22/05/2019
Chè dây được xem như một thảo dược quý, có tác dụng chữa bệnh trong Đông y. Chè dây có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, giúp bệnh viên loét dạ dày tá tràng dễ liền sẹo hơn, cắt đơn đau do viêm loét hành tá tràng,…
Vậy chè dây là gì? Đặc điểm nhận biết như nào, hãy cùng PasGo tìm hiểu ngay.
Chè dây hay còn gọi là trà dây, bạch nhiễm, thau rả (theo tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày), và có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis. Chè dây là loài thực vật hai lá mầm trong họ Nho, sống ở nơi có khí hậu vùng ôn đới, thường mọc hoang ở các ngọn núi cao. Tại Việt Nam, chè dây thường có nhiều tại Cao Bằng, Sơn La, SaPa (Lào Cai), Yến Bái, Tuyên Quang,…
Chè dây có tác dụng rất tốt điều trị bệnh lý đau dạ dày.
Chè dây là một loại cây leo. Cây thường không cao quá 1m nhưng dây leo có thể mọc dài tới 2 – 3m và thường quấn vào các cây khác. Là chè dây có răng cưa gần giống với lá kinh giới nhưng lại có viền màu tía. Phần mép răng có cưa, mặt lá chè nhẵn, mặt trên có mày xanh thẫm. Là chè dây non lại có màu thiên đỏ, càng già càng xanh.
Trà này là một loại cây leo, lá có răng cưa.
Lá dài khoảng 7 – 10 cm. Hoa nhìn gần giống với nụ của hoa tam thất nhưng hoa chè dây có màu trắng, mọc thành chùm. Trà dây ra hoa vào tháng 6 và tháng 7, vào tháng 9 là bắt đầu có quả. Quả có màu đỏ, nhỏ giống như quả si.
Điểm nhận biết trà dây dễ nhất đó là nhìn màu lá khi khô. Trà dây khô mới nhìn có màu trắng như màu mốc trên bề mặt lá chè do nhựa cây tiết ra trong quá trình chế biến. Theo kinh nghiệm dân gian và các nhà khoa học cho rằng lá chè càng có màu trắng thì càng nhiều nhựa, càng tốt. Ngoài ra, là và thân cây sau khi phơi khô thường giống như các loại lá khác.
Lưu ý: Nếu trà bị mốc sẽ có mùi hôi, có màu xanh đen và khi uống sẽ không có mùi thơm. Chè dây chuẩn có vị hơi ngọt, uống rất dễ chịu.
Trà dây ngon thường có màu trắng trông rất giống bị mốc.
Theo nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của PGS.TS Vũ Nam chỉ ra rằng: chè dây là một thảo dược có hiệu quả đặc biệt các bệnh lý dạ dày. Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được từ bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Y học cổ truyền và bệnh viện E có các công dụng sau:
- Diệt và làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (hay còn gọi là khuẩn HP). Đặc biệt, trẻ em trên 5 tuổi có thể dùng được chè dây để điều trị bệnh đau dạ dày do việc nhiễm khuẩn HP lây qua đường ăn uống.
- Giảm đau kháng viêm: trà dây có tác dụng giảm đau mạnh nhờ cơ chế trung hòa axit, đồng thời chè dây giúp làm liền các vết loét. Thường sau khi sử dụng chè dây cơn đau sẽ giảm sau khoảng 8 – 9 ngày.
- Mát gán, an thần: Trong trè dây có chứa chất flavonoid nên có tác dụng giải độc gan và an thần. Nên bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, yên tâm điều trị không lo biến chứng.
PSG.TS Vũ Nam cho biết loại trà này có tác dụng rất tốt trong điều trị dạ dày.
Ngoài ra, trong trà dây có chứa flavonoid và tannin có tác dụng:
- Hạ huyết áp một cách từ từ, không giảm đột ngột.
- Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, tỉnh giấc nửa đêm.
- Chữa trị các bệnh mụn nhọt, viêm, ngữa, đặc biệt là nổi rôm do nóng trong người.
Với người mắc bệnh đau dạ dày thường uống trà này khoảng từ 8 – 9 ngày sẽ giảm đau rõ rệt, một số khác thì dài hơn khoảng 10 – 20 ngày mới có kết quả. Cách dùng chè dây chữa đau dạ dày còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố tình trạng bệnh trong quá trình điều trị, có 2 cách dùng trà dây chữa đau dạ dày:
Nếu trà dây của bạn chủ là lá và ngọn chè thì các bạn có thể dùng cách pha với nước nóng. Lấy khoảng 20 – 30 gam trà dây pha với 1,5 lít nước sôi, ủ khoảng từ 5 – 7 phút là có thể dùng được.
Bạn ủ là và ngon trà khoảng 5 – 7 phút là có thể dùng được.
Cách này áp dụng với những loại trà dây bạn mua về chủ yếu là thân và gốc. Lấy khoảng 50 gam trà dây khô đem sắc với 2 lít nước. Sắc đến khi nước cạn còn khoảng 0,8 – 1 lít nước, đem uống dần.
Lưu ý: Trà dây bạn chỉ nên sử dụng trong ngày và uống kiên trì đều đặn hàng ngày.
Với trà dây nhiều thân và gốc thì bạn nên sắc lấy nước uống.
- Không nên uống nước trà dây khi đói.
- Nên dùng nồi đất hoặc nồi chuyên dụng sắc trà dây. Nếu bạn dùng nồi nhôm, sắt hay inox,... có thể làm giảm công dụng của trà dây.
- Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà dây trong điều trị đau dạ dày.
- Thực hiện kiêng khem đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng trà dây quá liều cho phép.
- Mua trà dây nơi uy tín.
Hiện nay khá phổ biến chè dây Cao Bằng và chè dây Sapa. Trước khi mua trà dây bạn nên tham khảo ý kiến người thân bạn bè hay những người đã từng mua để giới thiệu địa chỉ bán chè dây uy tín. Hoặc nếu có dịp du lịch tại các vùng núi Tây Bắc, các bạn có thể mua trực tiếp trà dây Cao Bằng và trà dây Sapa tại đây. Nếu hai gợi ý trên bạn không thấy khả thi, thì bạn nên mua trà dây khô tại các hiệu thuốc Đông y có uy tín.
Bạn nên bảo quản tra nơi thoáng mát.
Giá trà dây mua tại Sapa (Lào Cai), hay tại các tỉnh Cao Bằng thường dao động khoảng 100.000 đồng/kg. Còn mua tại Hà Nội và các tỉnh khác, trà dây thường có giá khoảng 150.000 – 200.000 đồng/kg.
Vừa rồi là những chia sẻ chè dây là gì? Cách dùng trà dây chữa bệnh đau dạ dày, hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình điều trị bệnh. Like và comment bài viết nếu bạn thấy hữu ích.
Đừng quên theo dõi trang Blog PasGo – Đặc sản vùng miền để khám phá thêm nhiều điều lý thú của ẩm thực Việt Nam.
_Khánh An_
Có thể bạn quan tâm:
Cách nấu chè bưởi cực ngon GIÒN SẦN SẬT không bị đắng đơn giản ngay tại nhà
5 loại kẹo dừa Bến Tre làm quà tốt nhất và địa chỉ mua chính hiệu
3 loại đặc sản chè Thái Nguyên vùng Tân Cương ngon nổi tiếng và giá bán.