Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non giúp bé phát triển toàn diện

Hoài Thu- 16/12/2022

Kiến thức về tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non rất quan trọng và cha mẹ nào cũng nên biết. Bởi dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ của trẻ. Tháp dinh dưỡng sẽ là cơ sở giúp cha mẹ biết cách lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Từ đó, nhà trường và các bậc phụ huynh có thể xây dựng cho bé 1 thực đơn dinh dưỡng cân đối, khoa học.


Mục lục

1. Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?

Tháp dinh dưỡng là một sơ đồ dạng tháp thể hiện những loại thực phẩm chúng ta nên sử dụng hằng ngày. Mục đích chính là giúp cha mẹ xây dựng cho trẻ nhỏ một chế độ ăn uống cân đối đầy đủ chất và lượng. Từ tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non cha mẹ sẽ biết thực phẩm nào nên bổ sung thường xuyên và thực phẩm nào nên hạn chế cho bé sử dụng. Từ đó, cha mẹ có thể cân đối lại lượng thức ăn mỗi bữa cho các bé để tránh hiện tượng dư thừa hoặc thiếu chất.

Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì tháp dinh dưỡng cũng có sự thay đổi. Cha mẹ tuyệt đối không được áp dụng tháp dinh dưỡng của đối tượng khác cho bé mầm non. Nếu cha mẹ muốn thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé thì hãy tham khảo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non dưới đây.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Mô hình tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mầm non gồm có 5 nhóm chất. Bao gồm: Nhóm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, nhóm khoáng chất và vitamin. Ở trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non sẽ có sự phân bổ đầy đủ các nhóm chất qua các loại thực phẩm tương ứng. Chúng được chia thành 7 tầng theo nhu cầu và lượng bổ sung cho trẻ. Các thực phẩm nằm dưới đáy tháp sẽ là những thực phẩm cần bổ sung nhiều, càng lên cao thì lượng bổ sung càng giảm.

>> XEM THÊM: THỰC ĐƠN HẰNG NGÀY CHO 1 THÁNG ĐẦY ĐỦ DINH DƯỠNG CÓ ẢNH MINH HOẠ

2. Các chất trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Chúng ta cùng đi tìm hiểu từng tầng của tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non dưới đây nhé:

2.1. Nước

Ở tầng đầu tiên (tầng đáy) của tháp dinh dưỡng chúng ta có thể thấy trẻ em ở độ tuổi 3 - 5 tuổi cần uống 1,3 lít nước mỗi ngày. Việc cho bé uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng bởi mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần có nước. Đặc biệt và vào mùa hè trẻ sẽ uống nước nhiều hơn do cơ thể tăng bài tiết nước qua tuyến mồ hôi. Tuy nhiên ba mẹ cũng cần lưu ý là 1,3 lít nước là đã bao gồm lượng sữa, nước ép trái cây, nước từ rau củ quả,...

2.2. Ngũ cốc

Ở tầng thứ 2 của tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là các loại ngũ cốc. Chúng cung cấp tinh bột cho trẻ để chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể và thực hiện các hoạt động sống hằng ngày. Ở giai đoạn từ 3 - 5 tuổi, trẻ cần 5 - 6 đơn vị ngũ cốc trong một ngày.

Tinh bột trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Thực phẩm cung cấp tinh bột cho bé


Quy đổi 1 đơn vị ngũ cốc sẽ tương ứng với 84 gam khoai lang, 94g khoai tây, 1 ổ bánh mì 27g hoặc  1 bát cơm gạo tẻ 55g. Các loại ngũ cốc bố mẹ nên ưu tiên cho bé là: cơm trắng, cơm gạo lứt, mì, bún phở,... Chúng sẽ tập trung vào việc bổ sung tinh bột cho bé, ngoài ra còn có thêm một số dưỡng chất khác mà những món bánh kẹo ngọt không có.

2.3. Rau xanh và củ quả

Đến với tầng thứ 3 trong tháp dinh dưỡng, chúng ta có thể thấy các loại rau xanh, củ quả. Các loại thực phẩm này là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ. Không chỉ vậy, chúng còn là nguồn chất xơ tuyệt vời giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến trẻ mẫu giáo trong 1 ngày nên bổ sung 2 đơn vị quà và 2 đón vị rau. 1 đơn vị quả hoặc rau tương đương 80g rau quả. Vậy có nghĩa là một ngày bé nên bổ sung 360 gam rau củ quả.

2.4. Chất đạm

Để trẻ phát triển đồng đều cả trí lực và thể lực thì không thể thiếu sự góp sức của chất đạm. Nhìn vào tầng thứ 4 của tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non chúng ta có thể thấy chất đạm chia làm 2 loại là đạm thực vật và đạm động vật.

Nguồn cung cấp đạm thực vật cho trẻ là: các loại hạt (hạt đậu nành, hạt hạnh nhân, hạt đậu phộng,...). Còn đạm động vật có trong các loại thịt như: thịt cá, trứng, thịt gia súc,thịt gia cầm,... 

Thực phẩm giàu protein cho trẻ

Những thực phẩm giàu chất đạm bé nên ăn

Theo các chuyên gia, đạm thực vật sẽ tốt cho sức khỏe hơn đạm động vật. Tuy nhiên, trong giai đoạn mầm non bé cần có đầy đủ cả 2 loại đạm. Vì thế, cha mẹ nên bổ sung cả 2 loại đạm này cho trẻ một cách cân đối với tỷ lệ cụ thể là  ⅔ đạm động vật : ½ đạm thực vật. Lượng đạm bé cần trong một ngày là 3,5 đơn vị. Mỗi đơn vị đạm sẽ tương ứng với: 35 gam thịt cá, 42 gam thịt gà, 47gam trứng, 31 gam thịt lợn.

2.5. Sữa, các sản phẩm của sữa

Giai đoạn trẻ từ 3 - 5 tuổi phát triển rất mạnh mẽ về chiều cao. Vì thế, trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non không thể thiếu sữa và cách chế phẩm của sữa. Mỗi ngày trẻ cần sử dụng 4 đơn vị sữa, 1 đơn vị sữa tương đương với 100 gam sữa chua, 100ml sữa nước, 15 gam phô mai. Các loại phù hợp với trẻ mầm non là sữa tách béo hoặc sữa ít béo để tránh việc trẻ bị thừa cân béo phì.

>> XEM THÊM: TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN BIÊT VỀ THUỐC BỔ SUNG CANXI CHO BÉ 3 TUỔI

2.6. Chất béo

Trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non có các loại dầu mỡ. Chúng cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp bé hấp thu một số loại vitamin như vitamin A, D, K, E một cách dễ dàng. Tuy nhiên chúng không phải nhóm thực phẩm ưu tiên. Mỗi ngày trẻ chỉ nên ăn tối đa 5 đơn vị chất béo. Mỗi đơn vị chất béo sẽ tương ứng với 5 gam dầu - mỡ, 6 gam bơ.

2.7. Muối, đường

Nhóm cuối cùng trong tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 - 5 tuổi là muối và đường. Lý do 2 loại thực phẩm này được đặt ở trên cùng ngọn tháp là số lượng bổ sung cho bé ít nhât. Tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua chúng, bởi chúng cũng rất cần thiết cho cơ thể. Ví dụ như muối sẽ cung cấp iốt cho trẻ, đường làm cho món ăn có mùi vị hấp dẫn hơn. Mỗi ngày bé không nên ăn vượt quá 15 gam đường và 3 gam muối.

3. Gợi ý thực đơn từ tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Dựa vào tháp dinh dưỡng của trẻ mầm non cha mẹ có thể xây dựng một thực đơn khoa học đầy đủ 5 nhóm chất cho bé. Để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ năng lượng trong một ngày, trẻ cần có 3 bữa ăn chính và một vài bữa ăn phụ mỗi ngày. Trong đó, bữa sáng và tối sẽ cung cấp 25% năng lượng cho 1 ngày, bữa trưa cung cấp 40% và các bữa phụ cung cấp 10%. Và các nhóm chất trong mỗi bữa cần được phân bổ như sau: 52 - 60%  tinh bột, 25 - 35% chất béo, 13 - 20% chất đạm.

Với các nguyên tắc và tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non cha mẹ có thể thiết lập một thực đơn như sau:


Thực đơn hằng ngày cho trẻ đầy đủ chất

Thực đơn mỗi ngày đầy đủ chất chất cho trẻ

  • Bữa sáng: 1 bát phở nhỏ.
  • Bữa phụ: 1 cốc sữa 200ml.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm nhỏ, thịt kho tàu, canh rau cải, hoa quả.
  • Bữa xế chiều: 1 hũ sữa chua 100 gam.
  • Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, gà xào nấm, canh mồng tơi nấu cua, hoa quả.o
  • Bữa phụ tối: 1 cốc sữa 200ml.

Chắc hẳn đọc đến đây cha mẹ đã nắm được tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non có những chất gì và tương ứng với loại thực phẩm nào. Hi vọng thông qua những kiến thức trên, cha mẹ sẽ xây dựng thực đơn hằng ngày hằng tuần cho bé phong phú, đa dạng và đầy đủ chất. Bên cạnh việc chăm sóc dinh dưỡng cho con, cha mẹ nên cho bé luyện tập thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh răng miệng và chân tay để có một sức khỏe tốt nhất.

CÓ THỂ BẠN SẼ QUAN TÂM:

LƯU GIỮ NHỮNG MỌI KHOẢNG KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA BÉ YÊU CÙNG PASGO:

>> CÁC NHÀ HÀNG TIỆC SINH NHẬT CHO BÉ YÊU VỚI ƯU ĐÃI CỰC LỚN 

>> CÁC NHÀ HÀNG TTTM TIỆN CHO VIỆC ĐI CHƠI ĐI ĂN CÙNG BÉ YÊU

>> CÁC NHÀ HÀNG CÓ KHU VUI CHƠI CHO TRẺ - BÉ YÊU CHƠI VUI, BỐ MẸ ĂN NGON

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0