03/01/2024
Bánh tét đâu chỉ có 1 loại, chỉ riêng bánh tét miền Tây đếm sơ sơ cũng có tới 6 loại rồi. Mỗi loại bánh tét đặc sản miền Tây lại có một hương vị riêng, màu sắc riêng của từng vùng miền như: bánh tét Cần Thơ, bánh tét Long An…
Đã từng rất nhiều khách du lịch Miền Tây đã thử đặc sản bánh tét miền Tây đều không quên hương vị và màu sắc, hấp dẫn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của PasGo để biết thêm các loại bánh tét nổi tiếng ở đây nhé!
Bánh tét - Món ăn truyền thống của người Việt Nam
Bánh tét thường sử dụng gạo nếp trắng, đậu xanh và thịt heo làm nhân. Bánh tét miền tây thường được gói bằng lá chuối nhiều hơn là lá dong vì lá chuối mang đến mùi thơm đặc trưng của loại bánh này. Lúc mới gói lớp lá bên ngoài có màu xanh, nhưng sau khi nấu chín thì sẽ ngả sang màu vàng nâu và lớp ngoài cùng của nhân bánh sẽ được in màu xanh của lá. Miếng bánh khi cắt ra trông đẹp sẽ mắt và ngon hơn.
Bánh tét thường
Chắc hẳn các bạn đã biết lá dứa là nguyên liệu được sử dụng như một loại phẩm màu tự nhiên rất an toàn cho sức khỏe. Rất nhiều món bánh của người miền Tây đã sử dụng nguyên liệu này để làm cho chúng hấp dẫn hơn như bánh đúc, bánh bò, bánh da lợn,.... và bánh tét miền tây cũng không ngoại lệ
Bánh tét lá dứa có hình dạng giống bánh tét thường, tuy nhiên lớp bánh bên trong sẽ có màu xanh của lá dứa. Đặc biệt là bánh sẽ có mùi hương của lá dứa thơm và hấp dẫn hơn nhờ màu xanh mát bắt mắt.
Bánh tét lá dứa rất thơm ngon
Khác với màu xanh của bánh tét lá dứa, bánh tét lá cẩm có màu tím rất độc đáo và đẹp mắt. Đây là loại bánh được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi có màu sắc đẹp mà còn có hương vị rất quyến rũ. Loại bánh đặc sản miền tây này được làm bằng nhiều loại nhân khác nhau như lạp xưởng, tôm khô, lòng đỏ hột vịt muối, giò heo,...
Khi làm bánh tét lá cẩm, người dân phải là người khéo léo, cẩn thận thì mới làm được những chiếc bánh ngon nhất. Chọn gạo là khâu rất quan trọng quyết định đến mùi thơm và độ dẻo của bánh, vì vậy phải chọn loại nếp không bị pha các loại gạo khác. Lá cẩm sau khi mua về phải rửa sạch và nấu lấy nước để làm màu cho bánh.
Bánh tét nếp cẩm có hương vị rất đặc biệt
Đậu xanh có thể chọn loại có vỏ hoặc không vỏ đều được, tuy nhiên đậu phải bở và thơm thì bánh mới ngon. Gạo được vo sạch sau đó trộn cùng nước lá cẩm, nước cốt dừa và nêm thêm muối, đường cho vừa miệng và đem xào trên bếp khoảng 1 tiếng. Bước này sẽ giúp cho màu của lá cẩm ngấm đều vào các hạt gạo nếp được nấu gần chín. Đây cũng là bước rất quan trọng trong quá trình làm thành chiếc bánh tét lá cẩm đấy
Sau khi xào xong nhân thì tiến hành gói bánh với lá chuối, buộc lạt thật chắc để khi luộc bánh không bị bung ra. Các bạn nên luộc bằng củi thì bánh sẽ dẻo và ngon hơn. Chắc chắn bánh tét lá cẩm sẽ làm bạn thấy hấp dẫn khi cắt thành từng lát với màu tím đẹp mắt.
Bánh tét lá cẩm rất đẹp mắt
Gấc là một loại thực phẩm có màu đỏ, chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe con người. Ở miền bắc mọi người thường sử dụng gấc để đồ xôi, đây là món ăn thường được làm để cúng vào các dịp đầu tháng với mong muốn tháng mới “đỏ như gấc”. Còn với người dân miền tây thì họ lại sử dụng loại quả này để làm bánh tét. Bánh tét được làm từ gấc có màu đẹp, nhân bánh tét gấc có vị ngọt, thường làm bằng chuối hoặc đậu xanh. Bánh có nguồn gốc ở Đồng Tháp với nhân đậu xanh, hạt sen, sau này thì được người dân ở đây học theo và làm bằng nhiều loại nhân khác nhau.
Bánh tét gấc – một loại bánh đặc sản miền Tây có màu sắc nổi bật
Trong tất cả các loại món ăn miền tây thì bánh tét ba màu là loại bánh làm cầu kỳ và tốn nhiều thời gian nhất. Bánh được làm bằng 3 màu nổi bật từ gấc, lá cẩm và lá dứa. Để làm món bánh đặc sản miền Tây này, người ta phải chia nếp thành 3 phần và nhuộm 3 loại màu khác nhau. Khi gói thì mỗi màu sẽ được chia thành từng góc và nén chắc để không bị lẫn với nhau. Nếu các loại bánh khác chỉ cần 5 phút để gói được 1 cái thì với bánh tét 3 màu phải cần đến 10 phút để có được một sản phẩm đẹp.
Bánh tét ba màu là món ăn miền Tây được nhiều người yêu thích
Bánh tét cốm dẹp rất ngon và được nhiều người yêu thích. Bánh này được làm từ cốm được gặt sớm 2 tuần trước mùa thu hoạch nên thơm và dẻo hơn rất nhiều. Sau khi thu hoạch nếp non về sẽ được rang với lửa nhỏ và cho vào cối để giã cho hạt nếp bong ra thành cốm dẹp dùng làm bánh.
Cốm dẹp trước khi gói bánh được ướp với đường và nước dừa khoảng 15 đến 20 phút. Đậu xanh đãi vỏ và nấu nhừ, tán nhuyễn như bột để làm nhân bánh. Người dân miền tây thường luộc bánh tét cốm dẹp bằng củi khoảng 3-4 tiếng để bánh nhừ, dẻo và có mùi thơm đặc trưng.
Bánh tét cốm dẹp thơm ngon, có độ dẻo vừa phải, ăn nhiều không bị ngán. Nhiều người ghé đến đây thường chọn loại bánh này làm quà cho bạn bè, người thân.
Bánh tét cốm dẹp được làm từ lúa nếp non
Bánh tét miền tây là loại bánh đặc sản miền Tây sông nước, mỗi loại bánh sẽ có mùi vị đặc biệt khác nhau. Nếu có dịp đến đây các bạn đừng bỏ qua món bánh tét miền Tây này nhé.
Ngoài bánh tét đặc sản miền Tây thì vùng miền đầy nắng gió này cũng có rất nhiều đặc sản khác. Bạn tham khảo thêm tại Blog PasGo – Đặc sản vùng miền nha.
Đừng quên đặt chỗ trên PasGo – Đặt chỗ & Ưu đãi có rất nhiều nhà hàng có các món ăn, món bánh đặc sản vùng miền như:
Tại TP.HCM
Chuỗi nhà hàng Hoàng Yến Cuisine
Tại Hà Nội
Khám phá 10 quán ăn đặc sản dân tộc ngon, nổi tiếng nhất ở Hà Nội
Tại Đà Nẵng
Top 10 quán ăn đặc sản Đà Nẵng ngon rẻ, nên thử một lần trong đời
_Minh Phương_
Có thể bạn quan tâm
Các loại bánh đặc sản Hà Nội lâu đời nhất thích hợp làm quà biếu
8 Đặc sản bánh kẹo miền Nam làm quà, đi xa về gần đều nhớ ghé qua