maitt- 19/09/2016
Thứ nhất kim chi, thứ nhì kimbab Với những người mê món Hàn, Kimbab, hay gimbab là món ăn không thể không biết,...
Cũng không thể chưa từng ăn, nhưng ít ai biết, đây không chỉ là món ăn phổ biến của người Hàn, mà nó còn mang trong mình ý nghĩa về một món ăn của yên thương.
Mình là Hoài, nhân viên văn phòng trong một công ty xuất nhập khẩu Hàn Quốc tại Ba Đình. Mình đến Sochu Láng Hạ vào một ngày buổi trưa, không quá nắng, mỗi năm, văn phòng tôi lại rủ nhau đi ăn những món Hàn một lần, như một “truyền thống” của phòng, không chỉ để mọi người thân nhau hơn, mà còn là một dịp thoải mái, ai cũng thích.
Nếu mọi năm vẫn ăn ở những nhà hàng Hàn truyền thống thì năm nay chúng tôi chọn Sochu, không chỉ bởi chỗ này khá gần công ty, ở ngay Láng Hạ, mà còn bởi ở đây cũng có không ít món Hàn truyền thống khá ngon miệng.
Sochu ở ngay Láng Hạ, view đẹp và đi gần
Nơi này khá đông khách, nên khi tới, chúng tôi phải đặt bàn trước. Sau khi được xếp chỗ bắt đầu gọi món, cả nhóm ăn buffet nướng truyền thống, gọi thêm gimbab ăn đầu tiên và kết thúc luôn là mì soba.
Bàn buffet truyền thống của Sochu khá “bắt mắt”
Có thể bạn quan tâm |
Hẳn bạn thấy Gimbab và Sushi nhật có nhiều điểm giống nhau, đây cũng là lý do khiến nhiều người cho rằng Gimbab có nguồn gốc từ Nhật Bản và du nhập vào Hàn Quốc trong khoảng thời gian Nhật chiếm đóng Triều Tiên.
Gimbab từng được cho là “chỉ một đoạn nhạc Hàn Quốc trên sushi”
Món ăn này xuất phát từ món Futomaki (còn gọi là sushi maki) – một loại cơm cuộn Nhật Bản nhưng sự khác nhau chính là các nguyên liệu bên trong Gimbab đều là nguyên liệu chín, trong khi nguyên liệu làm Futomaki là thanh cua hoặc cá.
Một số giải thiết khác cho rằng món ăn này đã từng được ghi lại trong lịch sử từ thới dại Goryeo và việc sử dụng các miếng rong biển khô (laver) sớm nhất vào thời Silla. Việc sử dụng các laver để bọc cơm lại được cho là bắt đầu từ Trung Quốc rồi truyền qua Hàn Quốc và đến Nhật Bản, nơi nó được phát triển thành sushi maki sau đó.
Trung Quốc và Nhật Bản đều "giành nhau" để được là nơi xuất sứ của Gimbab
“Kim” là tên gọi của rong biển khô, “bap” chỉ đơn giản là cơm. Tên gọi của “kimbab” chỉ mang ý nghĩa đơn gian là “cơm gói trong rong biển”. Với cùng một kích thước của tấm lá rong biển nhưng sushi maki chỉ cắt thành 6 miếng trong khi kimbab được cắt thành 12 khoanh.
Món Gimbab cầu vồng xuất hiện ngay từ đầu tên bàn tiệc nướng Sochu
Không phải ngẫu nhiên mà các cô gái Hàn quốc hay làm tặng các chàng trai của mình món kimbab, và cũng không phải ngẫu nhiên mà món ăn này lại màu sắc đến vậy. Ở Hàn Quốc, Gimbab là món ăn được ăn phổ biến hàng ngày, bởi không chỉ cách làm đơn giản, nhanh chóng.
Nguyên liệu làm nhân Gimbab tới 70% là các loại rau củ, vậy nên, món ăn nhày đem tới cảm giác thanh nhẹ mà không quá no. Hầu như Gimbab có mặt trong mọi bữa ăn của người Hàn, từ những bữa cơm gia đình đến những buổi dã ngoại, ăn trưa, ăn nhẹ cùng với kim chi hoặc danmuji.
Một miếng Gimbab thanh nhẹ không những giúp bạn không bị rỗng dạ dày trước khi thưởng thức các món nướng tại Sochu
Linh hồn của Gimbab là cơm gạo trắng trộn với ít muối và dầu vừng, khác với cơm cho sushi maki là cơm nhật giấm. Phần nhân bên trong được làm từ những nguyên liệu phổ thông cực dễ tìm ở bất cứ khu chợ Hàn Quốc nào. Bởi thế, nếu kim chi là món ăn đại diện cho Hàn Quốc truyền thống thì Gimbab là hiện thân cho một Hàn Quốc bình dân và gần gũi.
Món Gimbab tại Sochu – Món ăn hiện thân cho một Hàn Quốc bình dân và gần gũi
Chính bởi sự gần gũi, và mọi người thường đem Gimbab đi ăn trong những bữa dã ngoại cùng nhau hoặc gói chúng vào trong những set cơm hộp dành cho bữa trưa như lời gửi gắm yêu thương từ người làm cho người thưởng thức.
Món Gimbab ngon miệng, no và nhẹ bụng với phần nhân rực rỡ như cầu vồng cũng luôn khiến người nhận thấy hạnh phúc bởi họ nhận được món quà từ tình yêu và sự quan tâm chân thành và giản dị.
Bên cạnh kim chi, Tobokki, Gimbab là món ăn xuất hiện nhiều nhất trên phim Hàn
Đây cũng là lý do mỗi khi đi ăn món Hàn Quốc cùng cả nhóm, Gimbab luôn là món ăn không thể thiếu, dù mỗi người sẽ chỉ cần ăn 1-2 miếng, bởi đây là cách để thể hiện và truyền đi thông điệp về sự gắn kết ở công ty.
Thu Hoài
----------------------
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ: