Bảo quản sứa biển, sứa khô tươi lâu đúng cách

Ngày cập nhật:19/11/2021

Sứa là một trong những loài động vật không xương sinh sống trong môi trường nước mặn đặc biệt là môi trường biển. Sứa không những dùng để chiến biến làm các món ăn ngon mà còn được dùng để chế biến thành những bài thuốc quý, hỗ trợ điều trị các loại bệnh về tim mạch, ho đàm, hỗ trợ tăng trí nhớ ... Chính vì vật chúng ta cần phải biết được cách bảo quản sứa đúng cách sap cho sứa không bị mềm, dùng được lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.


Mục lục

Cách bảo quản sưa

Cách bảo quản sứa được lâu hơn 

Sứa thường được bảo quản bằng tủ lạnh nhưng phải bảo quản như thế nào cho đúng cách, ngoài bảo quản bằng tủ lạnh thì còn cách bảo quản nào khác không? Bảo quản như thế nào để khi chế biến và ăn Sứa không còn độc tố gây ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé.

1. Cách chọn mua sứa ngon

- Đối với sứa tươi khi mua chúng ta hãy chọn con sứa có thịt dày màu hồng nhạt, thịt sứa không bị mềm nhũn, không có dấu hiệu chảy nước và không bị bết dính.

- Đối với sứa bịch đóng túi nên mua những nơi có nguồn gốc, tem mác rõ ràng, thông tin về nhà sản xuất, hạn sử dụng minh bạch.Khi sờ vào thịt sứa vẫn còn độ dẻo mềm chứ không khô và cứng.

- Không nên tự đánh bắt và chế biến sứa mà không tìm hiểu trước cách sơ chế và chế biến, xử lý chất độc còn đọng lại trong sứa.

mua sứa ngon

Cách mua sứa ngon

2. Cách sơ chế sứa an toàn và sạch nhất

- Sứa tươi sau khi mua về đem đi rửa sạch, mổ con sứa ra để loại bỏ các chất độc có trong thịt sứa, trong trâm ban của sứa

- Sau đó cắt sứa ra thành từng miếng vừa phải rửa sứa cho bớt nhớt sau đó mang sứa đi ngâm trong chậu nước muối pha loãng thêm chút phèn chua để sứa giữ được nước và không bị teo tóp. Qúa trình này chúng ta nên ngâm đi ngâm lại nhiều lần để sứa được sạch nhất và an toàn nhất khi chế biến. Hoặc chúng ta có thể làm sạch sứa theo cách truyền thống của người dân vùng biển đó là ngâm sứa với lá ổi, vỏ sú vẹt, củ nâu giã nhỏ để tránh việc ngâm với phèn chua không được đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.

- Ngâm thịt sứa đến khi thấy thịt sứa chuyển sang màu đỏ (vàng nhạt) thì vớt ra ngâm với chậu nước lạng để loại bớt độ mặn trong sứa.

- Thái thịt sứa thành từng lát vừa ăn, trần sứa qua nước sôi hoặc ngâm với nước gừng trước khi cho vào chế biến món ăn.

sơ chế chưa

Cách sơ chế sứa an toàn

3. Cách bảo quản sứa được lâu hơn, giòn hơn và ngon hơn

- Sứa không phải có sẵn quanh năm mà chỉ khi tới mùa thì chúng ta mới có thể đánh bắt và dùng sứa được. Để có thể bảo quản sứa được lâu và gòn chúng ta chó thể thực hiện bảo quản theo 2 cách sau:

Cách 1: Ngâm sứa với muối

- Sứa sau khi đã được sơ chế sạch sẽ và cắt thành miếng vừa phải chúng ta nên xếp lại thành từng lớp trong hộp hoặc chậu và ngâm sứa với công thức 1 lớp muối một lớp sứa xen kẽ nhau và lớp cuối cùng chúng ta sẽ rải một lớp muối thật dày, tiếp đến đậy kín nắp hộp và để nơi khô ráo thoáng mát hoặc có thể để trong tủ lạnh, Khi chúng ta cần ăn thì chỉ cần lấy ra từng lớp rồi rửa sạch và ngâm nhiều lần với nước cho bớt mặn rồi chế biến tiếp.

ngâm muối

Ngâm sứa với muối

Cách 2: Ngâm sứa với phèn chua

- Khi sứa được sơ chế sạch sẽ chúng ta cũng cho sứa vào trong hộp hoặc thùng chứa, tiếp đến pha hỗn hợp nước gồm phèn chua, muối và nước sôi để nguội sau đó đổ vào trong hộp, thùng đựng sứa và đậy nắp kín lại. 

bảo quản bằng hộp

Ngâm sứa với phèn chua và bảo quản trong hộp kín

- Chúng ta sẽ áp dụng công thức cứ 500g sứa sẽ dùng 5g phèn chua và 50g muối, 100g nước sôi để nguội.

- Khi chúng ta ăn sứa tươi ngay thì phần thịt sứa sẽ không giòn, hơi mềm nhưng nếu muốn sứa được giòn thì chúng ta nên để rọng sứa trong nước một thời gian cho con sứa nhỏ lại, càng rọng nước lâu bao nhiêu thì sứa càng ngon và giòn bấy nhiêu.

- Không nên bảo quản sứa trong ngăn đông tủ lạnh vì sứa sẽ bị mất chất và nước dẫn đến sứa không tươi, ngon và dễ tăng nguy cơ nhiễm bệnh ảnh hưởng sức khỏe.

- Đối với sứa ăn liền thì chúng ta nên bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh, khi ăn chỉ việc lấy sứa ra, chắt bỏ phần nước và rửa sạch lại qua nước sôi và để ráo là chế biến được ngay. Thời gian bảo quản sứa ăn liền trong 45 - 60 ngày không nhất thiết phải ở nhiệt độ quá thấp mà chỉ cần ở 25 - 28 độ vẫn có thể giữ được.

sứa khô

Bảo quản sứa khô

Lưu ý trước khi bảo quản sứa

Trước khi cho sứa vào bảo quản trong thời gian lâu chúng ta nên nhớ ngâm sứa qua 3 - 4 lần với hỗn hợp muối, phèn chua và ngâm sứa đến khi ngả sang màu vàng nhạt hoặc đỏ nhạt rồi mới áp dụng cách bảo quản sứa.

lưu ý

Với những thông tin được chia sẻ về cách bảo quản sứa biển, sứa tươi được lâu và ngon hơn ở trên chúc các bạn sẽ có thêm cho mình thật nhiều thông tin hữu ích để có thể bảo quản được thực phẩm khó lưu giữ lâu như sứa. 

Chúc các bạn thành công với chia sẻ trên.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0