Heli Pham – PasGo Team- 03/11/2020
Nhân viên nhà hàng được hiểu là các nhân sự làm việc trong nhà hàng của bạn từ vị trí cấp quản lý (như Quản lý nhà hàng, Giám sát nhà hàng,…) đến các vị trí nhân viên cấp dưới (như nhân viên bếp, pha chế, lễ tân, thu ngân, tạp vụ, rửa bát, bảo vệ,…)
Các nhân viên này thường được chia theo nhiều bộ phận, phòng ban chức năng khác nhau, để giúp bạn vận hành hoạt động kinh doanh nhà hàng, từ khâu nhập, sản xuất chế biến sản phẩm, đến khâu bán hàng, phục vụ khách hàng, và thu tiền, tính toán doanh thu, lợi nhuận. Tuỳ quy mô và hiệu quả hoạt động của mỗi nhà hàng mà số lượng nhân viên nhà hàng được tuyển dụng sẽ nhiều hay ít.
Bởi vậy, việc quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả là nhiệm vụ không hề đơn giản đối với bất kỳ một Ông Bà chủ nhà hàng nào. Dưới đây là gợi ý của PasGo về cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả bằng việc phân loại nhân viên theo các tiêu chí khác nhau, để chia nhỏ và dễ quản lý.
Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Phân loại nhân viên – hiểu nôm na như một hình thức “chia để trị”. Việc làm này chắc chắn giúp công việc quản lý nhà hàng của bạn đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều, khi không “đánh đồng một đống”. Vậy tại sao phải phân loại nhân viên? Dưới đây là một số lợi ích mà việc phân loại này mang lại:
- Dễ trả lương
- Dễ giám sát và đánh giá hiệu quả công việc
- Dễ nhìn ra nhân viên “được việc” và “chưa được việc”
- Dễ sắp xếp các kế hoạch đào tạo nhân sự
- Tìm ra được nhân sự cốt cán cho nhà hàng
- Tạo động lực cho nhân viên phấn đấu
Có nhiều tiêu chí để phân loại nhân viên nhà hàng và quản lý. Trong đó, phổ biến nhất là 3 tiêu chí dưới đây:
Gồm có:
Gồm có:
Gồm có:
Dựa vào các phân loại nhóm nhân viên như trên, người Quản lý nhà hàng cần có một kế hoạch giao việc – giám sát – đánh giá, riêng cho từng bộ phận (hoặc từng nhân viên). Từ đó xây dựng các kế hoạch công việc để quản lý tốt nhân sự và phát triển hiệu quả kinh doanh nhà hàng.
Mọi thành tích hay sai phạm của nhân viên phải đều được căn cứ áp dụng xử lý theo nội quy nhà hàng. Đi kèm với đó là các chế độ đãi ngộ, biểu dương, khen thưởng, xử phạt, tạo môi trường làm việc công bằng, minh bạch.
Tuy nhiên, trong mỗi tổ chức doanh nghiệp hay nhà hàng, đều luôn tồn tại một nhóm “nhân viên đặc biệt”. Đó là những người cần được chú trọng trong quản lý, không chỉ tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt công việc được giao, mà còn giúp họ nhận ra vai trò và giá trị của họ trong doanh nghiệp, từ đó họ có động lực để nỗ lực phục vụ khách và cống hiến vì sự phát triển chung của nhà hàng. Họ là các nhóm nhân viên sau:
Nhân viên làm thêm trong nhà hàng thường được tuyển cho các vị trí như phục vụ bàn, phụ bếp, tiếp thực, bảo vệ, rửa bát hay tạp vụ...
Hầu hết các nhân viên làm thêm này thường là các sinh viên, những bạn trẻ mong muốn đi làm để có thêm thu nhập trang trải các chi phí cuộc sống, đồng thời tìm môi trường làm việc thực tế để cọ xát, học hỏi kinh nghiệm và tạo dựng các mối quan hệ tốt.
Họ đa số đều là những người cả tuổi đời và tuổi nghề chưa nhiều, nên suy nghĩ chưa chín chắn, dễ bốc đồng, nóng tính hoặc tự ti khi bị cười cợt. Họ cũng rất dễ bị tác động dẫn đến mất kiểm soát trong các hành động và lời nói khi xử lý vấn đề,... Hơn nữa, đa số mang tư tưởng không thực sự muốn gắn bó với nghề. Trừ một số ít phải đi làm thêm vì kinh tế thực sự khó khăn, còn lại đa số trong số họ đều cho rằng công việc làm thêm tại nhà hàng chỉ là công việc tạm thời, làm vui để trải nghiệm, không làm chỗ này thì làm chỗ khác...
Là một người Quản lý nhà hàng có tâm và chuyên nghiệp, thay vì "đuổi thẳng cổ" để đón những đợt nhân viên làm thêm mới tiềm năng tiếp theo, lãng phí thời gia, chi phí tuyển dụng, mà mức độ rủi ro "không được việc" tương đương, thì tại sao bạn không thử "đào tạo" nhóm nhân viên làm thêm hiện tại để họ trở thành "nhân viên ưu tú" hơn?
Chỉ cần bạn khéo léo, mềm mỏng và giúp nhận viên làm thêm định hướng tương lai nghề nghiệp, để họ nhận ra những mặt tốt của công việc đang làm, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuyên dương nếu họ xứng đáng, tạo động lực để họ yêu và muốn gắn bó, phát triển với nghề... Như thế, ngoài sở hữu đội ngũ nhân viên làm thêm được việc, có thể, số nhân viên này sẽ trở thành nhân viên chính thức, gắn bó cùng nhà hàng phát triển.
Hầu hết những nhân viên có thâm niên, đã gắn bó lâu dài với nhà hàng đều là những người vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ và thái độ tốt. Đó sẽ là những người "trợ lý" đắc lực cho Quản lý nhà hàng trong việc hướng dẫn và đào tạo đội ngũ nhân viên mới, tạo động lực làm việc cho nhân viên mới. Đồng thời, nhân viên lâu năm cũng chính là là những người “cố vấn”, tham mưu cho Quản lý, Chủ nhà hàng nhiều sáng kiến để phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng doanh thu, cũng như giữ chân các nhân viên giỏi.
Họ hiện làm việc vì đam mê và mong muốn được ổn định trong công việc để cống hiến cùng tập thể. Do đó, khả năng "nhảy việc" của những nhân viên thâm niên này gần như bằng 0, trừ khi họ cảm thấy nỗ lực đóng góp của mình không được công nhận.
Đã có trường hợp, vì không hài lòng mà một nhân viên lâu năm nghỉ việc và kéo theo hàng chục nhân viên khác cùng nghỉ, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về nhân sự và hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
Vì thế, nếu không muốn tình trạng tương tự xảy ra, bạn cần có giải pháp để quản lý hiệu quả nhóm nhân viên giỏi lâu năm này. Cụ thể:
-Đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ xứng đáng nhằm động viên tinh thần, khích lệ họ nỗ lực làm việc hơn vì nhà hàng như: khen thưởng, thăng chức, tăng lương, chế độ chăm sóc sức khoẻ cho họ và gia đình,…
-Tạo điều kiện để họ làm việc và thể hiện tài năng
-Trân trọng và ghi nhận những đóng góp của họ cho sự phát triển của nhà hàng bằng những hàng động cụ thể
-…
Đó là những nhân viên có quan hệ họ hàng hay quen biết với chủ nhà hàng, người quen của đối tác hay khách VIP, được giới thiệu vào nhà hàng để làm việc.
Nếu nhân viên này có chuyên môn, biết việc và sẵn sàng nhận việc để hoàn thành... mọi chuyện không có gì để bàn cãi. Nhưng nếu nhân viên đó không có chuyên môn, thậm chí không có ý định hợp tác làm việc, tỏ vẻ hách dịch và thiếu thiện chí, không coi lời của Quản lý nhà hàng ra gì... thì đúng là "khó trị". Bạn nhiều khi cũng phải kiêng dè và chịu đựng thái độ đáng ghét đó vì dù là nhân viên nhưng thực chất nhân viên đó như "ông bà chủ nhỏ" trong nhà hàng của bạn.
Để "giải quyết" nhóm nhân viên này, cách tốt nhất là bạn hãy cư xử và hành động đúng theo nội quy nhà hàng đã ban hành. Hãy dùng sự chuyên nghiệp và đúng mực trong giao việc và chỉ định thực hiện công việc; trường hợp nhân viên đó làm sai, hãy cứ tuân theo quy định mà xử lý. Việc duy nhất bạn cần quan tâm ở đây, đó là luôn giữ thái độ bình tĩnh, và công bằng khi xử lý công việc, đảm bảo mọi nhân viên, kể cả nhân viên “người quen” cũng phải tâm phục, khẩu phục.
Tuy nhiên, để tránh mất lòng “người quen”, tuỳ từng tình huống hoặc các sự việc nghiêm trọng, bạn cũng nên thông báo đến Chủ nhà hàng hoặc “người quen” đó để thông báo tình hình và quyết định của mình. Vừa là tôn trọng họ, vừa đảm bảo không để lại hệ lụy không mong muốn.
Nếu thực sự buộc phải nhận nhiều nhân viên kiểu “người quen” này, thì lời khuyên của chúng tôi là ngay từ đầu, khi xây dựng quy chế nội quy nhà hàng, bạn nên chủ động xây dựng các “điều khoản nghỉ việc”, để dễ xử lý về sau.
Trên đây là các gợi ý về cách phân loại và “nhận diện” từng nhóm nhân viên, từ đó có cách quản lý nhà hàng hiệu quả hơn, ổn định nhân sự, tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho công tác quản lý nhân viên nhà hàng của bạn.
Chúc các bạn kinh doanh nhà hàng thành công,
Thân ái,
--
Nguồn tham khảo: Brandsvietnam
--