Hoài Thu - Pasgo Team- 17/12/2022
Trẻ thiếu canxi thường gặp phải những vấn đề về sức khoẻ như: chậm mọc răng, chất lượng răng kém dễ sâu răng, hay bị chuột rút, ngủ không sâu giấc,... Nguy hiểm hơn là gặp các vấn đề vế xương như: Còi xương, chậm phát triển chiều cao, chậm biết đi, có nguy cơ bị loãng xương,....Thiếu canxi gây bệnh gì hiện nay đang là mối băn khoăn của không ít cha mẹ nuôi con nhỏ. Bởi nhiều bé chủ yếu do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc vì những lý do bệnh lý khác mà bị thiếu hụt canxi. Điều này ảnh hưởng vô cùng xấu đến sự phát triển lâu dài của trẻ đặc biệt là chiều cao. Trong bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức về canxi, cách nhận biết bé thiếu canxi và cách bổ sung canxi từ thực phẩm.
Trước khi tìm hiểu về việc thiếu canxi gây bệnh gì, bạn cần biết canxi là gì và nó thực sự có vai trò ra sao. Canxi được biết đến là một khoáng chất quan trọng không thể trong cơ thể. Canxi cần thiết để cho sự hoạt động của cơ. Canxi còn có khả năng hỗ trợ việc bài tiết cả hormone và enzyme khắp cơ thể.
Canxi giúp xương và răng của bé luôn chắc khoẻ
Thông qua việc sử dụng chất dẫn truyền thần kinh, canxi cho phép truyền các xung động giữa não và toàn bộ hệ thống thần kinh. Canxi đóng một vai trò trong việc duy trì nhịp tim ổn định, cũng như vận chuyển các ion qua màng tế bào. Tóm lại, canxi có ảnh hưởng tới nhiều chức năng trong cơ thể chúng ta. Do đó, trẻ thiếu canxi có thể là nguyên nhân của không ít các loại bệnh về sau này.
Khi nghe đến vấn đề bé bị thiếu hụt canxi, không ít phụ huynh liền đặt câu hỏi thiếu canxi gây bệnh gì với trẻ nhỏ. Như chúng ta đã biết, canxi rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Vì vậy thiếu canxi có thể gây ra những tác động đến nhiều cơ quan bao gồm cả cơ, xương và răng, cũng như sức khỏe tâm thần của bé.
Bé bị thiếu canxi có thể gặp phải các vấn đề:
Các triệu chứng này có thể đến và biến mất ngay sau đó. Do đó mà nhiều cha mẹ có thể sẽ chủ quan. Tuy nhiên về lâu dài bé sẽ bị thiếu hụt canxi ngày càng trầm trọng và nguy cơ gặp phải các vấn đề nặng hơn cũng tăng cao.
Mệt mỏi liên quan đến sự thiếu hụt canxi cũng có thể làm bé bị choáng váng, chóng mặt, thiếu tập trung, hay quên và lú lẫn.
Sự thiếu hụt canxi kéo dài có thể làm bé mắc phải các vấn đề về móng và da như:
Thiếu canxi khiến trẻ ngủ không sâu giấc hay quấy khóc
Xương dự trữ một lượng lớn canxi của cơ thể. Để xương chắc khỏe, một lượng lớn canxi phải được cung cấp và luôn được dự trữ trong xương. Khi mức canxi thấp, cơ thể xu hướng lấy canxi từ xương để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu. Chính điều này làm xương trở nên giòn và dễ bị tổn thương.
Theo thời gian, quá ít canxi có thể gây ra chứng loãng xương, giảm mật độ khoáng chất trong xương. Chiều cao của bé hầu như không tăng lên thậm chí bé còn bị còi xương, xương mỏng và dễ bị gãy. Bé cũng sẽ dễ bị đau và gặp các vấn đề về tư thế.
Tuy nhiên, các vấn đề về xương không phải có thể quan sát được ngay. Thậm chí có thể mất nhiều năm để các biến chứng của sự thiếu hụt canxi phát triển.
Khi cơ thể đang thiếu canxi và không thể lấy từ thức ăn, nó sẽ kéo canxi từ các nguồn như răng. Chính vì vậy mà bé có thể mắc các vấn đề về răng miệng, bao gồm:
Trẻ thiếu canxi thường chậm mọc răng, chất lượng răng kém
Thiếu canxi gây bệnh gì ở trẻ sơ sinh? Với các bé sơ sinh thiếu canxi có thể gây ra việc chậm phát triển của răng. Chất lượng của răng sau khi mọc kém, dễ sâu răng, dễ gãy.
Phía trên chúng ta cũng đã tìm hiểm được thiếu canxi gây bệnh gì ở trẻ và nó nguy hiểm như thế nào. Vì thế ngay khi phát hiện bé nhà mình bị thiếu canxi cha mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau:
Cách đầu tiên để đánh bay vấn đề “Thiếu canxi gây bệnh gì ở trẻ” là đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bé có đủ lượng khoáng chất cần thiết. Trong chế độ ăn uống hằng ngày cha mẹ cần cân đối các loại dưỡng chất, đặc biệt là phải có các thực phẩm giàu canxi.
Thực phẩm giàu canxi bao gồm các sản phẩm từ sữa: sữa chua và pho mát, sữa tươi, sữa công thức,... Mẹ có thể cho bé uống một cốc sữa vào những bữa phụ hoặc ăn kèm với bánh mì vào bữa ăn sáng.
Các loại rau tưởng chừng chỉ giàu chất xơ nhưng cùng là nguồn cung cấp canxi vô cùng dồi dào cho trẻ. Có thể kể đến như bông cải xanh, rau bina, đậu bắp, cải thìa, bơ và cải xoăn,...
Bổ sung canxi cho trẻ từ thực phẩm ăn hằng ngày
Các loại đậu như đậu trắng, đậu nành cũng là những lựa chọn tốt để tăng lượng canxi thông qua chế độ ăn uống. Một số loại cá bao gồm cá hồi, cá rô và cá ngừ cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào.
Tuổi tác là yếu tố quan trọng trong việc xác định lượng canxi hàng ngày của bé. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần được cung cấp khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày. Trong khi trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng tuổi sẽ cần lượng canxi hàng ngày là 1500 mg. Trẻ em từ 1 đến 8 tuổi nên tiêu thụ 2500 mg. Và trẻ em từ 9 đến 18 tuổi nên tiêu thụ 3000 mg canxi mỗi ngày.
Chính vì sự khác nhau về liều lượng canxi theo từng độ tuổi mà cha mẹ cần phải lựa chọn cẩn thận hơn cho bé. Chọn đúng sản phẩm uy tín, đúng hàm lượng mà bé cần luôn là những điều cần được ưu tiên trên hết.
Nếu không có vitamin D, cơ thể bé sẽ không thể hấp thụ canxi. Điều đó chứng tỏ rằng vitamin D cũng quan trọng như canxi.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên bổ sung 600 IU vitamin D mỗi ngày. Cách điển hình nhất để cung cấp vitamin D cho trẻ là đưa trẻ ra nắng. Khi da của bé tiếp xúc với tia cực tím của mặt trời, nó sẽ tạo ra vitamin D. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, chỉ cần phơi nắng 10-20 phút mỗi ngày dưới ánh nắng nhẹ là đủ.
Nhưng để có nguyên liệu để tổng hợp thành vitamin D thì bé cần được cung cấp từ thực phẩm bên ngoài. Vậy những thực phẩm giàu vitamin D là thực phẩm nào?
Bổ sung vitamin để tăng khả năng hấp thu canxi cho trẻ
Xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất luôn là việc làm quan trọng và cần thiết. Bởi một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ là nền tảng vứng chắc để trẻ phát triển đồng đều về thể chất và chí lực. Và cùng nhờ chế độ ăn uống khoa học đó thì cha mẹ sẽ không còn phải lo lắng về những câu hỏi như “Thiếu canxi gây bệnh gì?”.
Mong rằng qua bài viết trên, cha mẹ trẻ phần nào có thể hiểu rõ hơn về vấn đề thiếu canxi gây bệnh gì. Qua đó tìm được những giải pháp phù hợp, đảm bảo cho bé yêu được phát triển toàn diện.