anhtc- 23/11/2016
Chỉ 2 trường hợp được phạt xe không chính chủ đó là: Khi điều tra các vụ TNGT nghiêm trọng trở lên hoặc người đó đang làm thủ tục sang tên ở cơ quan chức năng.
Nhận ngay ưu đãi khi đến Chả Cá Hà Thành | |
Top 10 nhà hàng buffet nướng BBQ ngon rẻ ở HCM |
Ngày 19/11, Trung tá Huỳnh Trung Phong – Phó Trưởng phòng Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt (PC67) Công an TP.HCM, trao đổi với báo chí đã khẳng định: “Lực lượng CSGT khi hoạt động tuần tra trên đường không tiến hành xác minh, xử lý đối với quyền sở hữu mà quyền sở hữu theo NĐ 46 chỉ áp dụng trong 2 trường hợp: khi điều tra các vụ TNGT nghiêm trọng trở lên hoặc người đó đang làm thủ tục sang tên ở cơ quan chức năng”.
Ông Phong cũng thông tin, Nghị định 46 về quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: khi mua bán phương tiện thì trong vòng 30 ngày người điều khiển phương tiện phải thực hiện thủ tục sang tên theo đúng quy định.
Khi không thực hiện việc sang tên theo quy định thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46, với mức phạt từ 100.000 -200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 – 400.000 ngàn đồng đối với các tổ chức.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, Khoản 9, Điều 76 Nghị định này cũng quy định việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe. Do đó, CSGT chỉ xử phạt hành vi không làm thủ tục sang tên xe qua công tác xác minh khi cá nhân, tổ chức đến cơ quan CSGT để thực hiện thủ tục sang tên, di chuyển xe hoặc trong quá trình điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên.
Có thể bạn quan tâm • Top nhà hàng buffet hải sản ngon, nổi tiếng nhất ở Hà Nội |
Làm thế nào sang tên khi chủ xe đã chết hoặc mất tích?
CSGT không được dừng xe chỉ để kiểm tra lỗi xe chính chủ. Ảnh minh họa
Trong trường hợp chủ cũ chiếc xe bị chết hoặc mất tích, người dân cần phải có hợp đồng mua bán và có văn bản thừa kế theo quy định.
Điều 23, Thông tư 15 về giải quyết đăng ký xe của Bộ Công an quy định: Trong trường hợp xe đã đăng ký (đứng tên cả hai vợ chồng hoặc chỉ đứng tên một người) mà người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe đã chết, mất tích (có giấy chứng tử hoặc tòa án tuyên bố mất tích) nay có nhu cầu sang tên cho vợ hoặc chồng hoặc sang tên, di chuyển cho người khác, nếu không có tranh chấp thì cơ quan công an giải quyết đăng ký.
Cụ thể, người đi sang tên sẽ phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan công chứng để vợ, chồng, con, cháu… của chủ đăng ký xe (người được hưởng di sản) có thể lập hợp đồng mua bán xe, kèm theo văn bản thừa kế, xin xác nhận của công an xã, phường. Sau khi làm hợp đồng mua bán, các bên làm thủ tục sang tên bên mua theo quy định.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp chủ xe chết không để lại di chúc (hoặc có để lại di chúc nhưng không định đoạt về chiếc xe vì thực tế đã bán) chiếc xe (cùng với những tài sản khác của người chết) sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Sau khi, xong thủ tục khai nhận di sản thừa kế, phải làm hợp đồng chuyển nhượng (hay giấy bán) chiếc xe.
Các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký sang tên xe được thực hiện theo hướng dẫn tại quy định ở Thông tư 15 như sau:
– Giấy CMND- Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu của cơ quan công an).
– Giấy chứng nhận đăng ký xe.
– Chứng từ chuyển nhượng xe (hợp đồng mua bán và văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật).
– Chứng từ lệ phí trước bạ.
Theo Phunutoday.
----------------------
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ: