Hoài Thu - PasGo Team- 12/07/2023
Bà bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không? Có nhiều thông tin cho rằng việc ăn loại trái cây này trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể có tác động đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Vậy hãy cùng hiểu xem những lời khuyên về quả chôm chôm có đúng với mẹ bầu không và cách thưởng thức mà không lo tác dụng phụ.
Chôm chôm - thức quà quý giá của mùa hè. Và thật khó có thể cưỡng lại hương vị ngon ngọt của loại quả này.
Quả chôm chôm chứa các thành phần chính bao gồm một lượng lớn chất xơ, vitamin C, protein, và khoáng chất. Chỉ cần tiêu thụ 5-6 quả chôm chôm, bạn đã cung cấp được 50% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.
Chôm chôm - Trái cây ngon ngọt tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, quả chôm chôm còn cung cấp nhiều khoáng chất như: sắt, kẽm, mangan, folate, carbohydrate, canxi, magiê, phốt-pho, kali, và natri. Đồng thời, chôm chôm cũng là nguồn dinh dưỡng giàu calo.
Chưa xét đến việc bà bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không. Nhưng chôm chôm, một loại quả mọng giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu:
>> Xem thêm: Bầu ăn mận được không? Các ăn mận an toàn cho mẹ và thai nhi
Theo các chuyên gia, bà bầu 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối hoàn toàn có thể ăn chôm chôm một cách an toàn. Khi ăn một lượng vừa phải, loại trái cây này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà không gây tác dụng phụ đáng lo ngại.
Phụ nữ mang thai nên ăn chôm chôm để bổ sung các dưỡng chất tốt
Vậy những tin đồn rằng ăn chôm chôm có thể gây sẩy thai và gây khó khăn trong quá trình sinh có đúng không? Đây là những quan điểm không có bằng chứng khoa học để chứng minh.
Bầu ăn chôm chôm có nóng không? Câu trả là là có nếu bạn ăn quá nhiều. Chôm chôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cần ăn với lượng hợp lý. Việc ăn quá nhiều chôm chôm có thể gây những tác dụng phụ sau đây:
Nguy cơ tiểu đường thai kỳ: Chôm chôm không phải loại quả có hàm lượng đường cao, việc ăn quá nhiều vẫn có thể gây tăng đường trong cơ thể. Khi mẹ bầu ăn nhiều chôm chôm và các loại bánh kẹo ngọt lâu dài sẽ vấn đề về đường huyết và tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, nên ăn chỉ 5-6 quả chôm chôm mỗi ngày để tránh ăn quá nhiều.
Tăng cholesterol: Do nồng độ đường cao, việc ăn quá nhiều chôm chôm sẽ tạo ra nhiều acid béo và triglycerides, dẫn đến tăng mỡ trong cơ thể. Lâu dài, điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, cần chú ý và ăn chôm chôm vừa phải để tránh các tác dụng phụ từ loại quả này.
>> Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn nhãn được không? Ăn nhãn có gây sảy thai?
Bà bầu 3 tháng đầu có ăn được chôm chôm không? Có, nhưng bạn nên tham khảo thêm cách an chôm chôm sao cho an toàn và tốt cho thai nhi nhé!
Để đảm bảo an toàn, nên chỉ mua chôm chôm trong mùa (từ tháng 6 đến khoảng tháng 11). Như vậy sẽ tránh việc ăn những quả trái chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản.
Mẹo lựa chọn chôm chôm ngon cho mẹ bầu
Lựa chọn những quả chôm chôm có kích thước lớn, đầy đặn, màu đỏ tươi, gai thưa và mềm. Để kiểm tra độ ngọt, độ cùi và độ mọng nước, hãy thử ăn một ít.
Tránh mua những quả chôm chôm đã mất màu sắc, nhợt nhạt hoặc có gai bị gãy hoặc dập nát. Khi đã mua chôm chôm về, hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh tối đa trong khoảng 5 ngày và chỉ sử dụng khi quả vẫn còn tươi.
Mẹ bầu có thể tham khảo cách ăn chôm chôm như sau:
Không nên ăn quá nhiều chôm chôm trong một ngày
Hy vọng đọc đến đây bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc: Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không. Dù ăn chôm chôm hay bất cứ loại quả nào thì chúng ta luôn nhớ nguyên tắc là không được ăn quá nhiều. Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ cân đối hài hòa đủ chất bạn nhé! Và đừng vội thoát ra mà hãy lướt xuống phần BÀI VIẾT LIÊN QUAN để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích.
---------------------------
>> Gợi ý các nhà hàng ở Hà Nội nằm trong TTTM