Hoài Thu - PasGo Team- 09/01/2024
Sốt xuất huyết nên ăn gì? Đầu tiên chúng ta cần biết, tình trạng thiếu hụt tiểu cầu trong máu do virus Dengue gây ra dẫn đến hiện tượng cản trở quá trình đông máu ở mạch máu, khiến máu không thể ngưng chảy trong thời gian dài. Bởi vậy chế độ ăn của người bị sốt xuất huyết cần có các loại thực phẩm giúp tăng tiểu cầu, cung cấp chất dinh dưỡng để nhanh khỏi. Trong bài viết dưới đây PasGo sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn về các loại thực phẩm tốt cho người bị sốt xuất huyết.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng và giảm nguy cơ phát triển biến chứng. Dưới đây là danh sách các thực phẩm cần có trong khẩu phần ăn của người bị sốt xuất huyết.
Người bệnh nên ăn các thực phẩm có cấu trúc lỏng, thuận tiện cho việc ăn uống của người bệnh vì chúng dễ nuốt và tiêu hóa. Hơn nữa, cháo và súp cũng cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, giúp người bù thêm lượng nước bị mất.
Người bị sốt xuất huyết nên ăn cháo
Nên nấu các loại cháo, súp với bí ngô để vitamin A hoặc sử dụng các loại thịt cá để tăng cường lượng đạm và protein cho người bệnh. Điều này sẽ giúp cung cấp thêm năng lượng và đóng góp vào quá trình phục hồi nhanh chóng.
Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? Nếu người bệnh không bị dị ứng sữa bò thì sữa và chữa chua là loại thực phẩm nên ăn:
Người bị sốt xuất huyết nên ăn rau xanh
Theo chuyên gia dinh dưỡng, rau xanh là một nguồn dồi dào vitamin K, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và có khả năng tăng cường tiểu cầu. Các loại rau xanh giàu vitamin, có khả năng tăng cường tiểu cầu trong máu bao gồm: mùi tây, húng quế, rau bina (rau chân vịt), cải xoăn, bông cải xanh, cải thìa, cần tây, ...
Sốt xuất huyết nên ăn gì cho nhanh khỏi? Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm chứa lượng sắt dồi dào như gan, các loại đậu, thịt, rau xanh lá,... có khả năng thúc đẩy tăng hemoglobin trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành tiểu cầu, nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Có một loạt các thực phẩm giàu protein hữu ích cho những người bị sốt xuất huyết như trứng, sữa, phô mai, và các sản phẩm từ sữa, nên được tích hợp vào khẩu phần ăn hàng ngày. Hơn nữa, thịt gà và cá cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân.
Bổ sung nước dừa là cách bù nước được các bác sĩ khuyến khích. Nước dừa là một thức uống đa dạng chất dinh dưỡng và nó cung cấp một lượng lớn các chất điện giải có lợi. Nó còn có tác dụng rất quan trọng trong việc tăng cường số lượng tiểu cầu trong máu của những người mắc sốt xuất huyết và cải thiện tình trạng thiếu nước do triệu chứng sốt của bệnh gây ra.
Tham khảo sử dụng chiết suất lá đu đủ
Đu đủ là một loại cây dân dã rất phổ biến ở Việt Nam. Không chỉ là cây cho trái ăn được, lá đu đủ còn được biết đến như một nguồn dược liệu quý giá, có khả năng cải thiện tỷ lệ tiểu cầu do tác động của sốt xuất huyết. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng chiết xuất từ lá đu đủ mang lại lợi ích đáng kể trong việc thúc đẩy sự gia tăng của tiểu cầu trong các trường hợp sốt xuất huyết và sốt siêu vi. Vì vậy, duy trì việc tiêu thụ nước ép từ lá đu đủ hoặc sử dụng dạng viên nén chiết xuất có thể giúp duy trì mức tiểu cầu ổn định trong máu. Tuy nhiên hãy tham khảo cách và hỏi ý kiến những người có chuyên môn trước khi sử dụng nhé!
Trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào các loại dưỡng, đặc biệt có một vài loại quả mà người bị sốt xuất huyết nên ăn như là:
Không chỉ tiện dụng trong việc ăn và chế biến, cam cũng là một loại trái cây được đánh giá tích cực bởi các chuyên gia y tế trong việc hỗ trợ người mắc sốt xuất huyết. Cam không chỉ cung cấp một loạt các loại vitamin và dưỡng chất, mà còn giúp người bệnh nạp thêm lượng nước, tạo sự tái tạo năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, việc uống nước cam cũng có nhiều lợi ích cho quá trình tiêu hóa, lợi tiểu, và giúp củng cố hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại virus và hồi phục nhanh chóng.
Trái kiwi bổ sung vitamin giúp hồi phục nhanh
Sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì? Nên ăn kiwi - một loại quả nhiều loại vitamin như vitamin A và E. Đặc biệt, trái kiwi chứa enzym tiêu hóa actinidain và cung cấp kali, góp phần vào việc duy trì cân bằng điện giải và hạn chế tăng huyết áp. Thêm vào đó, kiwi có hàm lượng cao vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa, đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
Lựu, đặc biệt là hạt lựu, là một nguồn dồi dào chất sắt, có khả năng giúp cải thiện lượng máu và số lượng tiểu cầu trong máu của cơ thể. Nếu có ai đó phân vân bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu thì đây là loại quả bạn nên bổ sung. Ngoài ra, lựu còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ và vitamin C, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và hiệu quả trong việc đối phó với nhiễm trùng trong giai đoạn mắc bệnh sốt xuất huyết.
Trái đu đủ là một loại trái cây tiện lợi, có thể được sử dụng trong nhiều món ăn và thức uống như sinh tố hoặc món canh. Không chỉ giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu, đu đủ còn có khả năng loại bỏ ký sinh trùng và cung cấp sự bổ sung cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Phía trên PasGo team đã giới thiệu đến bạn những loại thực phẩm tốt cho người bị sốt xuất huyết. Và ngoài những thực phẩm đó thì chúng ta cũng có thể bổ sung những loại thực phẩm khác nhằm tăng sự phong phú về món ăn, chất dinh dưỡng. Tuy nhiên cần chú ý một số nguyên tắc sau:
Sốt xuất huyết nên ăn thức ăn dạng lỏng
Sốt xuất huyết ăn cơm được không? Trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cho người bệnh sốt xuất huyết, cần tập trung vào các món ăn có cấu trúc mềm mại và dễ tiêu hóa. Bởi khi ốm vị giác thay đổi thường dẫn đến tình trạng chán ăn, khó khăn trong việc ăn uống và thậm chí không thể nuốt trôi bất kỳ thức ăn nào. Các món ăn nên được ưu tiên bao gồm cháo và súp, vừa giàu chất dinh dưỡng vừa dễ tiêu hóa, có thể bổ sung thêm sữa để tăng cường dinh dưỡng. Tránh ăn cơm hoặc các món ăn cứng đòi hỏi sự nhai kỹ và khó nuốt.
Hầu hết những người bị sốt xuất huyết thường trải qua tình trạng sốt cao kèm theo mất nước, vì vậy việc cung cấp bổ sung nước để thay thế lượng nước đã mất đi là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân có thể tạo dung dịch oresol bằng cách tuân theo hướng dẫn hoặc tiêu thụ các loại nước trái cây và nước quả ép (ví dụ như nước cam, nước bưởi, nước chanh, nước dừa) thay vì nước lọc. Vì chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp củng cố hệ miễn dịch, cải thiện độ bền của mạch máu và làm giảm triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết nên ăn gì? Nên tránh ăn các thức ăn chiên rán nhiều giàu mỡ. Để tránh các khó khăn về tiêu hóa, người bệnh sốt xuất huyết cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng bởi chúng thường gây ra tình trạng tiêu hóa khó khăn và gây đau bụng.
Nên chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ
Khi bị ốm, hệ tiêu hóa của người bệnh thường kém đi rất nhiều. Vì thế, không nên cho người bệnh ăn quá nhiều trong một bữa ăn, nên chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm bớt gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
Hy vọng sau khi đọc bài viết, độc giả đã giải đáp được thắc mắc bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu cho nhanh khỏi. Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin hay phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này, do đó, việc tăng cường nhận thức về biện pháp phòng bệnh cá nhân và lên kế hoạch hợp lý về giấc ngủ cùng thực đơn dinh dưỡng là rất quan trọng nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát.