Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Những thực phẩm cần tăng cường bổ sung

Ngày cập nhật:21/06/2023

Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Nó quyết định đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn bào thai và cả sau này. Vì vậy, trong 3 tháng đầu câu hỏi mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trong giai đoạn đầu này, có những thực phẩm mẹ bầu nên tăng cường bổ sung và một số thực phẩm mẹ bầu cần hạn chế. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu để hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong giai đoạn đầu này nhé!


Mục lục

1. Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe mẹ bầu, thai nhi

Dinh dưỡng mẹ ăn vào sẽ là nền móng vững chắc để con phát triển. Việc lựa chọn thực phẩm để tốt cho con là một trong những vấn đề khó khăn của mỗi bà mẹ, đặc biệt là với các chị em lần đầu mang thai.

1.1. Chuyên gia giải đáp: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Vấn đề mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì đã được các chuyên gia nghiên cứu và giải đáp như sau:

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì: Ăn đủ các chấtMẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn đây đủ 5 nhóm chất

  • Mẹ bầu nên ăn đầy đủ thực phẩm của 4 nhóm chất: Chất đạm, chất tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Không kiêng khem bất kỳ một loại thức ăn nào, trừ những loại thức ăn có chứa chất kích thích và những món trước đó mẹ bầu bị dị ứng.
  • Đối với một số loại thực phẩm có thể gây sảy thai nên ăn hạn chế.
  • Tăng cường bổ sung một số loại khoáng chất quan trọng được các chuyên gia khuyến cáo bổ sung thêm như: Canxi, sắt, axit folic, các loại vitamin,... để bé có điều kiện phát triển toàn diện nhất.

Với những nguyên tắc dinh dưỡng trên sẽ giúp cả bé và mẹ có đầy đủ các dưỡng chất. Từ đó, mẹ khoẻ mạnh và con phát triển tốt.

1.2. Nhu cầu về dinh dưỡng trong 3 tháng đầu

Chuyên gia luôn khuyên các mẹ bầu bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Từ “đầy đủ” các chuyên gia nói ở đây có nghĩa là đủ về các loại chất và hàm lượng các chất đó theo nhu cầu của mẹ bầu. Khi mang bầu thì nhu cầu của mẹ sẽ tăng lên để đáp ứng cùng lúc cho cả mẹ và bé, chúng ta thường nói là “Ăn cho 2 người”. Vậy bữa ăn của mẹ bầu phải cung cấp bao nhiêu năng lượng:

Nhu cầu năng lượng của mẹ bầu theo chu kỳ

Nhu cầu năng lượng của mẹ bầu theo chu kỳ

  • Một người phụ nữ khi không mang thai thường có nhu cầu năng lượng khoảng 2200kcal/ngày. Và khi mang thai ở 3 tháng đầu nhu cầu năng lượng của mẹ bầu sẽ cần thêm khoảng 360 kcal/ngày. Và càng về sau nhu cầu năng lượng của bé sẽ càng tăng lên, theo đó nhu cầu của mẹ cùng tăng theo. Và trung bình sau 3 tháng đầu cân nặng của mẹ bầu có thể tăng lên 1 - 2 kg. Nhiệm vụ bây giờ của chúng ta là đi tìm xem mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để đáp ứng đúng và đủ nhu cầu đó.
  • Đối với nhu cầu các vi chất dinh dưỡng của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là ba dưỡng chất sắt, canxi, acid folic. Cụ thể là: Mẹ bầu cần 30 - 60 mg sắt/ngày, 800mg canxi/ngày và lượng acid folic là 400 mcg/ngày.

>> Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn nhãn được không? Ăn nhãn có gây sảy thai?

2. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Sau khi đã nắm rõ được nhu cầu năng lượng cũng như các chất mẹ bầu cần bổ sung thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể hơn các loại thực phẩm của từng nhóm dinh dưỡng:

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Thực phẩm giàu protein

Lượng protein - chất đạm mẹ bầu nạp vào qua từng khẩu phần ăn chiếm khoảng 15 - 20% năng lượng. Đây là một nguyên liệu vô cùng quan trọng cho thai nhi để hình thành nên các tế bào.
Thông thường chất đạm được chia làm 2 loại đó là chất đạm thực vật và chất đạm động vật. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung đạm động vật để tăng giá trị hấp thu. Một số thực phẩm giàu protein mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn là:

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì: Thực phẩm giàu đạm

Những loại thực phẩm giàu đạm tốt cho bà bầu

  • Đạm thực vật: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cá, sữa, trứng,...
  • Đạm động vật: Các loại đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu bắp, đậu gà,..), các loại hạt (hạt óc chó, hạnh nhân,...)....

2.3. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Thực phẩm giàu tinh bột

Thức ăn cần có trong 3 tháng đầu cho mẹ bầu đó là thức ăn giàu tinh bột. Bởi đây là nhóm chất đa lượng cung cấp từ 33 - 60% tổng năng lượng/bữa của mẹ bầu. Chúng cung cấp năng lượng để nuôi sống cơ thể và giúp não hoạt động hiệu quả. Đối với như mẹ có sức khoẻ bình thường, không có tiền sử bị tiểu đường, thừa cân, béo phì có thể lựa chọn các loại thực phẩm:

  • Cơm từ các loại gạo: gạo trắng, gạo lứt,...
  • Bánh mỳ, bún, phở,...
  • Các loại củ giàu tinh bột: Khoai lang, sắn, ngô, khoai tây,...
  • Với những bà bầu mắc một số bệnh như tiểu đường, thừa cân,... thì nên lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột ít hơn. Ví dụ như: Yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc, bánh mì đen,...

2.4. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Chất béo

Nhóm dinh dưỡng đa lượng tiếp theo mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu đó là chất béo. Bởi nó cung cấp năng lượng nhanh cho mẹ bầu và giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin A, D, K, E tốt hơn. Chất béo là nguyên liệu vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng màng tế bào não cho thai nhi. Vì thế, trong 3 tháng đầu nhu cầu về chất béo của mẹ bầu thường tăng lên 5%. Mẹ bầu có thể tham khảo một số thực phẩm giàu chất béo như sau:

Một số loại hạt mẹ bầu nên ănMột số loại hạt mẹ bầu nên ăn

  • Dầu ăn: Dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương, dầu oliu, dầu óc chó,... - các loại dầu thực vật nói chung.
  • Các loại hạt nhiều dầu: Hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt dẻ,...

2.5. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Thực phẩm giàu vi chất

Bên cạnh các chất dinh dưỡng đa lượng kể trên thì thực phẩm chứa các vi chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất cũng là những thực phẩm mẹ nên ăn.
Vitamin. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì: các thực phẩm giàu vitamin như là các loại hoa quả, rau xanh. Ngoài việc bổ sung các loại vitamin, chúng còn cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá của mẹ bầu, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

  • Canxi. Nhiều người cho rằng, 3 tháng đầu thai kỳ chưa nhất thiết phải bổ sung canxi. Tuy nhiên, ngay đầu thai kỳ bé đã cần có canxi để phát triển. Vì thế việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi ở giai đoạn này là vô cùng cần thiết. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để bổ sung đầy đủ canxi? Mẹ bầu nên ăn: sữa và các sản phẩm từ sữa, hải sản (hạn chế nếu mẹ bị dị ứng), các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ),...
  • Sắt: Mẹ bầu trong khi mang thai thường bị thiếu máu và nguyên nhân chính là do thiếu sắt. Với nhu cầu khoảng 45 mg/ngày thì mẹ bầu cần ăn những loại thực phẩm: Thịt bò, sữa, lườn gà, trứng, lươn,...
  • Acid folic: Acid folic được biết đến là một loại vitamin quan trọng giúp phòng chống dị tật thai nhi. Bởi thế, ngay trước và đầu thai kỳ mẹ bầu cần ăn những thực phẩm giàu acid folic như là: Hoa quả họ cam quýt, các loại quả mọng, ngũ cốc, đậu, trứng, rau xanh lá.

Tuy nhiên, nếu chỉ cung cấp các vi chất qua thức ăn thì những chất có nhu cầu cao như: canxi, sắt, acid folic là không đủ. Vì thế mẹ nên cân nhắc, tìm hiểu một số sản phẩm bổ sung ngoài như viên sắt cho bà bầu, viên uống canxi cho bà bầu,.... để đảm bảo nhu cầu các vi chất này được bổ sung đủ.

>> Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không? Vải có gây hại cho thai nhi?

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh những thực phẩm nào?

Ngoài băn khoăn Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? chắc hẳn nhiều mẹ cũng thắc mắc bà bầu không nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn:

Mẹ bâu 3 tháng đầu nên ăn gì: Hạn chế các đồ ăn nhanh

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì: Hạn chế các đồ ăn nhanh

  • Thực phẩm chứa chất kích thích: Bia, rượu, chè, cà phê,..
  • Thực phẩm có chứa quá nhiều đường đơn: Nước ngọt, bánh kẹo, hoa quả sấy,... Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và bé.
  • Thực phẩm chiên rán: Các món ăn nhanh, món chiên gián, món nướng là những món mẹ bầu nên hạn chế ăn. Bởi chúng chứa khá nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe tim mạch và có nguy cơ bị thừa cân.
    Chắc hẳn đọc đến đây bạn đã có thể tự trả lời cho câu hỏi mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Với những loại thực phẩm chúng ta tìm hiểm bên trên thì mẹ bầu có thể tự xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng cho 3 tháng đầu.

Trong những tháng đầu này sẽ có một số thay đổi và mẹ sẽ gặp một số khó khăn. Mặc dù vậy, mẹ hãy cố gắn duy trì cho mình một chế độ ăn đầy đủ, cân đối, thăm khám đầy đủ và tham khảo thêm các lời khuyên từ bác sĩ.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0