprofen. Chúng phù hợp để hạ sốt cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Nếu trẻ không uống được thuốc viên, mẹ có thể chuyển sang dạng siro hoặc bột pha. 

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho con

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho con

Chú ý không sử dụng thuốc có chứa Aspirin hoặc bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào khác cho trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi các loại thuốc đó khi dùng cho trẻ nhỏ có thể dẫn đến xuất huyết, tổn thương não hoặc gan. 

3.3. Nếu con bị ho, đau họng và ngạt mũi

Bệnh cúm A khiến trẻ khó chịu do các triệu chứng của nó. Vì thế cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp để giảm nhẹ các triệu chứng này.

  • Ho: Ho là phản xạ giúp làm sạch chất nhầy trong cổ họng, nhưng lại khiến trẻ khó ngủ. Đối với trẻ trên 3 tuổi, các sản phẩm thuốc hoặc siro có chứa hoạt chất dextromethorphan có thể hữu ích trong việc giảm ho. 
  • Nghẹt mũi: Các sản phẩm thuốc xịt rửa mũi, hoặc máy phụ sương có thể giúp trẻ dễ thở hơn. Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm dành cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin để giảm
  • nghẹt mũi và đau họng. 
  • Đau họng: Với những trẻ lớn, hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước ấm và uống nước mật ong sẽ là dịu cổ họng. Với trẻ 3 tuổi trở lên, mẹ có thể cho con ngậm các loại kẹo chứa mật ong hoặc thảo dược để giảm đau họng. 

Còn với trẻ sơ sinh thì việc dùng thuốc hoặc các sản phẩm thảo dược khá hạn chế. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng chúng cho trẻ. 

3.4. Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng thực phẩm

Trẻ bị cúm A thường mệt mỏi và đắng miệng dẫn đến chán ăn. Vì thế các món ăn cần hợp khẩu vị của trẻ và dễ tiêu. Các món hầm hoặc súp nóng rất phù hợp với trẻ khi đang bị ốm. Hãy cho thêm nhiều loại rau củ để bổ sung vitamin cho con. Tránh việc sử dụng các nguyên liệu quá nhiều dinh dưỡng hoặc dùng nhiều loại gia vị khiến trẻ khó tiêu. 

Nên cho trẻ bị cúm A ăn những món nóng và dễ tiêu

Nên cho trẻ bị cúm A ăn những món nóng và dễ tiêu

Bên cạnh đó, để hạn chế việc trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý bổ sung thêm lợi khuẩn cho con. Hãy cho trẻ ăn sữa chua hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn như men tiêu hóa.

Tóm lại, Bệnh cúm A có lây không, câu trả lời là Có. Cúm A lây lan khá mạnh, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người có miễn dịch yếu. Vào giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm, cha mẹ cần chú ý tăng cường sức đề kháng cho con để trẻ không bị lây cúm A. 

-------------------------------

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>> Bị cảm cúm thì ăn gì để nhanh khỏi?

>> Cho trẻ ăn yến sào lúc nào là tốt nhất?

>> 7 tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0