Nhà hàng là gì? Nhà hàng khác gì với quán ăn?Các mô hình nhà hàng

Ngày cập nhật:22/11/2023

Nhà hàng, quán ăn – là những thuật ngữ quen thuộc chúng ta vẫn dùng để nói chuyện và trao đổi thông tin hàng ngày. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao người ta lại dùng từ “đặt tiệc nhà hàng” mà không dùng từ “đặt tiệc quán ăn”? Hay cũng bao gồm việc phục vụ đồ ăn nhưng có nơi được gọi là nhà hàng, có nơi lại là bar là pub?...


Mục lục

Nhà hàng, quán ăn – là những thuật ngữ quen thuộc chúng ta vẫn dùng để nói chuyện và trao đổi thông tin hàng ngày. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao người ta lại dùng từ “đặt tiệc nhà hàng” mà không dùng từ “đặt tiệc quán ăn”? Hay cũng bao gồm việc phục vụ đồ ăn nhưng có nơi được gọi là nhà hàng, có nơi lại là bar là pub?...

Nhà hàng là gì? Nhà hàng khác với quán ăn ở điểm nào?

1.Khái niệm nhà hàng

Nhà hàng (hay quán ăn) là một cơ sở chuyên kinh doanh về việc nấu nướng và phục vụ các món ăn và đồ uống cho khách hàng đến mua, chủ yếu dùng ngay ở đó. Ngoài ra, nhiều nhà hàng cũng có thêm dịch vụ đóng gói đồ ăn lại để khách tiện "mang đi" thay vì dùng bữa ngay tại quán. Ngày nay, cũng có nhiều nhà hàng phục cả hình thức ship (giao) đồ ăn tận nhà cho khách.

Tuỳ theo mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi cộng đồng khác nhau, cũng như những dịch vụ ăn uống, hình thức phục vụ, thực đơn, các món ăn, đồ uống khác nhau, mà người ta phân biệt thành các loại hình nhà hàng đa dạng khác nhau và có đặc thù riêng.

Bạn cần phân biệt: các loại hình nhà hàng và các mô hình kinh doanh nhà hàng – là hai khái niệm khác nhau. Ở trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn về các mô hình kinh doanh nhà hàng ăn uống phổ biến hiện nay.

>> Xem thêm: Khái niệm về các loại hình nhà hàng

Loại hình nhà hàng và Mô hình kinh doanh nhà hàng là hai khái niệm khác nhau

2.Đặc điểm chung của một nhà hàng

Cơ cấu nhân sự: Một nhà hàng thông thường có chủ nhà hàng, đầu bếp và nhân viên phục vụ (bồi bàn). Tuỳ theo quy mô lớn nhỏ của nhà hàng, mà mở rộng thêm số lượng nhân sự, hoặc thêm các bộ phận nhân sự khác như: lễ tân, bảo vệ, trông xe, bếp trưởng – bếp chính – bếp phụ,…

Thực đơn: Nhà hàng phải có thực đơn cụ thể để khách chọn món, bố trí bàn ghế để phục vụ, các món ăn, thực phẩm, thức uống... đồng thời phải có các thiết bị và nơi chế biến thức ăn (bếp).

3.Nhà hàng khác quán ăn ở điểm nào?

Trên thực tế, chúng ta cũng không quá quan tâm đến việc phải phân biệt rạch ròi nhà hàng khác gì với quán ăn. Đôi khi hai thuật ngữ này cũng được dùng chung cho nhau để chỉ cùng một cơ sở ăn uống. Vẫn không sao cả.

Tuy nhiên, hiểu đúng ra thì khái niệm nhà hàng được phân biệt với khái niệm quán ăn ở chỗ: Nhà hàng thường chỉ những cơ sở ăn uống có quy mô lớn hơn (về sức chứa, không gian, cơ sở vật chất, nội thất trang trí) và số lượng món ăn đa dạng, phong phú hơn.

Ngoài ra, không phải là mức chi tiêu tiền nhiều hay ít, nhưng thông thường thì “nhà hàng” là thuật ngữ được sử dụng khi nói đến các cơ sở ăn uống có tính chất trang trọng, lịch sự, dùng nhiều để nói đến các buổi tiệc, liên hoan. Còn “quán ăn” là thuật ngữ đời thường, thông dụng, thường được sử dụng để nói đến các địa điểm ăn uống có tính chất bình dân, xuồng xã hơn như nói về các quán nhậu, quán bar. Kiểu như, thay vì dùng “Hội liên hiệp đàn bà Việt Nam”, thì người ta dùng từ “Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam” vậy.

Trên thực tế, nhà hàng và quán ăn là các khái niệm không cần quá rạch ròi

Phân loại các mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến hiện nay

Để khởi nghiệp kinh doanh ăn uống, bạn cần xác định xem mình sẽ chọn làm loại hình nhà hàng nào, và chọn mô hình kinh doanh nhà hàng nào để triển khai. Từ đó, bạn mới xác định được chính xác tập khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu để bắt đầu dấn thân vào.

>> Dưới đây là các cách phân loại các mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến hiện nay:

1.Phân loại nhà hàng theo nền ẩm thực, quốc gia

Dựa vào các món ăn đặc trưng trong nền ẩm thực của một quốc gia, vùng miền, châu lục mà người ta phân biệt thành các mô hình kinh doanh nhà hàng khác nhau như: Nhà hàng món Pháp, nhà hàng Việt, nhà hàng Ý, nhà hàng Âu, nhà hàng Á, nhà hàng Hàn Quốc, nhà hàng Nhật Bản,… Đây là cách phân loại dễ dàng bắt gặp và thường được sử dụng nhiều nhất.

2.Phân loại nhà hàng theo quy mô

Quy mô ở đây được hiểu là quy mô về sức chứa, không gian, nội thất, cơ sở vật chất.

Kiểu phân loại này thường chỉ mang tính tương đối, đôi khi rất khó xác định cơ sở ăn uống đó thuộc nhóm nào. Chúng thường được phân chia thành quán ăn nhỏ, quán ăn gia đình, nhà hàng bình dân, nhà hàng trung cấp, nhà hàng trung – cận cao cấp, nhà hàng cao cấp, nhà hàng sang trọng, nhà hàng siêu sang,…

3.Phân loại nhà hàng theo loại hình phục vụ

Loại hình phục vụ là cách phân loại đơn giản và cũng phổ biến nhất. Chúng ta có các mô hình kinh doanh sau: Nhà hàng buffet, nhà hàng gọi món (A la carte), nhà hàng thức ăn nhanh (nhà hàng fast food), nhà hàng tiệc cưới,…

4.Phân loại nhà hàng theo chủ đề món ăn

Đây là các nhà hàng thường phục vụ món ăn theo một hoặc hai, ba chủ đề chính nào nào đó. Phân loại mô hình nhà hàng theo cách này, chúng ta có: Nhà hàng hải sản, nhà hàng nướng, nhà hàng lẩu, nhà hàng chuyên lẩu dê/bò/gà/…, nhà hàng chay, nhà hàng tôm hùm, nhà hàng đồng quê,…

5.Phân loại nhà hàng theo địa điểm vị trí địa lý, khu vực

Dựa vào điểm đặc trưng nổi bật của nhà hàng, mà chúng ta phân loại ra các mô hình: Nhà hàng trong khách sạn, nhà hàng trong trung tâm thương mại, nhà hàng tầng cao, nhà hàng trên lầu thượng (rooftop), nhà hàng trong tầng hầm, nhà hàng bên sông, nhà hàng trên sông, nhà hàng nổi,…

6.Phân loại nhà hàng theo sự liên kết hợp tác

Tuỳ theo sự liên kết của nhà hàng với các đối tác khác để cung cấp 2, 3 dịch vụ khác cùng một địa điểm mà chúng ta có: Nhà hàng karaoke, nhà hàng – café, nhà hàng – bar – café, nhà hàng phòng trà,…

7.Phân loại nhà hàng theo hình thức sở hữu

Đây là hình thức phân loại ít gặp ở Việt Nam. Nó chủ yếu dành cho các nhà đầu tư, chuyên về kinh doanh nhà hàng. Chúng ta có các loại mô hình: nhà hàng tư nhân, nhà hàng nhà nước, nhà hàng liên doanh, nhà hàng cổ phần…

8.Kết hợp 2 hoặc nhiều mô hình ở trên

Chúng ta có phân loại các nhà hàng như: Nhà hàng món nướng Hàn Quốc, nhà hàng món nướng Nhật Bản, nhà hàng buffet hải sản, nhà hàng gọi món đồng quê,…

Có 8 kiểu phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến tại Việt Nam

Kinh doanh nhà hàng là một ngành dịch vụ đầy rủi ro, vì đây là ngành kinh doanh trên nhu cầu thiết yếu của con người, có quá nhiều biến động. Nó giúp bạn hái ra tiền, thăng hoa sự nghiệp, nhưng nó cũng có thể khiến túi tiền của bạn đội nón ra đi. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để vững tin hơn với lựa chọn của mình.

Chúc các bạn kinh doanh nhà hàng thành công,

--

Nguồn tham khảo: wikipedia

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0