Đau mắt đỏ có lây không? Lây qua đường nào, cách phòng tránh

Hoài Thu - PasGo Team- 20/09/2023

Đau mắt đỏ có lây không? Đau mắt đỏ - bệnh phổ biến xuất hiện ở mọi đối tượng, từ trẻ em đến người trưởng thành. Mặc dù bệnh này không đe dọa tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bị ảnh hưởng, và bệnh có thể trở nặng hơn. Điều chúng ta cần biết đó là bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách phòng tránh ra sao?


Mục lục

1. Giải đáp: Đau mắt đỏ có lây không?

“Đau mắt đỏ có lây không?” Ban đầu, bệnh thường bắt đầu ở một mắt trước khi có thể lan sang mắt còn lại. Đây là một bệnh phổ biến và có khả năng lây truyền dễ dàng.

Đau mắt đỏ có lây không?

Đau mắt mắt đỏ có thể lây từ mắt này sang mắt bên cạnh

Người mắc đau mắt đỏ ban đầu có thể trải qua những cảm giác như nóng rát, cộm, thị lực kém đi, sưng nề của mi mắt và chảy nước mắt. Thông thường, bệnh sẽ bắt đầu ở một mắt trước, sau đó có thể lan sang mắt còn lại.

Đau mắt đỏ có lây không: Trường hợp có lây

Đau mắt đỏ có lây không? Câu trả lời là có trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do:

  • Viêm mắt đỏ do nhiễm virus: Bệnh thường do Adenovirus và herpesvirus - loại virus phổ biến gây ra tình trạng đau mắt đỏ. Cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc đau họng cũng có thể gây đau mắt đỏ.
    Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh, đau họng cũng có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ..
  • Nguyên nhân đau mắt đỏ do vi khuẩn: Một số vi khuẩn như Staphylococcus và Streptococcus pneumonia,... cũng là nguyên nhân của bệnh này. Đối tượng phổ biến bị đau mắt đỏ do vi khuẩn là trẻ nhỏ đang độ tuổi đi học.

Đau mắt đỏ có lây không: Trường hợp không lây

Viêm mắt đỏ gây ra bởi dị ứng có thể xuất phát từ khả năng mắt bạn bị dị vật rơi vào như là: bụi bẩn, phấn hoa, hoặc thậm chí lông của các loài động vật… Ngoài ra, các chất hóa học như clo trong hồ bơi hoặc các sản phẩm mỹ phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng của bệnh viêm mắt đỏ. Tuy nhiên trong các trường hợp này thì đau mắt đỏ sẽ không lây, sau khi bạn lấy dị vật và vệ sinh mắt bằng nước muối đúng cách sẽ dần dần mắt sẽ hết đỏ.

Đau mắt đỏ có lây không khi nhìn vào mắt người bị?

Đau mắt đỏ có lây không 1

Đau mắt đỏ không lây qua ánh nhìn

Lời đồn thổi nhìn vào người bị đau mắt đỏ sẽ lây là chưa chính xác. Bởi nếu bạn không tiếp xúc với người bị bệnh mà chỉ nhìn thoáng qua thì sẽ không tiếp xúc với nguồn bệnh và không bị lây. Và hãy cùng tìm hiểu sâu hơn xem bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

2. Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Viêm mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm dễ rất dễ lây lan, tái phát lại nhiều lần. Đây là một bệnh thường gặp, xuất hiện ở nhiều độ tuổi và thường gia tăng trong lúc giao mùa. Bởi vậy chúng ta cần biết đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Đau mắt đỏ lây qua đường nào: Tiếp xúc trực tiếp

Bạn tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh thông qua tiếp xúc với các dịch mắt, nước mắt, hoặc các chất lỏng khác mà họ tiết ra như được bọt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus lây sang người khỏe mạnh.
Khi có tiếp xúc với người bệnh và họ không may ho hắt hơi, các hạt nước bọt chứa các tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng dính vào tay, mặt, mắt,.. Từ đó, bạn lấy tay chạm vào mặt, vào mắt vào tạo điều kiện thuận lợi cho phép vi khuẩn, virus lây sang mình.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào: Tiếp xúc gián tiếp

Việc tiếp xúc gián tiếp thông qua cử chỉ như cầm, chạm vào các vật thể như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, đồ chơi, và các vật dụng khác có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây ra viêm kết mạc.

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào: Tiếp xúc với đồ dùng của người bệnh

Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân và vật phẩm với người bệnh như khăn mặt, chăn gối, cốc uống nước, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút lây truyền dễ dàng.

Bên cạnh đó, nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

Thói quen như sờ mũi, miệng, hoặc dụi mắt cũng có thể làm tăng nguy cơ lây bệnh.

Ở những nơi công cộng hoặc có mật độ dân số cao, bệnh có khả năng lây truyền và lan rộng dễ dàng hơn, thậm chí có thể trở thành dịch bệnh.

Có bị lây tái phát đau mắt đỏ không?

Thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (phần của Bộ Y tế) cho biết rằng hiện tại, không có sẵn một loại vaccine để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, và không có thuốc đặc trị cho đau mắt đỏ. Các trường hợp tái phát bệnh xảy ra thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn từ đầu mùa thu đến cuối mùa thu, khi thời tiết thay đổi và chuyển mùa.

3. Cách phòng tránh đau mắt đỏ

Sau khi tìm hiểu và biết được rằng đau mắt đỏ có lây không và lây qua đường nào thì chúng ta nhận thấy đây là loại bệnh cần phòng tránh. Và đặc biệt hiện tại chưa có sẵn một loại vaccine cụ thể để phòng ngừa đau mắt đỏ, và không có thuốc đặc trị dành riêng cho nó.

Cách phòng tránh đau mắt đỏ cho người khỏe

Vi khuẩn hoặc virus gây bệnh đau mắt đỏ có thể sống trong môi trường thông thường trong vài ngày và có khả năng lây truyền từ người vừa hết bệnh trong vòng một tuần sau khi họ đã hồi phục. Bởi vậy, nếu chưa bị thì hãy bỏ túi ngay cách phòng tránh đau mắt đỏ sau:

Đau mắt đỏ có lây không 2

Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân

Đảm bảo vệ sinh cá nhân đúng cách, bao gồm việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các bề mặt chung như tay nắm cửa hoặc nút bấm cầu thang máy...
Hạn chế sử dụng các vật dụng cá nhân chung như khăn tắm, khăn lau mặt, hoặc chậu rửa mặt.

Để đảm bảo sạch sẽ, hãy giặt khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, sau đó phơi khăn dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Hạn chế việc dùng tay để chạm vào mắt, bởi khi làm như vậy, bạn hoàn toàn không biết liệu tay có mang vi khuẩn hoặc virus gây bệnh hay không. Điều này có thể không cẩn thận dẫn đến lây truyền virus gây bệnh đau mắt đỏ.

Chú ý cho những người đang bị đau mắt đỏ

Đối với người đang mắc bệnh đau mắt đỏ, việc hạn chế sự lây lan tới người khác là hết sức quan trọng. Dưới đây là cách phòng tránh đau mắt đỏ cho người xung quanh:

  • Tuân thủ việc rửa tay thường xuyên, sử dụng xà phòng, nước rửa tay khô hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Rửa mắt ít nhất ba lần mỗi ngày vào các thời điểm khác nhau: buổi sáng, trưa và tối bằng dung dịch muối loãng (muối 0,9%).
  • Trong thời gian mắc bệnh đau mắt đỏ, cần tuyệt đối tránh sử dụng chung các sản phẩm như thuốc nhỏ mắt, khăn lau mặt, chăn gối với người khác.
  • Giới hạn tiếp xúc với những người chưa từng bị đau mắt đỏ.
  • Tránh đến những nơi có đông người, bởi bạn có thể vô tình truyền bệnh cho người khác.

Cách phòng tránh đau mắt đỏ

Nên đến thăm khám bác sĩ khi mắt có dấu hiệu bị đau mắt đỏ trở nặng

  • Không tự điều trị bằng các phương pháp dân gian như đắp lá trầu, lá dâu trực tiếp lên mắt.
  • Đeo kính râm để giới hạn tiếp xúc với ánh sáng, đồng thời giúp hạn chế việc chạm vào mắt và giảm nguy cơ lây bệnh.
  • Nên thăm bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng của đau mắt đỏ để được chỉ định điều trị kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Như vậy là PasGo đã cùng bạn giải đáp các câu hỏi: đau mắt đỏ có lây không, đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách phòng tránh đau mắt đỏ. Đây là loại bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó rất dễ lây lan và không biết trong tương lai sẽ có biến thể gì? Vì thế hãy luôn luôn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé!

Cuối cùng đừng quên theo dõi Blog PasGofanpage PasGo để cập nhật nhiều thông tin ẩm thực và ưu đãi hấp dẫn từ hàng nghìn nhà hàng đối tác của PasGo nhé

Tải ngay PasGo - Ứng dụng đặt bàn ăn online nhanh chóng, tiện lợi với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn
Tải ứng dụng PasGo dành cho iOS tại đây
Tải ứng dụng PasGo dành cho Android tại đây
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0