anhnn- 05/06/2023
Không chỉ ảnh hưởng đến độ thơm ngon của món ăn, những thói quen khi nêm gia vị còn khiến món ăn thành độc hại mà ai cũng mắc phải. Các bạn chú ý điều này nhé.
Muối, mắm, bột ngọt, tiêu,… là những loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Nó giúp món ăn trở lên đậm đà hương vị và mang lại cảm giác ngon miệng khi thưởng thức. Tuy nhiên, việc tẩm ướp, nêm nếm gia vị không đúng cách có thể gián tiếp gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt, nhiều chị em nội trợ thường mắc phải sai lầm đó khi vào bếp. Cùng PasGo điểm tên 7 sai lầm thường mắc phải khi nêm nếm gia vị để tránh nhé!
Các bà nội trợ có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn. Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm đặc trưng, đặc biệt có thể sinh ra chất gây ung thư. Chính vì vậy, tốt nhất là nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.
Trong nước mắm có chứa hương vị ngọt của các axitamin được tạo ra trong quá trình cá ướp muối, đang phân hủy dùng để làm nước mắm. Do vậy, nấu hoặc ninh nước mắm quá kỹ có thể làm mất đi các axit amin. Tốt nhất, chị em nên nấu nước mắm ở thời gian thích hợp đảm bảo chín thực phẩm. Ngoài ra, nước mắm có thể dùng để tẩm ướp thực phẩm hoặc cho vào trước khi nấu.
Mỗi món ăn khác nhau sẽ có cách nêm gia vị khác nhau mà các bà nội trợ cần chú ý. Nếu không sử dụng muối đúng cách, nó có thể làm mất đi hương vị và chất dinh dưỡng của món ăn. Bạn nên cho muối vào các món thịt trước khi chế biến để giữ nguyên vị ngọt và không làm mất chất dinh dưỡng, ngược lại, các món xương hầm cần cho muối sau khi đã ninh được một thời gian khi nước canh đã ngọt. Còn với các món chiên xào, bạn nên cho muối khi dầu vừa sôi để loại bỏ độc tố aflatoxin có trong muối.
Gia vị đường mang vị ngọt và tạo màu sắc cho thức ăn. Vì vậy, những món kho, chiên hoặc rán thường được ướp thực phẩm với đường. Khi chiên rán món ăn có chứa đường chỉ nên để lửa ở khoảng 170oC - 200oC. Khi đó, thực phẩm có màu nâu cánh gián vừa phải, tạo độ hấp dẫn cho món ăn. Nếu đun ở nhiệt độ cao hơn, đường sẽ bị caramen hóa khiến thực phẩm có màu nâu đen, thậm chí không giữ được hương vị.
>>> Xem thêm: Cảnh báo nguy cơ ngộ độc botulinum chả lụa gây "chết người"
Bạn có thể đã nghe nói đến việc thêm dầu vào trong nước luộc mì ống để chúng không bị dính lại với nhau và với cả đáy nồi. Mặc dù điều này đúng sự thật, nhưng nó sẽ loại đi một phần dinh dưỡng nhất định của mì ống và thêm vào lượng calo không cần thiết. Thay vào đó, hãy giữ nước của bạn sôi liên tục để mì ống luôn di chuyển xung quanh và khuấy nó thường xuyên sẽ giúp cho mì không bị dính.
Bơ và bơ thực vật có nhiều chất béo có hại trong khi dầu ô liu lại chứa đầy đủ lượng chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể, nhưng lại không tương đồng với lượng calo có trong lượng bơ tương ứng. Vì thế, để đảm bảo lượng calo cần thiết thì bạn không nên sử dụng dầu ô liu trong khi nấu ăn.
Mù tạt vốn có tác dụng khử mùi tanh của thủy hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, từ đó sinh ra các chất gây ung thư. Và mù tạt thich hợp nhất để thưởng thức các món sushi, sashimi tươi ngon hoặc để làm gia vị các món chấm hải sản.
Trên đây là 7 sai lầm mà các bạn hay mắc phải khi nêm gia vị mà PasGo chỉ ra cho các bạn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Ngọc Anh tổng hợp – PasGo.vn
CÓ THỂ BẠN SẼ QUAN TÂM:
>> TOP CÁC NHÀ HÀNG HẢI SẢN NGON NỨC TIẾNG, NHIỀU ƯU ĐÃI Ở HÀ NỘI
>> CÁC NHÀ HÀNG HẢI SẢN NỔI TIẾNG Ở TPHCM
>> THƯỞNG THỨC SUSHI SASHIMI TƯƠI NGON TẠI CÁC NHÀ HÀNG NHẬT Ở TPHCM