Sơ đồ nhân sự nhà hàng và mô hình quản lý các bộ phận nhà hàng

Ngày cập nhật:05/09/2020

Đối với các ngành kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ ăn uống F&B (Food & Beverage) thì “con người” luôn là nhân tố then chốt, đóng vai trò rất lớn đến việc thành bại kinh doanh. Bởi vậy, quản lý nhân sự nhà hàng là một phần nhiệm vụ quan trọng mà bạn cần làm sớm và làm tốt ngay từ đầu.


Mục lục

Dưới đây là một số gợi ý về mô hình quản lý nhà hàng điển hình hiện nay. Trong đó, là sơ đồ về cách thức tổ chức, sắp xếp các vị trí công việc để bạn vận hành hoạt động kinh doanh nhà hàng hiệu quả. Đồng thời có mô tả chi tiết công việc của từng vị trí, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giám sát cũng như tuyển dụng và hỗ trợ đào tạo kịp thời. Hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé!

Sơ đồ nhân sự nhà hàng

Mô hình quản lý nhà hàng theo các cấp

1.Ban Giám đốc (Chủ nhà hàng)

Tuỳ theo mô hình hoạt động của bạn là Công ty hay hộ cá thể. Nếu là mô hình công ty thì sẽ có Ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị tuỳ theo hình thức đăng ký kinh doanh là công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn,… mà có cơ cấu nhân sự khác nhau, thường là sẽ có các vị trí: Chủ tịch (CEO), Phó chủ tịch,… (đối với công ty cổ phần); hoặc Giám đốc, phó Giám đốc,… (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu cần thiết bạn có thể thuê luật sư để được tư vấn thêm về cách đăng ký kinh doanh doanh nghiệp hoặc các thủ tục pháp lý liên quan.

Trong vai trò là chủ tịch, chủ đầu tư, giám đốc điều hành trực tiếp, hay là những cá nhân tự bỏ tiền ra kinh doanh độc lập thì những người này thông thường đều được gọi chung là “Chủ nhà hàng”.

Mô tả công việc:

- Giám đốc (Chủ nhà hàng):

Có trách nhiệm và quyền hạn điều hành, quản lý, giám sát chung toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm: nhà hàng, lưu trú, vui chơi giải trí; tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược, tuyển dụng nhân viên, giải quyết các công việc mang tính nghiêm trọng, đột xuất, bất thường.

- Phó giám đốc

Là người trách nhiệm trước Giám đốc nhà hàng. Hỗ trợ các công việc liên quan đến quản trị, giám sát cấp Quản lý nhà hàng - theo sự chỉ đạo và phân công của Giám đốc nhà hàng. Có quyền thay mặt Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt.

2. Quản lý Nhà hàng

Có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhà hàng như kiểm soát chất lượng dịch vụ, đào tạo, quản lý đội ngũ lao động, tư vấn cho khách hàng, giải quyết các sự cố, tình huống xảy ra trong quá trình làm việc, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc.

3. Giám sát Nhà hàng

Có trách nhiệm theo dõi, giám sát các hoạt động kinh doanh của nhà hàng tại khu vực được phân công, dưới sự chỉ đạo của quản lý Nhà hàng. Hỗ trợ người Quản lý nhà hàng các công việc như: phân ca, chia khu vực làm việc cho nhân viên cấp dưới vào đầu mỗi ca, đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới , giải quyết các tình huống tại chỗ trong phạm vi quyền hạn và các công việc khác theo yêu cầu từ cấp trên.

4. Bộ phận bếp

Có thể nói bếp là bộ phận quan trọng nhất của một nhà hàng. Trong bộ phận bếp thường sẽ có các vị trí sau: Bếp trưởng – Bếp chính – Bếp phó – nhân viên bếp – phụ bếp.

Trong đó, bếp trưởng là người chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về mọi hoạt động của khu vực bếp. Tư vấn hoạch định cùng Ban giám đốc về thiết kế menu (thực đơn), đưa ra quy cách chế biến và chất lượng món ăn. Ngoài ra còn quản lý nguyên vật liệu trong bếp, và quản lý nhân sự bếp.

Bếp trưởng thường giao nhiệm vụ cho bếp chính, bếp phó để triển khai tới nhân viên bếp cấp thấp hơn. Với các nhà hàng có quy mô nhỏ, đôi khi bếp chính đảm nhiệm luôn vai trò của bếp trưởng.


Bếp là bộ phận quan trọng nhất trong một nhà hàng

5. Bộ phận Lễ tân

  • Chào đón, hướng dẫn và tiễn khách ra vào nhà hàng
  • Chịu trách nhiệm về vấn đề đặt chỗ của khách hàng, sắp xếp chỗ ngồi cho khách.
  • Luôn có tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ vui vẻ, niềm nở, lịch sự với khách hàng
  • Ghi nhận các ý kiến phản hồi của khách, giải quyết trong phạm vi quyền hạn và báo lại với Giám sát, Quản lý nhà hàng
  • Nắm rõ menu nhà hàng, kết cấu sơ đồ nhà hàng, tình hình đặt chỗ và chưa đặt chỗ của nhà hàng vào đầu mỗi ca
  • Hỗ trợ giám sát, thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

6. Bộ phận Bàn

  • Đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác các công việc sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ khách.
  • Phục vụ tận tình, chu đáo, thái độ niềm nở, lịch sự, đáp ứng nhu cầu của khách
  • Thu dọn, vệ sinh sạch sẽ khi khách về và tiến hành sắp xếp lại bàn.

7. Bộ phận Bar

  • Chịu trách nhiệm pha chế thức uống theo yêu cầu của khách
  • Bảo quản thực phẩm, vật dụng, trang thiết bị tại khu vực làm việc
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tại khu vực quầy bar
  • Kiểm tra, giám sát tình trạng nguyên liệu tại khu vực bar, đặt hàng nguyên liệu cho quầy bar

8. Bộ phận An ninh, bảo vệ

  • Chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh, trật tự tại bên trong, bên ngoài và xung quanh khu vực nhà hàng
  • Bảo đảm an toàn cho khách hàng về: tính mạng, tài sản,…

9. Bộ phận Vệ sinh

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho toàn bộ khu vực phụ trách và toàn bộ Nhà hàng
  • Lau dọn, rửa chén bát khi cần.

10. Bộ phận kế toán/ thu ngân

Chịu trách nhiệm về mặt tài chính, thu – chi của nhà hàng

Kế toán trưởng:

  • Phân ca, chia khu vực làm việc cho các nhân viên kế toán
  • Chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của toàn bộ phận
  • Lập báo cáo tài chính, các phiếu thu – chi của nhà hàng
  • Theo dõi và báo cáo công việc hàng ngày lên cấp trên

Nhân viên kế toán:

  • Thực hiện các công việc thu ngân
  • Lên hóa đơn và thu tiền khách.
  • Nhập dữ liệu vào sổ, lưu hóa đơn.
  • Nộp tiền và báo cáo doanh thu cho Kế toán trưởng

Tổng kết

Như vậy, quản lý nhân sự nhà hàng tuân theo theo sơ đồ cấu trúc chỉ huy thang bậc, tức là:

  • Nhân viên bếp chịu trách nhiệm và tuân theo sự phân công của bếp phó. Bếp phó lại chịu trách nhiệm trước bếp trưởng. Bếp trưởng lại chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà hàng.
  • Các nhân viên thuộc bộ phận Lễ tân, Bàn, An ninh, Vệ sinh,… có trách nhiệm báo cáo và chịu sự quản lý của Giám sát, Quản lý nhà hàng.

Do đó, mỗi nhân viên chỉ chịu trách nhiệm trước một và chỉ một cấp trên. Nhân viên cấp dưới có nhiệm vụ và trách nhiệm báo cáo công việc với cấp trên trực tiếp liên quan. Hạn chế hoặc không nên “nhảy cấp” làm việc lên tới Giám đốc nhà hàng (mà không thông qua cấp trên trực tiếp).

Trên đây là mô hình quản lý nhà hàng với sơ đồ nhân sự gồm các bộ phận chính, tương đối đầy đủ nhất, thường được áp dụng hiện nay.

Tuỳ theo tình hình thực tế kinh doanh mà mỗi nhà hàng có thể bỏ qua một số vị trí công việc không cần thiết. Hoặc có thể linh hoạt tuyển dụng người có khả năng cùng lúc đảm nhiệm 2, 3 vị trí công việc gần tương đương nhau, để tiết kiệm chi phí, ví dụ như: Người Phụ bếp có thể làm luôn nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh bếp,…

Vì sự tham gia và dời bỏ nghề rất dễ dàng, nên nhân sự nhà hàng là một trong những nhóm nhân sự có nhiều biến động nhất trên thị trường tuyển dụng. Bạn không muốn cứ đôi ba tháng lại phải đăng tuyển dụng nhân sự tìm người chứ? Hãy nắm rõ các vị trí công việc và mô tả nhiệm vụ chức năng từng vị trí, từ đó tối ưu để tìm được người phù hợp nhất và giữ chân hợp lý nhé.

Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Thân ái.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0