bichngoc- 17/08/2016
Khác với sữa bột, sữa mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh mà không bị mất đi chất dinh dưỡng. Sữa mẹ đông lạnh vẫn tốt cho bé hơn là sữa hộp nếu được bảo quản đúng như sau
Ghiền món miền Nam, đến ngay nhà hàng Phương Nam 155 Bùi Thị Xuân | |
Top 10 quán ăn gia đình ngon nhất ở Hà Nội bạn nên biết |
Sữa mẹ đã hút ra nhưng chưa cho bé dùng ngay có thể được bảo quản lạnh, hoặc để đông đá như sau:
- Sữa để ngoài nhiệt độ phòng - trên 26 độ C: tối đa 1 tiếng
- Sữa để trong phòng có máy lạnh - dưới 26 độ C: tối đa 6 tiếng
- Sữa để trong ngăn mát của tủ lạnh: tối đa 48 tiếng
- Sữa để trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh có 1 cửa): tối đa 2 tuần
- Sữa để trong ngăn đá tủ lạnh lớn 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng): tối đa 4 tháng
- Tủ đông lạnh chuyên dụng: tối đa 6 tháng.
- Bình sữa hoặc ly trữ sữa được làm bằng thuỷ tinh hoặc nhựa (nếu là nhựa nhớ dùng loại nhựa BPA free nhé!). Rửa và dùng lại được nhiều lần
- Túi trữ sữa: trên thị trường có rất nhiều loại. Các bạn có thể lên google để nghiên cứu nhé. Bản thân Hà đã dùng 3 loại túi là: spectra của Hàn Quốc ở Việt Nam bán nhiều (có một dây kéo và mỏng dễ bị rách so với 2 loại kia Hà xài nhưng được cái rẻ); Simplise; và Lansinoh (2 lớp dây kéo, dầy, nói chung tiền nào của nấy… 2 loại này Hà mua ở nước ngoài, ở Việt Nam Hà đoán là có, các bạn tra google nhé). Trong số này, Hà thích Lansinoh nhất. Bịch thì chỉ dùng 1 lần, xài xong là bỏ nhé.
- Bút lông dầu (loại không lem) để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch, để giúp bạn nhớ hạn sử dụng của sữa cho con uống.
Có thể bạn quan tâm • Là fan của lẩu, nhất định từng 1 lần ghé ăn Lẩu Cua Khôi Trần Hưng Đạo • Top 10 quán ăn tối ngon ở Hà Nội mà bạn cần lưu lại ngay lập tức |
Một ngày Hà hút theo lịch sau 3-6-9-12-15-18-21-24h. Sữa hút nhiều lần trong ngày thì các bạn có thể cho vào cùng 1 bịch hoặc bình trữ.
CÁCH BẢO QUẢN SỮA HÚT RA DÙNG TRONG NGÀY: Sau khi hút, Hà thường cho sữa vào bình rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh (sẽ để được 48 tiếng). Hà để khoảng 6 bình sữa 150 ml/bình (tuỳ theo con bạn uống 1 lần hết bao nhiều thì bạn để lượng vưa đủ tương ứng). Phần sữa cho ra ngoài mà bé bú không hết, đã dính nước miếng của bé, nên cho bé bú trong vòng 1-2 tiếng sau đó, nếu vẫn thừa thì bỏ đi chứ đừng tiếc mà cất để đông lạnh nhé!
CÁCH LÀM ẤM SỮA: Sữa để trong ngăn mát lạnh, cứ đến giờ bú Hà cho vào máy hâm hoặc ngâm nước ấm, nhiệt độ chừng 40 độ C cho bé bú (bạn nhớ tuyệt đối không dùng nước sôi, hoặc nước nóng quá sẽ làm mất dinh dưỡng của sữa nhé). Sữa để tủ lạnh khi lấy ra bạn sẽ thấy có một lớp chất béo, màu trắng đục đóng ở phía trên. Sau khi hâm ấm xong, bạn nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn nhé.
BẢO QUẢN SỮA DƯ BẰNG TỦ ĐÔNG: Phần sữa trong ngày hút thừa ra hơn 6 bình, hoặc phần sữa trong 6 bình mà đến cuối ngày bé chưa bú tới thì Hà sẽ dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, ghi ngày tháng năm lên đó và cho vào tủ đông lạnh và cất tới khi gần hết hạn sử dụng lại lôi ra xài cuốn chiếu. Do sữa để ngăn mát được 48 tiếng nên có khi lười 2 ngày, Hà mới dồn sữa, viết hạn sử dụng và cho vào ngăn đông 1 lần.
-Thường thì túi trữ sữa chỉ ghi dung tích đến mức 150 – 180 ml, nhưng muốn tiết kiệm nên Hà thường chứa đến đầy gần mép cách chỗ khoá kéo khoảng 2-3cm sẽ được lên thành 200ml – 250ml/ túi tuỳ loại (với túi có 2 khoá kéo thì mới nên làm cách này vì nó an toàn, túi 1 khoá kéo thì khi rã đông, sữa dễ tràn ra nên đừng để quá đầy)
-Khi cất sữa trong ngăn đá mà muốn tiết kiệm chỗ, các bạn nhớ ép hết không khí ra khỏi túi sữa, rồi hàn kín miệng túi. Bạn mua thêm túi trữ thức ăn Diamond zipper (siêu thị nào cũng bán), 1 túi zipper này có thể đựng được 5-7 túi trữ sữa, rồi cho các túi trữ sữa nhỏ vào, khoá dây kéo và cất vào tủ lạnh. Hoặc có thể thay túi Dimond Zipper bằng hộp nhựa, nhưng dùng hộp nhựa thì tốn diện tích hơn. Giải thích tại sao đã đựng trong túi trữ sữa lại còn cần đựng thêm vào một túi/ hộp khác? Vì nhiều nhà trong tủ lạnh chứa rất nhiều thức ăn linh tinh, tức là không sạch hoàn toàn, nên cần làm như vậy để tránh nhiễm khuẩn chéo vào sữa nhé.
CÁCH RÃ ĐÔNG: để tủ lạnh gần 4 tháng thì phần sữa đông lạnh đã gần hết hạn sử dụng, lúc này cần sữa đông lạnh ra sử dụng. Còn sữa mới cứ hút thì lại cất để đông lạnh. Các bạn chuyển bình/ túi trữ sữa đông lạnh từ ngăn đá xuống ngăn mát để sữa tan dần. Khi sữa tan, cho phần sữa cần dùng ra bình, rồi hâm ở 40 độ C trước khi cho bé uống. Phần sữa này chỉ nên sử dụng trong vòng 24h nhé.
CHÚ Ý:
- Sữa đã rã đông không bú hết thì phải bỏ đi, dùng lại hay trữ lại con sẽ đau bụng.
- Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.
- Không lắc bình sữa rã đông, tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột sữa mẹ, sẽ làm mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể). Các kháng thể Lactoferrin, lysozyne... chỉ phát huy được chức năng bảo vệ kỳ diệu, khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu của nó như: chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột... Một vài cấu trúc vẫn sẽ được giữ nguyên khi bị tác động, một số khác có thể bị gãy thành các amino acids dinh dưỡng - vẫn có lợi ích dinh dưỡng, nhưng mất lợi ích bảo vệ.
CÁCH GIỮ SỮA KHI BỊ CÚP ĐIỆN: Nếu mất điện lâu, bạn mua hoặc mượn thùng giữ lạnh rồi chuyển sữa đã đông đá vào trong thùng này + mua đá cây cho vào thùng để giữ cho sữa đông không bị tan chảy. Khi có điện thì chuyển sữa trở lại vào ngăn đá.
Hà nhớ đến đâu viết đến đó, đây chỉ là kinh nghiệm bản thân (có học hỏi qua chút đỉnh) nên nếu có gì còn thiếu sót hoặc không rõ, các bạn có thể comment góp ý cho Hà để Hà chỉnh sửa nhé.
Chúc các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công và các bé khoẻ mạnh!!!
Chia sẻ: Minh Hà
----------------------
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ: